111111
Con đường Chiến thắng

Chiến thắng quyết định ở Stalingrad năm 1943 và bước ngoặt của Thế chiến II

VOV.VN - Từ thắng lợi chiến lược tại Stalingrad đầu năm đến trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử ở Kursk giữa mùa hè, Hồng quân Liên Xô đã chặn đứng thế tiến công của quân Đức và chuyển sang phản công quy mô lớn. Năm 1943 trở thành bước ngoặt mang tính quyết định, đánh dấu sự chuyển giao thế chủ động vào tay phe Đồng minh trên toàn mặt trận.

<< Thảm họa cận kề và cuộc phản công của Liên Xô thay đổi cục diện năm 1942

Từ chiến thắng Stalingrad đến giải phóng miền Nam Liên Xô

Kết thúc năm 1942, Hồng quân Liên Xô đã chuyển bại thành thắng ngoạn mục tại Stalingrad, bao vây và tiêu diệt Tập đoàn quân số 6 của Đức do Thống chế Friedrich Paulus chỉ huy. Chiến dịch Vòng tròn khởi động đầu năm 1943 đã chia cắt, tiêu diệt lực lượng phát xít còn lại tại “chảo lửa” Stalingrad. Đến ngày 2/2, toàn bộ lực lượng Đức tại đây buộc phải đầu hàng.

Chiến thắng Stalingrad không chỉ là đòn chí tử vào quân Đức mà còn làm chấn động toàn thế giới.

“Những đợt sóng phát xít đã vỡ tan trước vách đá Xô viết. Tập đoàn quân số 6 từng cuốn phăng nước Pháp như bão táp nay đã bị tiêu diệt hoàn toàn”, Lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp Maurice Thorez viết về chiến thắng Stalingrad.

Thất bại tại sông Volga buộc Cụm Tập đoàn quân A của Đức, vốn đang tiến sâu vào vùng Caucasus, phải tháo lui. Dưới sự truy kích của Hồng quân, lực lượng này rút chạy về bán đảo Taman. Chỉ trong vài tháng mùa đông ác liệt, phần lớn miền Nam Liên Xô được giải phóng.

Tháng 2/1943, binh sĩ Tập đoàn quân 46 đã hạ lá cờ quân Đức từng cắm trên đỉnh Elbrus vào mùa hè trước đó và giương cao lá cờ của Liên Xô. Đà tiến công tiếp tục như vũ bão: ngày 8/2 giải phóng Kursk, 9/2 là Belgorod, 14/2 chiếm lại Rostov-on-Don. Đích tiếp theo là Kharkov, “thủ đô thứ hai” của Ukraine.

Dù bị đẩy lùi, Bộ chỉ huy Đức Quốc xã vẫn quyết giữ Kharkov. Theo hồi ký của Nguyên soái Liên Xô Kirill Moskalenko, quân Đức hiểu rằng mất Kharkov đồng nghĩa với nguy cơ đánh mất toàn bộ vùng Donetsk – khu vực công nghiệp trọng yếu.

Ngày 16/2/1943, Kharkov được giải phóng, nhưng chỉ vài ngày sau, quân Đức dưới quyền Thống chế Manstein phản công mạnh mẽ. Hồng quân, do tiến quá nhanh, kéo dài tuyến tiếp vận, thiếu nhiên liệu và đạn dược, buộc phải rút lui. Đức chiếm lại Kharkov và Belgorod vào tháng 3.

“Cái tên Kharkov có sức hút kỳ lạ với toàn bộ sĩ quan và binh lính. Quân đoàn thiết giáp SS muốn dâng thành phố cho Quốc trưởng như một chiến công lớn”, Thống chế Manstein sau này kể lại.

Leningrad thoát khỏi vòng vây, Moscow không còn bị đe dọa

Ở phía Bắc, Chiến dịch Iskra (Tia lửa) diễn ra tháng 1/1943 đã phá vỡ thế phong tỏa Leningrad kéo dài gần 900 ngày. Một tuyến đường sắt được xây dựng gấp rút qua hành lang hẹp phía Nam hồ Ladoga, tiếp tế thực phẩm và đạn dược cho thành phố.

Tuy nhiên, chiến dịch lớn hơn mang tên “Sao Bắc Cực” nhằm tiêu diệt hoàn toàn Cụm Tập đoàn quân Bắc của Đức đã thất bại. Theo hồi ký của Nguyên soái Pháo binh Liên Xô Nikolai Voronov, những kế hoạch đầy tham vọng nhưng thiếu thực tiễn địa hình và hậu cần đã dẫn đến thiệt hại nặng nề mà không đạt được mục tiêu chiến lược.

“Sau những chiến thắng rực rỡ trên sông Don và sông Volga, những thất bại trên mặt trận này đáng buồn. Rõ ràng là không nên tiến hành các hoạt động quy mô lớn ở đây. Thiết bị mạnh mẽ của chúng ta cần không gian mở. Ở đây, chúng bị sa trong đầm lầy. Nhiều người tỏ ra bực bội với những người đã vạch ra những kế hoạch cho hoạt động này mà không nghiên cứu địa hình, tuyến đường liên lạc và các đặc điểm khí hậu. Chúng tôi đã mất nhiều người và vô số đạn dược trong những tình huống không khả quan”, Nguyên soái Voronov kể lại trong hồi ký.

Vào mùa xuân năm 1943, mối nguy hiểm đối với thủ đô Moscow cuối cùng cũng biến mất. Suốt hơn một năm, quân Đức cố thủ tại khu vực Rzhev-Vyazma, chỉ cách Moscow 200 km, và đẩy lùi mọi nỗ lực tấn công của Hồng quân nhằm đánh bật họ khỏi đây. Tuy nhiên, sau thất bại tại Stalingrad và trước làn sóng phản công dữ dội của Liên Xô, quân Đức buộc phải từ bỏ khu vực chiến lược này, qua đó rút ngắn đáng kể chiều dài chiến tuyến, giảm áp lực về hậu cần và lực lượng.

Chiến dịch Kursk - thất bại quyết định của quân Đức

Ngày 5/7/1943, Trận Kursk, trận chiến tăng lớn nhất trong lịch sử, chính thức bắt đầu. Hơn 2 triệu quân, 6.000 xe tăng và pháo tự hành, cùng 4.000 máy bay tham chiến từ cả hai phía.

Chiến lược Đức đặt ra là tung hai mũi vu hồi bao vây lực lượng Hồng quân ở Kursk. Nhưng lực lượng Liên Xô đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Quân Đức chỉ tiến được khoảng 10km trước khi bị chặn đứng.

Trung đội trưởng súng cối Yevgeny Okishev nhớ lại: “Trận chiến căng thẳng đến mức tôi thầm mong bị thương hay thậm chí hy sinh để chấm dứt cảm giác căng thẳng cực độ. Trời nắng như thiêu đốt, không có gì để ăn, chiến hào trên đồi thì bị bắn phá liên tục”.

Ngày 17/7, Hồng quân phản công, buộc quân Đức rút về vị trí ban đầu.

“Chúng tôi gánh chịu thất bại mang tính quyết định. Lực lượng thiết giáp bị tổn thất nặng, không thể phục hồi trong thời gian ngắn. Từ đó về sau, không còn ngày nào yên ổn trên Mặt trận phía Đông. Quân Liên Xô đã hoàn toàn nắm thế chủ động”, Thống chế Heinz Guderian của Đức thừa nhận.

Sông Dnieper - tiền tuyến mới trong cuộc phản công của Liên Xô

Sau thắng lợi Kursk, quân đội của Liên Xô đã hoàn toàn nắm thế chủ động. Tháng 8, họ tái chiếm Kharkov, xuyên thủng tuyến phòng thủ Mius ở vùng Donbass. Sang tháng 9, họ đẩy quân Đức ra khỏi bán đảo Taman, dồn về Crimea, đồng thời giải phóng Smolensk và tiến vào lãnh thổ Belorussia (Belarus ngày nay).

Trước sức ép mạnh mẽ, quân Đức phải rút lui về phòng tuyến sông Dnieper, nơi hệ thống công sự kiên cố mang tên “Bức tường phía Đông” đang được gấp rút xây dựng. Theo Adolf Hitler, đây là tuyến phòng thủ then chốt nhằm “bảo vệ châu Âu khỏi chủ nghĩa Bolshevik”.

Nhưng lực lượng Liên Xô không cho quân địch cơ hội củng cố. Họ truy kích sát gót, vượt sông và lập các đầu cầu vững chắc. Dù vậy, chiến dịch đổ bộ đường không lớn vào khu vực đã thất bại nghiêm trọng do sai sót trong khâu tổ chức. Phần lớn lính dù thiệt mạng hoặc bắt sống, số ít còn lại gia nhập lực lượng du kích hoạt động sau lưng địch.

“Chúng tôi nhảy dù xuống giữa 6 sư đoàn và 2 quân đoàn thiết giáp địch. Chúng tôi vừa rơi khỏi bầu trời là bước vào trận chiến và hy sinh ngay trên không trung. Mọi thứ chìm trong biển lửa, đêm hóa thành ngày”, binh sĩ Liên Xô Pyotr Nezhivenko nhớ lại.

Đến cuối mùa thu, gần như toàn bộ tả ngạn sông Dnieper được giải phóng. Ngày 6/11/1943, quân đội Liên Xô tiến vào Kiev, giải phóng thủ đô của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine.

Hội nghị Tehran - thế giới mới bắt đầu hình thành

Cuối tháng 11/1943, ba nhà lãnh đạo của Liên Xô, Anh và Mỹ là Stalin, Churchill và Roosevelt lần đầu gặp nhau trực tiếp tại Hội nghị Tehran. Với thế chủ động trên chiến trường từ Stalingrad, Kursk tới Guadalcanal, các nước Đồng minh xác định chiến thắng trước phe Trục chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hội nghị thống nhất việc mở mặt trận thứ hai tại Pháp vào năm sau và Liên Xô cam kết sẽ tham chiến chống Nhật sau khi đánh bại Đức. Đồng thời, các nhà lãnh đạo đã bắt đầu thảo luận nghiêm túc về trật tự thế giới sau chiến tranh.

linh_lien_xo_bao_ve_smolensk.jpg

Liên Xô chặn đứng cuộc tấn công chớp nhoáng của Đức năm 1941

VOV.VN - Mở đầu cuộc chiến tranh vệ quốc với những thất bại nặng nề, Liên Xô như đứng bên bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, sức kháng cự kiên cường cùng chiến lược phòng ngự chiều sâu đã từng bước đánh bại chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức, tạo tiền đề quan trọng cho thắng lợi của Mặt trận phía Đông trong Thế chiến II.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

“Con đường Chiến thắng” của Liên Xô trước phát xít Đức trong Thế chiến II
“Con đường Chiến thắng” của Liên Xô trước phát xít Đức trong Thế chiến II

VOV.VN - Kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít là dịp để nhìn lại hành trình khốc liệt nhưng đầy kiêu hãnh của Hồng quân Liên Xô – lực lượng đã góp phần quyết định vào việc đập tan chủ nghĩa phát xít, giải phóng châu Âu và thay đổi trật tự thế giới.

“Con đường Chiến thắng” của Liên Xô trước phát xít Đức trong Thế chiến II

“Con đường Chiến thắng” của Liên Xô trước phát xít Đức trong Thế chiến II

VOV.VN - Kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít là dịp để nhìn lại hành trình khốc liệt nhưng đầy kiêu hãnh của Hồng quân Liên Xô – lực lượng đã góp phần quyết định vào việc đập tan chủ nghĩa phát xít, giải phóng châu Âu và thay đổi trật tự thế giới.

Cách Liên Xô chống lại các vệ tinh do thám của Mỹ
Cách Liên Xô chống lại các vệ tinh do thám của Mỹ

VOV.VN - Vào những năm 80 của thế kỷ XX, giới diều hâu Mỹ tuyên bố bắt đầu chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao”. Người Mỹ đã lên kế hoạch phóng các vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất thấp có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo của Liên Xô, buộc Moscow tìm các phương pháp đối phó.

Cách Liên Xô chống lại các vệ tinh do thám của Mỹ

Cách Liên Xô chống lại các vệ tinh do thám của Mỹ

VOV.VN - Vào những năm 80 của thế kỷ XX, giới diều hâu Mỹ tuyên bố bắt đầu chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao”. Người Mỹ đã lên kế hoạch phóng các vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất thấp có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo của Liên Xô, buộc Moscow tìm các phương pháp đối phó.

Điều gì đã xảy ra sau khi Liên Xô ngỏ ý muốn gia nhập NATO?
Điều gì đã xảy ra sau khi Liên Xô ngỏ ý muốn gia nhập NATO?

VOV.VN - 70 năm trước, Liên Xô từng ngỏ ý muốn gia nhập NATO và sớm kết thúc cuộc cạnh tranh an ninh thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu. Ít nhất 3 lần Moscow bày tỏ mong muốn gia nhập liên minh quân sự nhưng đều bị từ chối.

Điều gì đã xảy ra sau khi Liên Xô ngỏ ý muốn gia nhập NATO?

Điều gì đã xảy ra sau khi Liên Xô ngỏ ý muốn gia nhập NATO?

VOV.VN - 70 năm trước, Liên Xô từng ngỏ ý muốn gia nhập NATO và sớm kết thúc cuộc cạnh tranh an ninh thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu. Ít nhất 3 lần Moscow bày tỏ mong muốn gia nhập liên minh quân sự nhưng đều bị từ chối.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao