111111

“Con đường Chiến thắng” của Liên Xô trước phát xít Đức trong Thế chiến II

VOV.VN - Kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít là dịp để nhìn lại hành trình khốc liệt nhưng đầy kiêu hãnh của Hồng quân Liên Xô – lực lượng đã góp phần quyết định vào việc đập tan chủ nghĩa phát xít, giải phóng châu Âu và thay đổi trật tự thế giới.

Từ khi bị tấn công bất ngờ vào năm 1941 đến ngày cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức năm 1945, hành trình “Con đường Chiến thắng” là chuỗi những trận đánh quyết định và bước ngoặt lịch sử mang dấu ấn sâu đậm của quân đội và nhân dân Liên Xô.

1941: Liên Xô chống trả cuộc tấn công chớp nhoáng của Đức

Ngày 22/6/1941, phát xít Đức phát động Chiến dịch Barbarossa – cuộc xâm lược quy mô lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới nhằm vào Liên Xô. Trong những tháng đầu, Hồng quân chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, với tinh thần chiến đấu bền bỉ, chiến lược phòng ngự chiều sâu và sức mạnh dân tộc, Liên Xô đã chặn đứng đà tiến công của Đức tại cửa ngõ Moscow cuối năm – chiến thắng đầu tiên làm đảo lộn niềm tin “bất khả chiến bại” của Hitler.

1942: Thảm họa cận kề và bước ngoặt Stalingrad

Sau thất bại tại Moscow, quân Đức chuyển hướng tấn công xuống miền Nam, với mục tiêu đánh chiếm vùng dầu mỏ Caucasus. Stalingrad trở thành điểm nóng quyết định. Trong bối cảnh quân đội cạn kiệt nguồn lực và hậu phương bị đe dọa nghiêm trọng, Hồng quân Liên Xô đã tổ chức phản công tại Stalingrad vào cuối năm. Trận chiến kết thúc đầu năm 1943 với thất bại thảm hại của Cụm tập đoàn quân số 6 của Đức, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên mặt trận phía Đông.

1943: Stalingrad và Kursk - Thời điểm xoay chuyển cục diện chiến tranh

Năm 1943 chứng kiến Hồng quân giành thế chủ động trên toàn tuyến. Trận chiến xe tăng tại Kursk – lớn nhất trong lịch sử – kết thúc với thắng lợi quyết định của Liên Xô. Cùng với chiến dịch giải phóng Ukraine, quân đội Liên Xô lần đầu tiên chuyển hẳn sang thế tấn công chiến lược quy mô lớn, đẩy lùi phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ.

1944: Chiến dịch Bagration - Đòn hủy diệt đối với phát xít Đức

Chiến dịch Bagration – mở màn vào tháng 6/1944 – là đòn tấn công mang tính hủy diệt vào Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức tại Belarus. Chỉ trong 2 tháng, hơn 500.000 quân Đức bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Hồng quân tiến sâu 500 km, giải phóng toàn bộ Belarus, tiến vào Ba Lan, áp sát Đông Phổ và mở đường vào trung tâm châu Âu. Cùng thời điểm, Romania, Bulgaria, Phần Lan lần lượt rời bỏ phe Trục. Các chiến dịch phối hợp ở Balkan và Baltic tiếp tục mở rộng vùng giải phóng, làm sụp đổ hệ thống đồng minh của Hitler ở Đông Âu.

1945: Tổng tấn công Berlin - kết thúc chiến tranh tại châu Âu

Tháng 4/1945, sau hàng loạt chiến dịch áp sát nước Đức, Hồng quân Liên Xô tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào thủ đô Berlin. Trận đánh diễn ra ác liệt, mang tính biểu tượng cao độ. Ngày 8/5/1945, phát xít Đức chính thức đầu hàng vô điều kiện. Lá cờ chiến thắng được cắm trên tòa nhà Quốc hội Đức là minh chứng cho cái kết của một trong những cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử loài người.

Hành trình 5 năm “Con đường Chiến thắng” của Liên Xô là bản hùng ca của ý chí, chiến lược và sự hy sinh. Từ thế yếu ban đầu, Hồng quân đã từng bước giành lại lãnh thổ, giải phóng châu Âu và đập tan chủ nghĩa phát xít – mối đe dọa lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XX.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Cách Ukraine biến tiêm kích huấn luyện thời Liên Xô thành chiến đấu cơ đáng gờm
Cách Ukraine biến tiêm kích huấn luyện thời Liên Xô thành chiến đấu cơ đáng gờm

VOV.VN - Trong một động thái nhằm giải quyết sự khan hiếm về phương tiện chiến đấu, thời gian gần đây Ukraine đã nâng cấp 9 máy bay MiG-29UB Fulcrum-B vốn được dùng để huấn luyện, thành máy bay chiến đấu để chống lại các cuộc không kích ngày càng dữ dội của Nga.

Cách Ukraine biến tiêm kích huấn luyện thời Liên Xô thành chiến đấu cơ đáng gờm

Cách Ukraine biến tiêm kích huấn luyện thời Liên Xô thành chiến đấu cơ đáng gờm

VOV.VN - Trong một động thái nhằm giải quyết sự khan hiếm về phương tiện chiến đấu, thời gian gần đây Ukraine đã nâng cấp 9 máy bay MiG-29UB Fulcrum-B vốn được dùng để huấn luyện, thành máy bay chiến đấu để chống lại các cuộc không kích ngày càng dữ dội của Nga.

Ukraine gây bất ngờ khi lắp bệ phóng Patriot của Mỹ trên xe tải thời Liên Xô
Ukraine gây bất ngờ khi lắp bệ phóng Patriot của Mỹ trên xe tải thời Liên Xô

VOV.VN - Mới đây, một bức ảnh về bệ phóng tên lửa M901 Patriot của Mỹ được lắp trên xe tải KrAZ-260 của Ukraine đã xuất hiện trên mạng xã hội X. Hình ảnh hiếm hoi này "cho thấy sự khéo léo và khả năng thích ứng" của quân đội Ukraine trên chiến trường.

Ukraine gây bất ngờ khi lắp bệ phóng Patriot của Mỹ trên xe tải thời Liên Xô

Ukraine gây bất ngờ khi lắp bệ phóng Patriot của Mỹ trên xe tải thời Liên Xô

VOV.VN - Mới đây, một bức ảnh về bệ phóng tên lửa M901 Patriot của Mỹ được lắp trên xe tải KrAZ-260 của Ukraine đã xuất hiện trên mạng xã hội X. Hình ảnh hiếm hoi này "cho thấy sự khéo léo và khả năng thích ứng" của quân đội Ukraine trên chiến trường.

Đặc phái viên Mỹ: Vũ khí hạt nhân ở Ukraine sau khi Liên Xô tan rã là của Nga
Đặc phái viên Mỹ: Vũ khí hạt nhân ở Ukraine sau khi Liên Xô tan rã là của Nga

VOV.VN - Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về các nhiệm vụ đặc biệt, ông Richard Grenell, nói rằng vũ khí hạt nhân mà Ukraine từng có trên lãnh thổ của mình và đã từ bỏ sau khi Liên Xô tan rã là thuộc về Moscow chứ không phải Kiev và đây là một “sự thật khó chối bỏ”.

Đặc phái viên Mỹ: Vũ khí hạt nhân ở Ukraine sau khi Liên Xô tan rã là của Nga

Đặc phái viên Mỹ: Vũ khí hạt nhân ở Ukraine sau khi Liên Xô tan rã là của Nga

VOV.VN - Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về các nhiệm vụ đặc biệt, ông Richard Grenell, nói rằng vũ khí hạt nhân mà Ukraine từng có trên lãnh thổ của mình và đã từ bỏ sau khi Liên Xô tan rã là thuộc về Moscow chứ không phải Kiev và đây là một “sự thật khó chối bỏ”.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao