111111
Con đường Chiến thắng

Liên Xô chặn đứng cuộc tấn công chớp nhoáng của Đức năm 1941

VOV.VN - Mở đầu cuộc chiến tranh vệ quốc với những thất bại nặng nề, Liên Xô như đứng bên bờ vực sụp đổ. Tuy nhiên, sức kháng cự kiên cường cùng chiến lược phòng ngự chiều sâu đã từng bước đánh bại chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức, tạo tiền đề quan trọng cho thắng lợi của Mặt trận phía Đông trong Thế chiến II.

Rạng sáng 22/6/1941, phát xít Đức bất ngờ phát động Chiến dịch Barbarossa - cuộc tấn công toàn diện vào Liên Xô. Không quân Đức nhanh chóng giành quyền kiểm soát bầu trời khi ném bom các sân bay Liên Xô, tạo điều kiện cho các mũi bộ binh tiến sâu theo 3 hướng: Moscow, Leningrad và Kiev.

Sự bất ngờ của quân địch khiến một số đơn vị Hồng quân không kịp phản ứng. Trên các chiến tuyến, quân Đức tiến công với tốc độ chóng mặt: chiếm Vilnius (24/6), Minsk (28/6) và Riga (1/7). Các binh sĩ thuộc Phương diện quân Tây của Liên Xô chịu tổn thất nghiêm trọng trong trận Belostok-Minsk. Tư lệnh Dmitry Pavlov cùng nhiều sĩ quan bị địch bắt và xử tử.

Tổn thất nặng nề và phản ứng chiến lược của Liên Xô

Tại Ukraine, trận chiến xe tăng lớn đầu tiên trong Thế chiến II nổ ra quanh các khu vực Lutsk, Dubno và Brody. Dù số lượng xe tăng của Phương diện quân Tây Nam nhiều gấp 3 lần đối phương, nhưng những sai lầm trong chỉ huy, thông tin liên lạc và tình báo đã khiến họ chịu thất bại nặng nề.

Tuy nhiên, không phải mọi hướng tấn công của Đức đều thành công. Tại Bắc Cực, quân Đức không thể chiếm được cảng Murmansk - mắt xích quan trọng trong chuỗi tiếp vận viện trợ sau này.

“Chúng tôi đã được hứa hẹn sẽ chiếm Kandalaksha trong 12 ngày và đến được Bạch Hải, nhưng 6 tháng trôi qua, chúng tôi vẫn chưa làm được điều đó. Tinh thần của chúng tôi bắt đầu xuống dốc. Không ai ngờ rằng người Nga lại kháng cự ngoan cường như vậy”, một binh sĩ của Đức kể lại vào tháng 1/1942.

Từ tháng 7-9/1941, trận đánh khốc liệt ở Smolensk khiến Liên Xô tổn thất hơn 750.000 quân, nhưng đồng thời làm chậm bước tiến của quân Đức trong 2 tháng.

Lúc này, các chỉ huy của Đức bắt đầu nghi ngờ liệu có thể chiếm được Moscow trước khi thời tiết lạnh giá ập đến hay không.

“Chúng ta đã đánh giá thấp Liên Xô, một quốc gia đã có chủ ý chuẩn bị cho chiến tranh”, Tham mưu trưởng Lục quân Đức Franz Halder đã thừa nhận như vậy trong nhật ký ngày 11/8/1941.

Kiev thất thủ, Leningrad bị phong tỏa

Khi những trận chiến chống phát xít Đức diễn ra ở phần châu Âu của Liên Xô, các nhà lãnh đạo nước này cũng quyết bảo vệ biên giới phía Nam. Ngày 25/8, Liên Xô và Anh mở chiến dịch quân sự “Consent” vào Iran, lật đổ Shah Reza Pahlavi thân Đức và thiết lập hành lang vận tải chiến lược vào Liên Xô theo chương trình Cho mượn-Cho thuê (Lend-Lease) từ các đồng minh.

Cũng trong tháng 8, Kiev có nguy cơ bị bao vây nhưng lãnh đạo Liên Xô vẫn kiên quyết giữ thủ đô Ukraine. Kết quả là vào giữa tháng 9, bốn tập đoàn quân Liên Xô bị bao vây, gần 500.000 binh sĩ bị bắt, Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam Mikhail Kirponos và một số chỉ huy quân sự cấp cao tử trận trong nỗ lực đột phá.

Tổn thất của Phương diện quân Tây Nam đã cho phép quân Đức tiếp tục tiến sâu vào Donbass và Crimea. Cuối tháng 10, đội quân của Thống chế Erich von Manstein đã đột phá vào bán đảo. Tuy nhiên, quân Đức không thể chiếm Sevastopol ngay lập tức. Cuộc bao vây căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen kéo dài tới 250 ngày.

Ở Baltic, Cụm tập đoàn quân Bắc của Đức đã tiến đến bờ biển Vịnh Phần Lan vào đầu tháng 8 và bao vây Tallinn - căn cứ chính của Hạm đội Baltic Liên Xô.

Vào những ngày cuối tháng, trong nỗ lực rút lui về phía Leningrad, Hạm đội Baltic buộc phải vượt qua các bãi mìn dày đặc do Đức và Phần Lan rải. Cuộc hành trình được biết đến với tên gọi “Hành lang Tallinn” đã khiến hạm đội phải trả giá đắt: 60 tàu bị đánh chìm.

Đến ngày 8/9, quân Đức chiếm Shlisselburg, hoàn tất vòng vây Leningrad từ đất liền. Thành phố bị quân Phần Lan phong tỏa từ phía Bắc, khiến hơn 3 triệu dân và hầu hết lực lượng của Hạm đội Baltic bị cô lập.

Ngày 8/9, quân Đức chiếm được thành phố Shlisselburg bên bờ hồ Ladoga, hoàn tất việc phong tỏa Leningrad từ phía đất liền. Ở phía bắc, quân Phần Lan cũng đã chốt chặn, siết chặt gọng kìm vây hãm. Khoảng nửa triệu binh sĩ Hồng quân, gần như toàn bộ lực lượng của Hạm đội Baltic cùng với gần 3 triệu dân thường mắc kẹt trong thành phố.

Leningrad khi ấy chỉ còn duy nhất một con đường liên lạc với hậu phương – tuyến vận tải đường thủy băng qua hồ Ladoga, được biết đến với cái tên “Con đường sự sống”. Chính qua tuyến đường này, lương thực đã được chuyển vào Leningrad và người dân được sơ tán ra ngoài. Tuy nhiên, cả tuyến vận tải đường thủy lẫn máy bay tiếp tế đều không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của một thành phố với quy mô dân số khổng lồ như vậy. Mùa đông năm 1941, Leningrad rơi vào nạn đói trầm trọng.

Chiến dịch Moscow – bước ngoặt của năm 1941

Tháng 10/1941, phát xít Đức khởi động Chiến dịch Typhoon – tổng tấn công Moscow. Các chỉ huy của Liên Xô phán đoán sai hướng tấn công, dẫn đến thảm họa tại Vyazma, nơi 700.000 đến 900.000 binh sĩ Liên Xô bị bắt hoặc thiệt mạng.

Trong vài ngày, Moscow rơi vào cảnh hỗn loạn: dân cư tháo chạy, nạn cướp bóc và trộm cắp hoành hành. Tuy nhiên, đường tiến vào trái tim Liên Xô không phải là một cuộc dạo chơi.

Nhờ sức kháng cự ngoan cường cùng các đợt phản công liên tục, Hồng quân đã khiến lực lượng Đức dần kiệt sức. Nhiều binh sĩ từng dày dạn trận mạc qua các chiến dịch Ba Lan và Pháp đã bỏ mạng trong các trận đánh đẫm máu. Các tuyến đường tiếp cận Moscow bị rải mìn dày đặc khiến xe tăng Đức khó tiếp cận, trong khi giá rét làm hàng loạt ngựa chết và làm gián đoạn chuỗi tiếp tế.

Trong khi quân Đức mù mờ về tình hình, tin rằng một cú đột kích cuối cùng sẽ hạ gục Moscow, thì tại thủ đô, các đơn vị dự bị Hồng quân âm thầm được tập kết.

Ngày 5-6/12, Hồng quân Liên Xô phát động phản công toàn tuyến, đẩy lùi quân Đức khỏi Moscow hàng trăm km. Ở một số khu vực, quân Đức tháo chạy trong hỗn loạn.

Tức giận trước thất bại, Hitler lập tức cách chức Tổng tư lệnh Lực lượng Lục quân Walther von Brauchitsch và Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Fedor von Bock.

Chỉ huy Tập đoàn quân xe tăng số 2, Heinz Guderian cay đắng thừa nhận: “Chiến dịch Moscow đã thất bại”.

Thắng lợi tại Moscow có tầm quan trọng to lớn đối với cả Liên Xô và các quốc gia khác tham gia vào liên minh chống Hitler. Nó cho thấy phát xít Đức không phải là lực lượng bất khả chiến bại. Tuy nhiên, chiến tranh còn tiếp diễn, và những thách thức của năm 1942, với Stalingrad và các mặt trận mới, sẽ còn khốc liệt hơn nhiều.

>> Thảm họa cận kề và cuộc phản công của Liên Xô thay đổi cục diện năm 1942

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Cách Liên Xô chống lại các vệ tinh do thám của Mỹ
Cách Liên Xô chống lại các vệ tinh do thám của Mỹ

VOV.VN - Vào những năm 80 của thế kỷ XX, giới diều hâu Mỹ tuyên bố bắt đầu chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao”. Người Mỹ đã lên kế hoạch phóng các vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất thấp có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo của Liên Xô, buộc Moscow tìm các phương pháp đối phó.

Cách Liên Xô chống lại các vệ tinh do thám của Mỹ

Cách Liên Xô chống lại các vệ tinh do thám của Mỹ

VOV.VN - Vào những năm 80 của thế kỷ XX, giới diều hâu Mỹ tuyên bố bắt đầu chương trình “Chiến tranh giữa các vì sao”. Người Mỹ đã lên kế hoạch phóng các vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất thấp có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo của Liên Xô, buộc Moscow tìm các phương pháp đối phó.

Sự cố khiến Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc năm 1983
Sự cố khiến Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc năm 1983

VOV.VN - Một loạt báo cáo về tình trạng gây nhiễu GPS thời gian gần đây dẫn đến hàng nghìn chuyến bay bị gián đoạn, gây lo ngại về an toàn hàng không. Các chuyên gia quân sự cho rằng, điều này cũng có thể đã từng dẫn tới vụ Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc năm 1983.

Sự cố khiến Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc năm 1983

Sự cố khiến Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc năm 1983

VOV.VN - Một loạt báo cáo về tình trạng gây nhiễu GPS thời gian gần đây dẫn đến hàng nghìn chuyến bay bị gián đoạn, gây lo ngại về an toàn hàng không. Các chuyên gia quân sự cho rằng, điều này cũng có thể đã từng dẫn tới vụ Liên Xô bắn hạ máy bay chở khách Hàn Quốc năm 1983.

Điều gì đã xảy ra sau khi Liên Xô ngỏ ý muốn gia nhập NATO?
Điều gì đã xảy ra sau khi Liên Xô ngỏ ý muốn gia nhập NATO?

VOV.VN - 70 năm trước, Liên Xô từng ngỏ ý muốn gia nhập NATO và sớm kết thúc cuộc cạnh tranh an ninh thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu. Ít nhất 3 lần Moscow bày tỏ mong muốn gia nhập liên minh quân sự nhưng đều bị từ chối.

Điều gì đã xảy ra sau khi Liên Xô ngỏ ý muốn gia nhập NATO?

Điều gì đã xảy ra sau khi Liên Xô ngỏ ý muốn gia nhập NATO?

VOV.VN - 70 năm trước, Liên Xô từng ngỏ ý muốn gia nhập NATO và sớm kết thúc cuộc cạnh tranh an ninh thời Chiến tranh Lạnh ở châu Âu. Ít nhất 3 lần Moscow bày tỏ mong muốn gia nhập liên minh quân sự nhưng đều bị từ chối.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao