111111

Giảm nghèo ở Đắk Nông: Khi chính sách đến đúng người, đúng cách

VOV.VN - Chính sách đúng và đến đúng đối tượng, cùng với sự nỗ lực của người dân, hành trình giảm nghèo ở Đắk Nông đang bước từng bước vững chắc, trở thành nền tảng để triển khai hiệu quả giai đoạn tiếp theo khi Đảng và Nhà nước tiếp tục hỗ trợ.

Với hơn 1/3 dân là đồng bào dân tộc thiểu số, Đắk Nông đặc biệt quan tâm công tác giảm nghèo. Với nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia cùng cách làm cầm tay chỉ việc, hàng nghìn hộ dân đã được hỗ trợ sinh kế, thay đổi tư duy sản xuất. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm mạnh, đời sống người dân ngày càng được nâng lên.

Tranh thủ nắng ráo sau đợt mưa kéo dài, chị Thị P’lông cùng chồng lên đám rẫy ở bon Bu Prăng 1A, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức để hái tỉa quả mắc ca. Chị Thị P'lông cho biết, vườn cây được trồng hơn 6 năm trước từ nguồn giống do nhà nước hỗ trợ. Từ đó chị mở rộng dần, và hơn một nửa số cây đã cho thu hoạch. Chị Thị P’lông chia sẻ, mắc ca bây giờ là mặt hàng đặc sản ở bon Bu Prăng. Bà con đã biết tự sơ chế, sấy chín, đóng gói, ship bán rộng khắp cho khách hàng và đang tính chuyện xây dựng thành sản phẩm OCOP của địa phương.

“Sau 6 năm phát triển, hiện vườn cây rộng 1,2 ha có trên 300 cây, 2/3 đã và đang cho thu hoạch. Mỗi năm thu về khoảng 80-100 triệu đồng. Mắc ca của bà con ở bon Bu Prăng 1A cũng đang được cấp ngành hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP đặc sản của Tuy Đức", chị Thị P'lông cho hay. 

Cách bon Bu Prăng 1A khoảng 4 km là bon Bu Prăng 2A, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức. Trong khu chuồng rộng 20 m², chị Thị Thảo đang cân bán lứa gà thịt thứ ba. Chị Thị Thảo kể, đây là lứa gà được phát triển từ 90 gà mẹ giống mà Nhà nước cấp năm ngoái. Ngoài được hỗ trợ chăn nuôi, gia đình chị đươc hỗ trợ tiền để mua máy phát cỏ, bình xịt thuốc trừ sâu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tất cả các nguồn hỗ trợ đều được gia đình sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả rõ rệt. 

“Nhà mình được cấp máy phát cỏ, bình xịt thuốc sâu năm 2019; và nhận 90 gà giống và 190 kg cám cho gà ăn. Từ số gà này, mình nhân lên được 500 trăm con, đã bán 3 lứa, mỗi lần hơn 15 triệu đồng. Tiền này mình chi tiêu, đóng tiền học cho con, và mua cám tái đàn. Tới đây, mình tiếp nhận tục nhận gần 200 cây mắc ca giống theo đề án mới. Để trồng cây, mình đã phát cỏ, đào hố và ủ phân rồi. Ngoài ra, còn học hỏi thêm kỹ thuật chăm sóc mắc ca từ cán bộ xã, huyện," chị Thị Thảo phấn khởi cho biết. 

Ở huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, cùng được nâng đỡ từ các chương trình mục tiêu quốc gia như gia đình chị Thị Plông và chị Thị Thảo, có  848 hộ.  Người dân được tiếp cận 39 dự án thiết thực, từ hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị, đến khởi sự kinh doanh, đã phát huy tác dụng, giúp bà con cải thiện sinh kế, giảm nghèo rõ rệt.

Ông Nguyễn Văn Minh - Trưởng Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Tuy Đức cho biết, là huyện biên giới với gần 40 % dân là đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với sản xuất nông nghiệp. Thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, bà con không chỉ được hỗ trợ sinh kế mà được hướng dẫn toàn diện, từ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi đến hạch toán hiệu quả sản xuất:

“Phòng Dân tộc và Tôn giáo phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Nông nghiệp và UBND các xã tổ chức rà soát, đánh giá, lựa chọn đúng đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, lấy ý kiến cộng đồng để xác định hỗ trợ cây gì, con gì và thành lập tổ giám sát các dự án. Đặc biệt, chúng tôi thực hiện phương châm cầm tay chỉ việc cho từng gia đình, nhằm đảm bảo nguồn hỗ trợ luôn phát triển tốt, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân," ông Nguyễn Văn Minh thông tin thêm. 

Đắk Nông là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn ở Tây Nguyên. Toàn tỉnh hiện có hơn 695.000 người, trong đó 32% là đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc 45 cộng đồng dân cư. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Đắk Nông được Trung ương hỗ trợ trên 897 tỷ đồng triển khai các dự án giảm nghèo thiết thực, như: Hỗ trợ cơ sở hạ tầng; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; nhà ở và việc làm…

Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đánh giá, từ khi chương trình được triển khai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nông đã thay đổi căn bản, từ hệ thống cơ sở hạ tầng, trường học, đường sá đến đời sống của nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số chỉ còn 2,99%, giảm tới 4 lần so với kế hoạch do HĐND tỉnh đề ra trước nhiệm kỳ.

Trong bối cảnh sáp nhập tỉnh và việc Chính phủ sẽ phê duyệt giai đoạn 2 (2025 – 2030), bà Tôn Thị Ngọc Hạnh kiến nghị: “Địa bàn Đắk Nông hiện vẫn còn nhiều khó khăn, và việc người dân thoát nghèo chưa thực sự bền vững. Do đó, trong giai đoạn 2, khi tỉnh được sáp nhập sẽ có bước chuyển mình mới, chương trình sẽ tiếp tục được quan tâm triển khai. Tiếp nối thành công của giai đoạn 1, chương trình sẽ được phát triển bền vững hơn, giúp người dân không chỉ thoát nghèo mà còn có cơ hội làm giàu và căn bản hơn.”

Chương trình giảm nghèo ở Đắk Nông đã và đang mang lại những kết quả rõ rệt, nhờ sự sát sao của cán bộ cơ sở và cách làm “cầm tay chỉ việc”. Chính sách đúng và đến đúng đối tượng, cùng với sự nỗ lực của người dân, hành trình giảm nghèo ở Đắk Nông đang bước từng bước vững chắc, trở thành nền tảng để triển khai hiệu quả giai đoạn tiếp theo khi Đảng và Nhà nước tiếp tục hỗ trợ.

_nho_chan_nuoi_trong_cay_an_qua_ong_ka_phu_beng_o_huyen_nam_giang_da_thoat_ngheo_.jpg

Giảm nghèo ở vùng biên giới Nam Giang, Quảng Nam

VOV.VN - Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đang nhân rộng những mô hình phát triển kinh tế, tạo bước chuyển trong công tác giảm nghèo. Người dân được tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Trong 4 năm, Đắk Lắk giảm một nửa số hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số
Trong 4 năm, Đắk Lắk giảm một nửa số hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tuy còn không ít vướng mắc, nhưng chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021–2030 (giai đoạn I từ năm 2021–2025) tai Đăk Lắk đã đạt kết quả ấn tượng khi tỉnh đã giảm được một nửa số hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số so với năm 2021.

Trong 4 năm, Đắk Lắk giảm một nửa số hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số

Trong 4 năm, Đắk Lắk giảm một nửa số hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Tuy còn không ít vướng mắc, nhưng chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021–2030 (giai đoạn I từ năm 2021–2025) tai Đăk Lắk đã đạt kết quả ấn tượng khi tỉnh đã giảm được một nửa số hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số so với năm 2021.

Nỗ lực giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố Pleiku
Nỗ lực giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố Pleiku

VOV.VN - Nhiều năm nay, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững, với sự chú trọng đặc biệt đến bà con dân tộc thiểu số. Những chính sách thiết thực đã góp phần cải thiện đời sống của người dân nghèo trên địa bàn.

Nỗ lực giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố Pleiku

VOV.VN - Nhiều năm nay, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững, với sự chú trọng đặc biệt đến bà con dân tộc thiểu số. Những chính sách thiết thực đã góp phần cải thiện đời sống của người dân nghèo trên địa bàn.

Thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm tại Tây Nguyên
Thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm tại Tây Nguyên

VOV.VN - Tại các tỉnh Tây Nguyên, thuốc hóa học vẫn chiếm tỷ lệ cao trong quản lý sâu bệnh. Nguy cơ vượt ngưỡng dư lượng thuốc trên các sản phẩm cà phê, hồ tiêu, sầu riêng vẫn còn là nỗi lo cần được tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hơn.

Thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm tại Tây Nguyên

Thúc đẩy sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm tại Tây Nguyên

VOV.VN - Tại các tỉnh Tây Nguyên, thuốc hóa học vẫn chiếm tỷ lệ cao trong quản lý sâu bệnh. Nguy cơ vượt ngưỡng dư lượng thuốc trên các sản phẩm cà phê, hồ tiêu, sầu riêng vẫn còn là nỗi lo cần được tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hơn.

Nam Trung bộ - Tây Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi số hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp
Nam Trung bộ - Tây Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi số hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp

VOV.VN - Thực hiện Nghị quyết 57 về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các ngành, địa phương tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên đang đẩy mạnh chuyển đổi số từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, kết nối đồng bộ với các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc biệt là nông nghiệp, du lịch và công nghiệp chế biến.

Nam Trung bộ - Tây Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi số hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp

Nam Trung bộ - Tây Nguyên đẩy mạnh chuyển đổi số hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp

VOV.VN - Thực hiện Nghị quyết 57 về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các ngành, địa phương tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên đang đẩy mạnh chuyển đổi số từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, kết nối đồng bộ với các lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc biệt là nông nghiệp, du lịch và công nghiệp chế biến.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao