111111

Giảm nghèo ở vùng biên giới Nam Giang, Quảng Nam

VOV.VN - Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đang nhân rộng những mô hình phát triển kinh tế, tạo bước chuyển trong công tác giảm nghèo. Người dân được tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Ông Ka Phu Beng là người Cơ Tu ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Bây giờ đã trở thành hộ gia đình thu nhập khá nhưng ông vẫn chưa quên được những ngày xưa khốn khó, vợ chồng làm việc quần quật nhưng cuộc sống vẫn thiếu trước hụt sau.

Nghe lời cán bộ xã vận động và hướng dẫn cách làm ăn, ông mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để cải tạo đất vườn, trồng cây ăn quả, trồng rừng, rồi dần mở rộng chăn nuôi. Hiện nay, vườn cây căn quả của ông Ka Phu Beng có nhiều loại cây giá trị kinh tế như mít, chuối, cam, bưởi da xanh, lại thêm đàn bò sinh sản và heo, gà lúc nào cũng sẵn. Ông Ka Phu Beng được bình chọn là nông dân sản xuất giỏi của huyện.

“Gia đình tôi nuôi 6 con bò sinh sản, tháng vừa rồi bán 2 con, 7 triệu đồng mỗi con. Thu nhập thu được 80 triệu đồng/năm. Gia đình trồng cây ăn quả bán thu nhập cũng khá. Các ngành chức năng huyện Nam Giang hướng dẫn chăm sóc về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Bày cách làm căn cho các hộ dân tại địa phương. Các nguồn thu từ trồng rừng, chăn nuôi, gia đình đã khá lên, thoát nghèo. Từ đó, gia đình xây được nhà, lo cho 3 đứa con đều học đại học”, ông Ka Phu Beng chia sẻ.

Huyện Nam Giang có khoảng 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Trên địa bàn huyện có 200 mô hình nông dân làm kinh tế trang trại kết hợp nông-lâm nghiệp, phát triển kinh tế tổ hợp tác theo nhóm hộ liên kết, chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi. Nhiều hộ dân có thu nhập ổn định từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/năm.

Ông Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết, từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện Nam Giang hỗ trợ người dân xây dựng nhiều mô hình hoạt động sản xuất cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, giúp họ nâng cao thu nhập. Nhiều năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Nam Giang đã giảm đáng kể, từ 50,4% năm 2021, đến cuối năm 2024, giảm còn 25,76%. Bình quân hàng năm, số hộ nghèo giảm trên 8%.

“Trên cơ sở hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cũng như huy động các nguồn lực, huyện Nam Giang đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn. Ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất và đời sống, còn hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho đồng bào, nhất là những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới vươn lên thoát nghèo để giúp cho bà con có nguồn lực thoát nghèo bền vững. Trong đó, có các mô hình phát triển sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn giữa doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Chính vì vậy đã góp phần công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới".

Các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi tỉnh Quảng Nam được hỗ trợ sinh kế, cung ứng giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, giúp họ mở rộng quy mô sản xuất. Nhiều hộ là đồng bào dân tộc thiểu số đã cải tạo, chuyển đổi diện tích đất sản xuất không hiệu quả sang trồng cây ăn quả, trồng rừng và hình thành các mô hình trang trại chăn nuôi cho giá trị kinh tế.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Các chương trình mục tiêu của Trung ương cũng như nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi diện mạo phát triển kinh tế xã hội miền núi. Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo nhân rộng những mô hình này ra làm sao nhiều hộ dân cũng như cộng đồng dân cư, đặc biệt trên vùng miền núi thích ứng phát triển các mô hình này. Qua đó, góp phần cho việc nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững”.

z5979744705469_5f72879b876178d8317bf02eae1d02e1.jpg

Nỗ lực giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới biển

VOV.VN - Tỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào DTTS, trong đó, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer. Thời gian qua, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng bào Khmer được hỗ trợ nhà ở, đất ở, được chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ sản xuất… từ đó, giúp bà con có thêm điều kiện vươn lên, cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần đang không ngừng phát triển, khởi sắc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bắc Kạn đặt mục tiêu giảm trên 2% số hộ nghèo trong năm 2025
Bắc Kạn đặt mục tiêu giảm trên 2% số hộ nghèo trong năm 2025

VOV.VN - Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu giảm tối thiểu từ 2-2,5% số hộ nghèo trong năm nay.

Bắc Kạn đặt mục tiêu giảm trên 2% số hộ nghèo trong năm 2025

Bắc Kạn đặt mục tiêu giảm trên 2% số hộ nghèo trong năm 2025

VOV.VN - Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu giảm tối thiểu từ 2-2,5% số hộ nghèo trong năm nay.

Sơn La giảm hơn 11% số hộ nghèo trong 3 năm
Sơn La giảm hơn 11% số hộ nghèo trong 3 năm

VOV.VN - Sơn La đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm 2024. Dự kiến đến hết năm 2025 có 4 huyện thoát nghèo.

Sơn La giảm hơn 11% số hộ nghèo trong 3 năm

Sơn La giảm hơn 11% số hộ nghèo trong 3 năm

VOV.VN - Sơn La đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm 2024. Dự kiến đến hết năm 2025 có 4 huyện thoát nghèo.

Những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sóc Trăng
Những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sóc Trăng

VOV.VN - Bằng nhiều nguồn lực của Trung ương và địa phương, sự phối hợp lồng ghép của các chương trình, dự án, cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo, hộ cận nghèo, năm 2024, toàn tỉnh Sóc Trăng đã giảm hơn 4.000 hộ nghèo, giảm gần 4.600 hộ cận nghèo.

Những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sóc Trăng

Những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sóc Trăng

VOV.VN - Bằng nhiều nguồn lực của Trung ương và địa phương, sự phối hợp lồng ghép của các chương trình, dự án, cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo, hộ cận nghèo, năm 2024, toàn tỉnh Sóc Trăng đã giảm hơn 4.000 hộ nghèo, giảm gần 4.600 hộ cận nghèo.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao