111111

Gạo giảm phát thải vào thị trường quốc tế, khẳng định vị thế gạo Việt Nam

VOV.VN - Việc xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã đánh dấu bước tiến mới cho ngành hàng lúa gạo, hướng đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng, khẳng định vị thế, thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Đây được xem là bước đầu thành công, mở ra triển vọng cho ngành hàng lúa gạo.

 

Nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” được Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI); Tổ chức Phát triển Hà Lan và Ngân hàng thế giới (WB) tiến hành xây dựng. Nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” được cấp cho sản phẩm gạo sản xuất theo quy trình kỹ thuật của Đề án 1 triệu hecta lúa đang được triển khai ở vùng ĐBSCL.

Theo Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, giấy chứng nhận nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” được cấp cho 7 doanh nghiệp với tổng lượng gạo khoảng 20.000 tấn và lô gạo phát thải thấp đầu tiên 500 tấn đã được doanh nghiệp ở Cần Thơ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá bán hơn 800 USD/tấn.

Ông Bùi Bá Bổng, Chủ tịch Hiệp hội cho rằng, nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn của các thị trường quốc tế, kể cả những thị trường khó tính. Cùng với đó, xây dựng được vùng trồng lúa chất lượng, bảo đảm an toàn lương thực, tạo thu nhập cao cho nông dân, bảo đảm môi trường sinh thái và đóng góp quan trọng vào cam kết về giảm phát thải khí nhà kính.

“Mục tiêu của 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, giảm phát thải với gạo được chứng nhận là gạo xanh, phát thải thấp đến với người tiêu thụ trong nước cũng như đến với các thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường mà khó tính nhất. Đây là một con đường rất là dài, vừa bảo đảm an toàn lương thực, vừa tạo thu nhập cao cho nông dân, vừa bảo đảm môi trường sinh thái và đóng góp cho nỗ lực giảm phát thải, giảm biến đổi khí hậu của toàn thế giới”, ông Bùi Bá Bổng nói.

Là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu lô gạo phát thải thấp sang thị trường Nhật Bản. Ông Phạm Thái Bình, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP. Cần Thơ cho biết, doanh nghiệp đã liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân để xây dựng vùng nguyên liệu từ gieo trồng đến thu hoạch, bảo quản và chế biến xuất khẩu, đây là yếu tố then chốt để đảm bảo chuỗi sản xuất hoàn chỉnh. Cùng với đó, từng quốc gia có các quy định riêng về chất lượng và an toàn thực phẩm, cần tuân thủ các tiêu chuẩn.

Theo ông Phạm Thái Bình, hiện nay, nhu cầu gạo chất lượng cao, giảm phát thải của thị trường thế giới rất lớn, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhập khẩu của các đối tác. Vì vậy, cần tập trung vào sản xuất gạo hữu cơ, giảm phát thải, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Hiện với giá xuất khẩu gạo giảm phát thải sang thị trường Nhật Bản đang được doanh nghiệp bán với giá 820 USD/tấn, cao hơn so với các loại gạo khác sẽ đảm bảo lợi nhuận cho cả nông dân và doanh nghiệp. Chính vì thế, mở rộng thị trường xuất khẩu về gạo an toàn, hữu cơ sẽ tạo điều kiện để ngành lúa gạo Việt Nam nâng cao giá trị và chất lượng.

“Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, vốn là một vấn đề quan trọng, nhưng vấn đề này trong đề án chúng ta đã đảm bảo được, ngân hàng đã cam kết cho vay. Khi dự án của doanh nghiệp, của hợp tác xã được phê duyệt, ngân hàng sẽ cung cấp đầy đủ vốn để chúng ta thực hiện việc này. Với đầy đủ các điều kiện như thế và giữa sự đồng hành của nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, tôi tin là tới đây ngành hàng lúa gạo Việt Nam sẽ đảm bảo được nâng cao được chất lượng và giá trị cho cả 1 triệu hecta này chứ không chỉ riêng một hai lô gạo”, ông Phạm Thái Bình nhận định.

Theo ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Chủ tịch Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL là một đề án đột phá, tạo tiền đề cho sự thành công của nông nghiệp Việt Nam. Đề án đã định hướng sản xuất theo mô hình canh bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Ngay khi triển khai ở các mô hình thí điểm và bước vào giai đoạn nhân rộng, người dân đã tin tưởng và hào hứng khi thấy được hiệu quả thiết thực như chi phí giảm, thu nhập tăng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Cao Đức Phát cho rằng, để có được nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” là một quá trình gian khổ, nỗ lực của rất nhiều các đơn vị, trong đó sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nông dân trong triển khai, thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa. Đề án không chỉ tăng thu nhập mà còn góp phần bảo vệ môi trường, khẳng định nông nghiệp Việt Nam ngày càng vươn xa, trở thành một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.

“Từ thành công này, chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất gạo xanh không chỉ phục vụ thị trường Nhật Bản mà còn các thị trường khắt khe khác trên khắp thế giới. Nhưng điều tôi mong muốn nhất là mỗi nông dân Việt Nam đều tự hào với nghề của mình, đều cảm thấy mình đang làm một công việc cao cả. Chúng ta không chỉ chở theo gạo mà còn chở theo niềm tự hào, chở theo tâm huyết, chở theo ước mơ của một nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại, xanh và bền vững”, ông Cao Đức Phát bày tỏ.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&MT Trần Thanh Nam, để đạt được nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” thời gian qua đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI); Tổ chức Phát triển Hà Lan (Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo - TRVC) và Ngân hàng thế giới (WB) đã góp phần tạo ra những giá trị gia tăng cho gạo Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không chỉ đảm bảo chất lượng cao mà còn đạt các tiêu chuẩn về phát thải thấp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản. Điều này cũng đã chứng minh đề án 1 triệu hecta đã mang lại tính hiệu quả và chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của người dân từ việc tập trung vào sản lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng, mở ra hướng đi mới cho ngành hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và phát triển bền vững cho ngành hàng lúa gạo.

“Hạt gạo của Việt Nam không chỉ ra thị trường thế giới là chất lượng mà còn là đảm bảo tiêu chuẩn của quốc tế xanh và bền vững, giảm phát thải. Có thể đây là cột mốc để đánh dấu một sự chuyển hướng của ngành hàng lúa gạo Việt Nam khi ra thị trường thế giới không chỉ chú trọng đến sản lượng, chất lượng mà còn đảm bảo các yêu cầu về môi trường và đạt tín chỉ giảm phát thải theo xu hướng thế giới đang đặt ra đối với toàn cầu”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định.

Gạo giảm phát thải đầu tiên của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành hàng lúa gạo trong canh tác bền vững, thích ứng với xu thế tiêu dùng của thế giới. Để sản xuất được gạo giảm phát thải là sự nỗ lực rất lớn của người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và ngành nông nghiệp các địa phương trong triển khai, thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Minh chứng của “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sẽ không chỉ khẳng định thương hiệu, chất lượng của ngành lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới mà còn hướng tới mục tiêu vì sự bền vững, thịnh vượng và thể hiện cam kết về giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Xuất khẩu gạo đạt chất lượng, giá trị cao cần gỡ khó khăn, rào cản
Xuất khẩu gạo đạt chất lượng, giá trị cao cần gỡ khó khăn, rào cản

VOV.VN - Xuất khẩu gạo còn nhiều mặt hạn chế, rào cản về kỹ thuật, chất lượng cùng chi phí vận chuyển logistics. Cùng đó là thiếu công tác chế biến sâu và bảo quản, cũng như chính sách điều hành xuất khẩu gạo, công tác liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chưa bền vững...

Xuất khẩu gạo đạt chất lượng, giá trị cao cần gỡ khó khăn, rào cản

Xuất khẩu gạo đạt chất lượng, giá trị cao cần gỡ khó khăn, rào cản

VOV.VN - Xuất khẩu gạo còn nhiều mặt hạn chế, rào cản về kỹ thuật, chất lượng cùng chi phí vận chuyển logistics. Cùng đó là thiếu công tác chế biến sâu và bảo quản, cũng như chính sách điều hành xuất khẩu gạo, công tác liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chưa bền vững...

Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ
Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

VOV.VN - Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khởi sắc khi gần đây thị trường đã sôi động trở lại với giá tăng khá. Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có giá gạo cao nhất, vượt qua cả Thái Lan và Ấn Độ.

Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

VOV.VN - Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khởi sắc khi gần đây thị trường đã sôi động trở lại với giá tăng khá. Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có giá gạo cao nhất, vượt qua cả Thái Lan và Ấn Độ.

Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn
Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn

VOV.VN - Thương vụ Việt Nam tại Philippines dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines năm 2025 vẫn ở mức cao và Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu của Philippines.

Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn

Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn

VOV.VN - Thương vụ Việt Nam tại Philippines dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines năm 2025 vẫn ở mức cao và Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu của Philippines.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao