111111

Xuất khẩu gạo đạt chất lượng, giá trị cao cần gỡ khó khăn, rào cản

VOV.VN - Xuất khẩu gạo còn nhiều mặt hạn chế, rào cản về kỹ thuật, chất lượng cùng chi phí vận chuyển logistics. Cùng đó là thiếu công tác chế biến sâu và bảo quản, cũng như chính sách điều hành xuất khẩu gạo, công tác liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chưa bền vững...


“Sản xuất lúa gạo ở nước ta có nhiều tiềm năng, nhưng giá trị xuất khẩu còn nhiều mặt hạn chế, nhất là sức cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới. Các ngành, địa phương cần quan tâm, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, rào cản kể cả chính sách của nhà nước để đạt chất lượng và giá trị cao”. Đây là nội dung đề cập tại Hội nghị về điều hành xuất khẩu gạo và lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107 và Nghị định 01 của Chính phủ. Hội nghị do Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương phối hợp với Sở Công Thương Tiền Giang tổ chức tại tỉnh Tiền Giang chiều nay (20/5).

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thị trường thế giới, nhưng hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta vẫn đạt kết quả tích cực. Trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta đạt hơn 3,43 triệu tấn, tương đương gần 1,77 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng, nhưng giảm 13,3% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo trung bình đạt 515 USD/ tấn, giảm gần 20% so cùng kỳ; thị trường xuất khẩu gạo của nước ta lớn nhất là Philippines (chiếm 43,3% trong tổng lượng), Bờ Biển Ngà nhập khẩu đứng thứ 2(chiến gần 13%) và thị trường Trung quốc (chiếm 10,5%)...

Các đại biểu dự hội nghị cho rằng, xuất khẩu gạo của nước ra còn nhiều mặt hạn chế cần quan tâm tháo gỡ. Đó là các rào cản, hạn chế về kỹ thuật, chất lượng, chi phí vận chuyển logistic, công tác chế biến sâu, bảo quản, chính sách điều hành xuất khẩu gạo, công tác liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, DN chưa bền vững... Gạo nước ta thường bị cạnh tranh của các nước Ấn Độ, Myanma; Philippines, Thái lan...

Đề cập đến xuất khẩu gạo, ông Lưu Văn Phi, Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang nhận thấy 6 nhiệm vụ cần phải tập trung trong thời gian tới. Đó là phải tổ chức sản xuất lại theo chuỗi; đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, nhà xưởng; các DN và ngân hàng cần ngồi lại để có nguồn vốn đầu tư. “Ngành lúa gạo cần xây dựng thương hiệu, phát triển giá trị gia tăng đồng thời kêu gọi DN đầu tư chế biến sâu và hệ thống logistics. Cùng với đó phải đa dạng thị trường xuất khẩu, điều chỉnh lại quy định xuất khẩu bằng những thảo luận, góp ý thẳng thắn", ông Phi nói.

Tại hội nghị các đại biểu đã đề xuất, góp ý đối với dự thảo Nghị định  sửa đổi, bổ sung  một số điều của Nghị định 107 và Nghị định 01 của Chính phủ, để hoạt động xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao hơn trong thời gia tới.

“Hướng sắp tới rất mong các Bộ, ngành quan tâm hơn, giải quyết tiêu thụ vụ lúa Hè Thu 2025 bởi đầu ra khó khăn. Bộ ngành cần tiếp tục hỗ trợ DN hoàn thuế VAT nhanh hơn. Cùng với đó, cơ quan quản lý có thể miễn, giảm tiền thuê đất cho DN để giảm chi phí, đặc biệt là đề nghị giảm thuế thu nhập cho DN xay xát", ông Trần Tấn Đức, thành viên HĐQT Tổng công ty Lương thực Miền Nam kiến nghị.

Qua hội nghị, Bộ Công Thương sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định hiện hành theo hướng minh bạch, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc: Cơ hội của ngành phụ phẩm lúa gạo
Xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc: Cơ hội của ngành phụ phẩm lúa gạo

VOV.VN - Cám gạo và cám gạo chiết ly vừa chính thức trở thành một trong 4 mặt hàng nông sản đầu tiên của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, mà còn mở ra một kênh tiêu thụ ổn định, có kiểm định rõ ràng.

Xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc: Cơ hội của ngành phụ phẩm lúa gạo

Xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc: Cơ hội của ngành phụ phẩm lúa gạo

VOV.VN - Cám gạo và cám gạo chiết ly vừa chính thức trở thành một trong 4 mặt hàng nông sản đầu tiên của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, mà còn mở ra một kênh tiêu thụ ổn định, có kiểm định rõ ràng.

Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn
Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn

VOV.VN - Thương vụ Việt Nam tại Philippines dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines năm 2025 vẫn ở mức cao và Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu của Philippines.

Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn

Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn

VOV.VN - Thương vụ Việt Nam tại Philippines dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines năm 2025 vẫn ở mức cao và Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu của Philippines.

Giải bài toán trồi sụt của xuất khẩu gạo
Giải bài toán trồi sụt của xuất khẩu gạo

VOV.VN - Gạo - mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta có những biến động không vui, khi 2 tháng đầu năm nay cả nước xuất khẩu gạo trên 1,1 triệu tấn, tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 13,6% về giá trị.

Giải bài toán trồi sụt của xuất khẩu gạo

Giải bài toán trồi sụt của xuất khẩu gạo

VOV.VN - Gạo - mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta có những biến động không vui, khi 2 tháng đầu năm nay cả nước xuất khẩu gạo trên 1,1 triệu tấn, tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 13,6% về giá trị.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao