111111

Xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang thị trường Nhật Bản

VOV.VN - Ngày 5/6 tại Cần Thơ, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP. Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu lô gạo “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với số lượng 500 tấn.


Việc xuất khẩu lô gạo đầu tiên sang thị trường Nhật Bản đánh dấu bước ngoặt của ngành nông nghiệp và bước tiến trong sản xuất lúa gạo của Đề án 1 triệu hecta lúa đang triển khai ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, nhằm phục vụ kịp thời cho Đề án 1 triệu ha, Hiệp hội đã tiến hành xây dựng nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” với sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các tổ chức quốc tế gồm: Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI); Tổ chức Phát triển Hà Lan (Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo - TRVC) và Ngân hàng thế giới (WB).

Nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” được Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam cấp cho sản phẩm gạo sản xuất theo quy trình kỹ thuật của Đề án 1 triệu ha được chính quyền/ngành nông nghiệp địa phương (cấp xã) hoặc tổ chức quốc tế chuyên ngành xác nhận, đảm bảo nguồn gốc (nơi sản xuất lúa, tên giống lúa, mùa vụ) và việc tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp của Đề án 1 triệu ha.

Sau khi ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” cho 7 doanh nghiệp với tổng lượng gạo khoảng 20.000 tấn. Trong đó, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An là một trong số các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận và đã hợp tác để xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với 500 tấn.

Việc xuất khẩu lô gạo mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”, trong đó có lô gạo xuất khẩu đầu tiên vào Nhật Bản minh chứng Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới đưa gạo phát thải thấp ra thị trường xuất khẩu.

Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&MT, việc xuất khẩu lô hàng sang thị trường Nhật Bản đã cho thấy việc chuyển đổi tư duy sản xuất của người nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đồng thời khẳng định vai trò của ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL.

Thứ trưởng Bộ NN&MT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, việc thay đổi tư duy sản xuất đã khai thác tối đa lợi thế về đất đai gắn với gia tăng giá trị, chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững. Cùng với đó, sự đồng hành của các doanh nghiệp trong Đề án 1 triệu hecta đã tạo ra vùng nguyên liệu đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường.

Đây là một định hướng mới và tất cả chúng ta ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung để chung sức, để chuyển hướng cho ngành hàng lúa gạo, không những đảm bảo chất lượng cho Việt Nam và ở trên thế giới mà còn đảm bảo cho cái cam kết của chúng ta với thế giới rằng hạt gạo của Việt Nam đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển bền vững.

Năm 2025, là năm quan trọng đánh dấu giai đoạn kết thúc của giai đoạn đầu Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao phát thải thấp vùng ĐBSCL. Để đạt mục tiêu 1 triệu hecta đến năm 2030, Bộ NN&MT đã yêu cầu các địa phương mở rộng mô hình, hướng tới mục tiêu xây dựng nền sản xuất lúa chất lượng cao, thân thiện với môi trường và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Đề án 1 triệu hecta đã thí điểm thành công trong năm 2024. Từ 2025, Đề án bước vào giai đoạn mở rộng trong sản xuất. Những cánh đồng lúa chất lượng cao phát thải thấp sẽ ngày càng lan rộng, cùng với đó từ sự khởi đầu của nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sẽ tiến đến phát triển nhãn hiệu chứng nhận và thương hiệu quốc gia Gạo Việt Nam carbon thấp theo mục tiêu của Đề án 1 triệu hecta. Hướng tới mục tiêu vì sự bền vững, thịnh vượng của ngành lúa gạo, nâng cao vị thế, hình ảnh lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc: Cơ hội của ngành phụ phẩm lúa gạo
Xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc: Cơ hội của ngành phụ phẩm lúa gạo

VOV.VN - Cám gạo và cám gạo chiết ly vừa chính thức trở thành một trong 4 mặt hàng nông sản đầu tiên của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, mà còn mở ra một kênh tiêu thụ ổn định, có kiểm định rõ ràng.

Xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc: Cơ hội của ngành phụ phẩm lúa gạo

Xuất khẩu cám gạo sang Trung Quốc: Cơ hội của ngành phụ phẩm lúa gạo

VOV.VN - Cám gạo và cám gạo chiết ly vừa chính thức trở thành một trong 4 mặt hàng nông sản đầu tiên của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo, mà còn mở ra một kênh tiêu thụ ổn định, có kiểm định rõ ràng.

Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn
Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn

VOV.VN - Thương vụ Việt Nam tại Philippines dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines năm 2025 vẫn ở mức cao và Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu của Philippines.

Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn

Xuất khẩu gạo Việt Nam vào Philippines năm 2025 có thể đạt 4,350 triệu tấn

VOV.VN - Thương vụ Việt Nam tại Philippines dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines năm 2025 vẫn ở mức cao và Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu của Philippines.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao