111111

TP.HCM công bố kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh của hơn 50.000 giáo viên

VOV.VN - Dựa trên thống kê kết quả khảo sát theo dữ liệu có độ tin cậy cao, 41% giáo viên ở TP.HCM có trình độ B1 và 31% có trình độ tiếng Anh ở mức dưới B1.

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã tổ chức khảo sát trực tuyến năng lực tiếng Anh với hình thức trắc nghiệm khách quan, thời lượng 90 phút từ 23/4-29/4.

Nhóm khảo sát “có độ tin cậy cao” có 41% giáo viên đạt trình độ B1, 31% dưới mức B1, trình độ C1 và C2 lần lượt là 12% và 2%. Trong đó, trình độ của giáo viên Tiểu học và THCS tương đương, với khoảng 30-33% có trình độ dưới B1, 38-43% có trình độ B1 và 27-29% có trình độ từ B2 trở lên

Còn ở bậc THPT có chút khác biệt với 25% giáo viên đạt trình độ B1, dưới mức B1 là 30%, 45% đạt trình độ B2 và C1, tuy nhiên không có giáo viên đạt trình độ C2 (bậc cao nhất).

Kết quả có gần 50.300 giáo viên tham gia, trong đó bậc tiểu học và THCS lần lượt là 22.300 và 10.000, THPT là hơn 8.200 giáo viên. Trong đó, giáo viên tiếng Anh chiếm hơn 4.700 người.

Trong khi đó, tỷ lệ về trình độ tiếng Anh mà các giáo viên tự đánh giá trước đó, trình độ B1 đạt khoảng 35%, C1 là 3,69%; C2 là 0,29%, dưới B1 khoảng 20%.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, Sở chia kết quả khảo sát thành ba nhóm: đủ độ tin cậy, chưa đủ độ tin cậy và chưa có thông tin tin cậy. Nhóm "đủ độ tin cậy" gồm giáo viên tiếng Anh; giáo viên các môn khác có kết quả hai kỹ năng tương đương hoặc chỉ chênh lệch một bậc so với chứng chỉ ngoại ngữ đã cung cấp; hoặc giáo viên không có chứng chỉ nhưng đạt kết quả dưới B1.

Nhóm "chưa đủ độ tin cậy" gồm giáo viên các môn khác có kết quả hai kỹ năng trên hệ thống chênh lệch hai bậc so với chứng chỉ đã đạt, đồng thời thời gian hoàn thành bài kiểm tra ngắn bất thường.

Nhóm "chưa có thông tin tin cậy" gồm những giáo viên không xác định được môn học và chứng chỉ ngoại ngữ đã có, nhưng kết quả kiểm tra lại từ B2 trở lên.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, cuộc khảo sát nhằm đánh giá tổng thể năng lực tiếng Anh của đội ngũ giáo viên toàn ngành. Trên cơ sở đó, Sở sẽ xây dựng đề án từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế, thực hiện theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

5a6a2af0-887b-46b7-ba2f-d7ae668fe40f.jpg

Giải pháp nào để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học?

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, cần thay đổi cách đánh giá học sinh một cách phù hợp, thú vị thông qua các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, phải đưa tiếng Anh ra ngoài phòng học, đảm bảo cơ hội giao tiếp cho học sinh và tiếng Anh phải là một ngôn ngữ “sống”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Làm gì để vượt thách thức?
Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Làm gì để vượt thách thức?

VOV.VN - Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Đây là chủ trương lớn được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Nhưng chủ trương này sẽ gặp không ít thách thức cần được hóa giải.

Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Làm gì để vượt thách thức?

Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Làm gì để vượt thách thức?

VOV.VN - Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Đây là chủ trương lớn được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt. Nhưng chủ trương này sẽ gặp không ít thách thức cần được hóa giải.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

VOV.VN - Những năm gần đây, tiếng Anh là một trong những môn học được phụ huynh, học sinh đặc biệt quan tâm. Từ việc chạy đua thi chứng chỉ IELTS để được tuyển thẳng các cấp học, cho đến việc Bộ GD-ĐT phải rà soát lại việc tổ chức thi chứng chỉ này, tất cả đã cho thấy sức nóng của môn học.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

VOV.VN - Những năm gần đây, tiếng Anh là một trong những môn học được phụ huynh, học sinh đặc biệt quan tâm. Từ việc chạy đua thi chứng chỉ IELTS để được tuyển thẳng các cấp học, cho đến việc Bộ GD-ĐT phải rà soát lại việc tổ chức thi chứng chỉ này, tất cả đã cho thấy sức nóng của môn học.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?
Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

VOV.VN - Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, trở ngại là gì?

VOV.VN - Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao