111111

Giải pháp nào để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học?

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, cần thay đổi cách đánh giá học sinh một cách phù hợp, thú vị thông qua các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, phải đưa tiếng Anh ra ngoài phòng học, đảm bảo cơ hội giao tiếp cho học sinh và tiếng Anh phải là một ngôn ngữ “sống”.

Ngày 12/8/2024, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 91-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một nội dung quan trọng được đề cập trong Kết luận 91-KL/TW là: “Tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”. Hiện nay, Bộ GD- ĐT cũng đang xây dựng Đề án quốc gia “Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học giai đoạn 2025 – 2035, tầm nhìn 2045”. 

Bàn về vấn đề này, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh không chỉ là một nhiệm vụ giáo dục mà còn là chiến lược quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, việc sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giảng dạy trong các môn học khác nhau, không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn giúp các em học sinh rèn luyện khả năng tư duy đa chiều, linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với những thách thức mới.

Tuy nhiên, GS.TS Lê Anh Vinh cho rằng, đây là một nhiệm vụ khó khăn, không thể thực hiện một sớm một chiều, nhanh chóng, mà cần kế hoạch rõ ràng, lộ trình cụ thể. Theo đó, mỗi cơ sở giáo dục cần có kế hoạch đưa tiếng Anh vào nội dung chương trình giảng dạy của nhà trường, để tiếng Anh trở thành công cụ giáo dục, đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở một cấp độ nào đó.

Góp ý giải pháp để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2, ông Davide Guarini Gilmartin, Giám đốc học thuật cao cấp của Hội đồng Anh cho rằng, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học cần lập ra lộ trình ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở tất cả các giải pháp. Như với việc bồi dưỡng giáo viên, có thể thực hiện bằng các lớp học bồi dưỡng ngắn hạn về tiếng Anh cho cả giáo viên tiếng Anh và giáo viên các chuyên ngành khác. Bên cạnh đó là cấp các chứng chỉ về ngôn ngữ này ở các cấp độ khác nhau theo thời gian, cấp bậc đào tạo để nâng cao năng lực đội ngũ.

Đại diện Hội đồng Anh cũng cho rằng cần quan tâm đến các chính sách về học bổng khuyến khích học sinh, đánh giá chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hỗ trợ trọng điểm cho các trường khó khăn để đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục, tích hợp giảng dạy tiếng Anh vào các môn học, thiết lập khung đánh giá, giám sát…

Còn theo bà Victoria Clark, Giám đốc toàn cầu Bộ phận Các giải pháp đánh giá trong lĩnh vực tiếng Anh của Hội đồng Anh, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, cần thay đổi cách đánh giá học sinh một cách phù hợp, thú vị thông qua các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, phải đưa tiếng Anh ra ngoài phòng học, đảm bảo cơ hội giao tiếp cho học sinh và tiếng Anh phải là một ngôn ngữ “sống”.

“Triển khai không phải áp đặt chính sách mà cần có sự đánh giá. Chính sách không phải để đóng cứng, mà có thể có những thay đổi, bổ sung dựa trên các thông tin, thống kê, kết quả rõ ràng và có sự đo lường chuẩn xác”, bà Victoria Clark nêu quan điểm.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ đang lấy ý kiến các chuyên gia để xây dựng Đề án quốc gia “Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học giai đoạn 2025 – 2035, tầm nhìn 2045”. 

Thứ trưởng cũng đồng quan điểm cho rằng, trước đây, dạy, học ngoại ngữ thường tập trung sâu vào ngữ pháp, từ vựng, chưa chú trọng nhiều về giao tiếp. Do đó, Bộ GD-ĐT mong muốn thông qua đề án này phát triển khả năng giao tiếp của học sinh ở cả trong trường học và ngoài xã hội, tạo nên hệ sinh thái phát triển ngoại ngữ.

"Tiếng Anh là một trong 7 ngoại ngữ được giảng dạy trong các trường học tại Việt Nam. Đây là ngoại ngữ có số lượng học sinh lựa chọn, số trường lớp giảng dạy chiếm đa số, được sử dụng rộng rãi trong và ngoài nhà trường. Với mục tiêu giáo dục học sinh trở thành công dân toàn cầu, việc đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là nhiệm vụ hết sức quan trọng, tác động đến toàn quốc, nhiều thế hệ người Việt Nam", thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

TP.HCM sẽ mở rộng chương trình tiếng Anh tích hợp
TP.HCM sẽ mở rộng chương trình tiếng Anh tích hợp

VOV.VN - Chương trình tiếng Anh tích hợp, từ 600 học sinh tham gia, sau 10 năm đã tăng lên 50 lần. Đây là tiền đề để TP.HCM đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện đề án 5695: Dạy và học các môn toán khoa học và tiếng Anh tích hợp, chương trình Anh và Việt Nam tổ chức chiều ngày 29/11.

TP.HCM sẽ mở rộng chương trình tiếng Anh tích hợp

TP.HCM sẽ mở rộng chương trình tiếng Anh tích hợp

VOV.VN - Chương trình tiếng Anh tích hợp, từ 600 học sinh tham gia, sau 10 năm đã tăng lên 50 lần. Đây là tiền đề để TP.HCM đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện đề án 5695: Dạy và học các môn toán khoa học và tiếng Anh tích hợp, chương trình Anh và Việt Nam tổ chức chiều ngày 29/11.

Phát động cuộc thi tiếng Anh cho học sinh toàn quốc
Phát động cuộc thi tiếng Anh cho học sinh toàn quốc

VOV.VN - Qua cuộc thi, mỗi thí sinh có thể tự xây dựng lộ trình học tập và rèn luyện phù hợp để nâng cao năng lực tiếng Anh của bản thân. Điều này góp phần thúc đẩy văn hóa học tập thường xuyên và không ngừng cải thiện, giúp học sinh nâng cao dần khả năng và sự tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh.

Phát động cuộc thi tiếng Anh cho học sinh toàn quốc

Phát động cuộc thi tiếng Anh cho học sinh toàn quốc

VOV.VN - Qua cuộc thi, mỗi thí sinh có thể tự xây dựng lộ trình học tập và rèn luyện phù hợp để nâng cao năng lực tiếng Anh của bản thân. Điều này góp phần thúc đẩy văn hóa học tập thường xuyên và không ngừng cải thiện, giúp học sinh nâng cao dần khả năng và sự tự tin trong việc sử dụng tiếng Anh.

Quảng Bình có 3 viên chức sử dụng chứng chỉ tiếng Anh của tổ chức không có thật
Quảng Bình có 3 viên chức sử dụng chứng chỉ tiếng Anh của tổ chức không có thật

VOV.VN - Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình vừa rà soát và phát hiện 3 viên chức của tỉnh này sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ do tổ chức Cambridge International cấp, đây là tổ chức không có thật.

Quảng Bình có 3 viên chức sử dụng chứng chỉ tiếng Anh của tổ chức không có thật

Quảng Bình có 3 viên chức sử dụng chứng chỉ tiếng Anh của tổ chức không có thật

VOV.VN - Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình vừa rà soát và phát hiện 3 viên chức của tỉnh này sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ do tổ chức Cambridge International cấp, đây là tổ chức không có thật.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao