111111

Nhiều điểm mới về quy định trả lương dạy thêm giờ của giáo viên trường công lập

VOV.VN - Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp theo quy định.

Theo đó, dự thảo Thông tư điều chỉnh điều kiện chi trả chế độ thêm giờ, bỏ quy định về điều kiện chi trả chế độ thêm giờ cho nhà giáo tại khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07, thay vào đó chỉ quy định tổng số giờ dạy tối đa trong một năm học mà mỗi cơ sở giáo dục được chi trả tiền lương dạy thêm giờ. Đồng thời, bổ sung thêm quy định tổng số giờ dạy thêm trong một năm học của tất cả nhà giáo không được cao hơn tổng số giờ dạy thêm giờ tối đa trong một năm học của cơ sở giáo dục; trường hợp môn học không thể bố trí đủ nhà giáo giảng dạy, nhà giáo phải dạy vượt quá số giờ tối đa được thanh toán cho một nhà giáo, thì người đứng đầu cơ sở giáo dục báo cáo cơ quản quản lý có thẩm quyền để thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo. 

Quy định này nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các cơ sở giáo dục, đồng thời bảo đảm việc nhà giáo được hưởng chế độ làm thêm giờ theo quy định của Luật Viên chức và Bộ luật Lao động. Bên cạnh đó, căn cứ quy định này hiệu trưởng nhà trường phải phân công nhiệm vụ cho giáo viên phù hợp, đảm bảo công bằng, hạn chế tối đa tình trạng trong một cơ sở giáo dục vừa có giáo viên dạy vượt giờ, vừa có giáo viên dạy thiếu giờ.

Dự thảo Thông tư cũng điều chỉnh tổng số giờ dạy thêm trong một năm học đối với nhà giáo được chi trả tiền lương dạy thêm giờ. Thông tư liên tịch số 07 quy định tổng số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ trong một năm học không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với dự thảo Thông tư mới quy định chi tiết tổng số giờ được chi trả tiền lương dạy thêm giờ như sau: Đối với giáo viên mầm non không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động; Đối với nhà giáo khác không quá 150 giờ dạy. 

Quy định này bảo đảm phù hợp với đặc thù về hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, để có 1 giờ dạy trực tiếp trên lớp, nhà giáo phải có thời gian chuẩn bị trước khi lên lớp và phải có thời gian sau giờ giảng để đánh giá, xếp loại người học. Quy định cũng nhằm bảo đảm nhà giáo không phải làm việc quá tải, có thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng bổ sung quy định về trách nhiệm chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo dạy liên trường hoặc biệt phái. Theo Dự thảo Thông tư mới, lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cơ quan có thẩm quyền cử đi biệt phái do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến biệt phái chi trả. Tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo được cơ quan có thẩm quyền cử đi dạy liên trường do cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến dạy liên trường chi trả. Trường hợp nhà giáo được cử dạy liên trường đồng thời từ 3 cơ sở giáo dục trở lên (bao gồm cả cơ sở giáo dục nơi nhà giáo công tác) thì tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo do các cơ sở giáo dục mà nhà giáo đến dạy liên trường chi trả, số giờ dạy thêm của nhà giáo được chia đều cho các cơ sở giáo dục này.

Dự thảo Thông tư mới bổ sung quy định nhiệm vụ đã được nhận thù lao bằng tiền hoặc phụ cấp thì không được quy đổi ra giờ dạy hoặc giảm định mức tiết dạy để tính tiền lương dạy thêm giờ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định về chế độ làm việc của giáo viên, giảng viên (Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT; Thông tư số 36/2020/TT-BGDĐT; Thông tư số 05/2025/TT/BGDĐT).

Dự thảo Thông tư mới quy định cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, dự bị đại học, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ cho nhà giáo sau khi kết thúc năm học.

Dự thảo Thông tư mới bổ sung quy định cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Thông tư này và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục để quy định về trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý, không thấp hơn mức quy định tại Thông tư này nhằm bảo đảm việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục.

Dự thảo Thông tư mới quy định đối với những nhà giáo do nghỉ hưu, nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật, nghỉ việc không lương hoặc các trường hợp nghỉ khác không trực tiếp tham gia giảng dạy thì được hưởng tiền lương dạy thêm giờ đối với thời gian thực tế công tác. Điều này, tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo nghỉ hưu, nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật, nghỉ việc không lương hoặc các trường hợp nghỉ khác không trực tiếp tham gia giảng dạy.

Theo Dự thảo Thông tư mới, các cơ sở giáo dục được áp dụng quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ tại Thông tư này khi trả lương dạy thêm giờ cho nhà giáo trong năm học 2024-2025. Quy định này nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc chi trả tiền lương dạy thêm giờ những năm trở lại đây, đồng thời, để bảo đảm quyền lợi cho nhà giáo ngay trong năm học 2024-2025.

Dự thảo Thông tư mới trong quá trình xây dựng có sự tham gia phối hợp của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Nếu được thông qua, Thông tư khi được ban hành sẽ khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập trong thời gian qua, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chế độ, chính sách cho nhà giáo. 

99f9c0c54432ff6ca623.jpg

"Luật Nhà giáo là cơ hội để điều chỉnh quan điểm trong quản lý nhà nước về nhà giáo"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, quản lý nhà nước về nhà giáo cần một khung pháp lý chuyên biệt phù hợp, trong đó nhà giáo, cả công lập và ngoài công lập, thấy được chính mình, nghề nghiệp của mình, sứ mệnh của mình, con đường phát triển của mình, có vậy mới đem lại sự thành công cho người học và đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Tuyển đủ, tuyển đúng giáo viên, không để trống lớp
Tuyển đủ, tuyển đúng giáo viên, không để trống lớp

VOV.VN - Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài là một trong những “nút thắt” lớn của ngành giáo dục trong đổi mới giáo dục. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải tuyển đủ giáo viên theo chỉ tiêu được giao, không để tình trạng “có biên chế mà không tuyển được giáo viên".

Tuyển đủ, tuyển đúng giáo viên, không để trống lớp

Tuyển đủ, tuyển đúng giáo viên, không để trống lớp

VOV.VN - Tình trạng thiếu giáo viên kéo dài là một trong những “nút thắt” lớn của ngành giáo dục trong đổi mới giáo dục. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải tuyển đủ giáo viên theo chỉ tiêu được giao, không để tình trạng “có biên chế mà không tuyển được giáo viên".

Thủ tướng chỉ đạo về biên chế giáo viên và nghỉ hè cho học sinh
Thủ tướng chỉ đạo về biên chế giáo viên và nghỉ hè cho học sinh

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 61/CĐ-TTg ngày 10/5/2025 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho trẻ em, học sinh năm 2025.

Thủ tướng chỉ đạo về biên chế giáo viên và nghỉ hè cho học sinh

Thủ tướng chỉ đạo về biên chế giáo viên và nghỉ hè cho học sinh

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 61/CĐ-TTg ngày 10/5/2025 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho trẻ em, học sinh năm 2025.

TP.HCM công bố kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh của hơn 50.000 giáo viên
TP.HCM công bố kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh của hơn 50.000 giáo viên

VOV.VN - Dựa trên thống kê kết quả khảo sát theo dữ liệu có độ tin cậy cao, 41% giáo viên ở TP.HCM có trình độ B1 và 31% có trình độ tiếng Anh ở mức dưới B1.

TP.HCM công bố kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh của hơn 50.000 giáo viên

TP.HCM công bố kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh của hơn 50.000 giáo viên

VOV.VN - Dựa trên thống kê kết quả khảo sát theo dữ liệu có độ tin cậy cao, 41% giáo viên ở TP.HCM có trình độ B1 và 31% có trình độ tiếng Anh ở mức dưới B1.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao