111111

Bình Dương có hơn 600 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp chính quyền 2 cấp

VOV.VN - Tỉnh ủy Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, chuẩn bị cho quá trình sáp nhập về TPHCM.

"Quả ngọt" sau 28 năm tái lập

Sau 28 năm phát triển mạnh mẽ kể từ khi tái lập (1997), Bình Dương đã khẳng định vị thế là một trong những trung tâm công nghiệp, đô thị hiện đại, năng động hàng đầu cả nước, được mệnh danh là thủ phủ công nghiệp và là một trong 4 cực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Những con số ấn tượng minh chứng cho sự bứt phá của Bình Dương như: Quy mô nền kinh tế tăng gấp 132 lần so với năm 1997, đạt hơn 520.000 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước tăng 93 lần, vượt mốc 76.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước, chỉ sau TPHCM và Hà Nội; thu nhập bình quân đầu người chạm ngưỡng 200 triệu đồng, được Trung ương đánh giá là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.

Hạ tầng và đô thị Bình Dương phát triển nhanh chóng, đồng bộ, hiện đại, tỷ lệ đô thị hóa đạt 87%, cao nhất cả nước, với hệ thống giao thông liên kết vùng và nội vùng được đầu tư mạnh mẽ.

Sắp xếp bộ máy

Về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và định hướng phát triển trong không gian đô thị mở rộng TPHCM, Ban Chỉ đạo đã làm việc khẩn trương, nghiêm túc tham mưu trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét kỹ lưỡng, thận trọng nhiều lần. Đặc biệt, Tỉnh ủy đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi từ nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Kết quả, trên 95% đồng tình, thống nhất rất cao với Nghị quyết của Trung ương về chủ trương hợp nhất 3 địa phương lấy tên gọi là TPHCM hiện nay. Đồng thời, cũng thống nhất rất cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã hiện nay từ 91 xã, phường, thị trấn còn lại 36 đơn vị hành chính cấp xã (24 phường, 12 xã).

Chỉ qua 13 ngày vận hành thử nghiệm đồng loạt 36 xã, phường mới, Tỉnh ủy Bình Dương ghi nhận các địa phương đã rất linh hoạt, chủ động với nhiều cách làm hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn. Điều này cho thấy sự chuẩn bị tốt các điều kiện để bộ máy chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/7 một cách thông suốt, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn nữa.

Tại hội nghị, Tỉnh ủy cũng công bố và giới thiệu về việc thành lập bộ khung lãnh đạo hệ thống chính trị 36 xã, phường (mới) để vận hành thử nghiệm cho đến khi có quyết định nhân sự chính thức. Đây là cơ sở và bước chuẩn bị hết sức quan trọng để 36 xã, phường mới thực hiện tốt hơn nữa công tác chuẩn bị và chính thức đi vào hoạt động.

Gần 1.600 cán bộ thay đổi vị trí công việc 

Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, nhấn mạnh, đã có gần 1.600 đồng chí cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và xã, phường mới phải tạm biệt chức vụ đang đảm nhiệm, chia tay tập thể gắn bó nhiều năm; đã có hơn 600 cán bộ nghỉ hưu trước tuổi; nhiều đồng chí chuyển sang vị trí công tác khác chưa tương ứng, thậm chí là lùi lại phía sau.

Bí thư Tỉnh ủy cũng bày tỏ mong muốn: "Dù ở bất kỳ cương vị nào, giữ nguyên vị trí, chuyển công tác, hay tạm gác lại chức vụ, các đồng chí hãy tiếp tục cống hiến với tất cả trí tuệ, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước. Hãy coi đây không phải là kết thúc, mà là một khởi đầu mới để tiếp tục phụng sự trong một không gian phát triển mới, rộng lớn hơn, nhiều thử thách hơn, nhưng cũng đáng sống hơn, đáng tự hào hơn."

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tin tưởng rằng, với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo của con người Bình Dương và trên cơ sở nền tảng vững chắc đã gây dựng, khu vực Bình Dương (36 xã, phường) trong TPHCM sau sáp nhập sẽ tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, là một cực tăng trưởng xứng tầm khu vực và thế giới, một đô thị hiện đại, văn minh, đặc sắc, nơi hội tụ tinh hoa, hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Doanh nghiệp "mắc kẹt" giữa lệnh di dời và thông tin sáp nhập tỉnh Bình Dương
Doanh nghiệp "mắc kẹt" giữa lệnh di dời và thông tin sáp nhập tỉnh Bình Dương

VOV.VN - Bình Dương đang tích cực thực hiện đề án di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp ở phía Nam lên khu vực phía Bắc của tỉnh. Thời hạn doanh nghiệp di dời đang cận kề, thì Bình Dương sáp nhập TPHCM. Điều này đẩy các doanh nghiệp vào thế "tiến thoái lưỡng nan", không biết tiếp tục di dời hay chờ đợi.

Doanh nghiệp "mắc kẹt" giữa lệnh di dời và thông tin sáp nhập tỉnh Bình Dương

Doanh nghiệp "mắc kẹt" giữa lệnh di dời và thông tin sáp nhập tỉnh Bình Dương

VOV.VN - Bình Dương đang tích cực thực hiện đề án di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp ở phía Nam lên khu vực phía Bắc của tỉnh. Thời hạn doanh nghiệp di dời đang cận kề, thì Bình Dương sáp nhập TPHCM. Điều này đẩy các doanh nghiệp vào thế "tiến thoái lưỡng nan", không biết tiếp tục di dời hay chờ đợi.

Dự kiến tên gọi 36 xã, phường và trụ sở chính sau sáp nhập ở Bình Dương
Dự kiến tên gọi 36 xã, phường và trụ sở chính sau sáp nhập ở Bình Dương

VOV.VN - Theo định hướng của Trung ương và tiêu chí về diện tích, dân số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương thống nhất phương án sáp nhập, dự kiến giảm xuống còn 36 đơn vị hành chính cấp xã (24 phường, 12 xã), đạt tỷ lệ giảm 60,4%.

Dự kiến tên gọi 36 xã, phường và trụ sở chính sau sáp nhập ở Bình Dương

Dự kiến tên gọi 36 xã, phường và trụ sở chính sau sáp nhập ở Bình Dương

VOV.VN - Theo định hướng của Trung ương và tiêu chí về diện tích, dân số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương thống nhất phương án sáp nhập, dự kiến giảm xuống còn 36 đơn vị hành chính cấp xã (24 phường, 12 xã), đạt tỷ lệ giảm 60,4%.

TP.HCM lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu
TP.HCM lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu

VOV.VN - TP.HCM đang tiến hành lấy ý kiến cử tri về đề xuất sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số với hai tỉnh lân cận là Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu để thành lập một TP.HCM mới.

TP.HCM lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu

TP.HCM lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu

VOV.VN - TP.HCM đang tiến hành lấy ý kiến cử tri về đề xuất sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số với hai tỉnh lân cận là Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu để thành lập một TP.HCM mới.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao