111111

Doanh nghiệp "mắc kẹt" giữa lệnh di dời và thông tin sáp nhập tỉnh Bình Dương

VOV.VN - Bình Dương đang tích cực thực hiện đề án di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp ở phía Nam lên khu vực phía Bắc của tỉnh. Thời hạn doanh nghiệp di dời đang cận kề, thì Bình Dương sáp nhập TPHCM. Điều này đẩy các doanh nghiệp vào thế "tiến thoái lưỡng nan", không biết tiếp tục di dời hay chờ đợi.

Doanh nghiệp “tiến thoái lưỡng nan" giữa hai dòng thông tin

Việc thực hiện Đề án di dời các doanh nghiệp tại Bình Dương nhằm giải phóng quỹ đất "vàng" ở phía Nam để phát triển đô thị và không gian xanh, nâng cao chất lượng sống tại các khu vực trung tâm sầm uất. Đây cũng là giải pháp xóa bỏ "vùng trũng" kinh tế ở phía Bắc, tạo động lực phát triển đồng đều cho toàn tỉnh.

Theo lộ trình, các doanh nghiệp ở TP.Thuận An sẽ di dời trong năm 2028; doanh nghiệp ở các TP.Tân Uyên, Thủ Dầu Một, Bến Cát và Dĩ An sẽ di dời trong năm 2029. 

Để chuẩn bị di dời, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lên kế hoạch, thậm chí đầu tư vào việc xây dựng cơ sở mới ở phía Bắc, với hy vọng tuân thủ đúng chủ trương của tỉnh và sớm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa điểm mới.

Giữa lúc các doanh nghiệp đang gấp rút chuẩn bị di dời thì thông tin Bình Dương sáp nhập với TPHCM, tạo ra một làn sóng lo ngại. Bởi theo doanh nghiệp, việc sáp nhập này có thể khiến Bình Dương phải thay đổi toàn bộ chiến lược phát triển.

Tình thế này đẩy các doanh nghiệp vào thế "tiến thoái lưỡng nan" là tiếp tục di dời hay tạm dừng chờ đợi các quyết sách mới.

Bà Trương Thị Thúy Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương bày tỏ, Hiệp hội có hơn 25 thành viên, hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc di dời gặp rất nhiều khó khăn về đất, vốn, và công nhân. Do đó, doanh nghiệp mong muốn cần có thông tin rõ ràng.

Nếu vẫn phải di dời, cần có danh sách cụ thể doanh nghiệp nào đi, doanh nghiệp nào đủ điều kiện ở lại để chuẩn bị tâm thế. Có như vậy, doanh nghiệp mới kịp tiến độ di dời, ổn định sản xuất.

"Bây giờ, chúng tôi mong muốn tỉnh sớm đánh giá cụ thể doanh nghiệp nào được ở lại, doanh nghiệp nào phải đi để có hướng đi chính xác, thực hiện cho phù hợp. Tình trạng đi không đi mà ở cũng không biết ở được hay không khiến chúng tôi không thể phát triển, không thể ổn định được sản xuất và kinh doanh. Do đó, mong muốn của doanh nghiệp chủ trương này vẫn thực hiện thì các sở, ban ngành cần đánh giá sớm, càng sớm càng tốt", bà Liên nói. 

Kỳ vọng vào tương lai tinh gọn

Sự chưa rõ ràng trong định hướng đã khiến nhiều doanh nghiệp không thể đưa ra quyết định đầu tư dài hạn một cách dứt khoát. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng và thậm chí cả sự ổn định việc làm cho hàng ngàn lao động.

Bà Phan Lê Diễm Trang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Bình Dương chia sẻ, việc hợp nhất với TPHCM để nhằm tinh gọn bộ máy là điều doanh nghiệp cảm thấy phấn khởi vì sẽ bỏ bớt các thủ tục. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn mong rằng việc di dời nên có thêm thông tin rõ ràng và mong rằng khi sáp nhập sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết 68.

Bà Trang nói thêm: "Việc sáp nhập được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi, nhưng cụ thể ra sao thì vẫn chưa rõ ràng. Do đó, mong muốn của doanh nghiệp là bộ máy mới khi đi vào hoạt động phải thực sự cụ thể, rõ ràng, và mang lại những điều kiện thuận lợi thiết thực cho doanh nghiệp như đơn giản hóa thủ tục. Cũng mong rằng dù sáp nhập nào thì cũng trên tinh thần hiệu quả hơn, thuận lợi hơn và có sự hướng dẫn rõ ràng".

Trước những băn khoăn của cộng đồng doanh nghiệp, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cho biết, Bình Dương có quy hoạch riêng, nhưng khi sáp nhập về TPHCM sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với định hướng chung của siêu đô thị trong tương lai.

Về kế hoạch di dời các doanh nghiệp, Sở Công Thương khẳng định, hiện tại, việc di dời sẽ tạm ngưng chờ bàn giao và thống nhất quy hoạch với TPHCM, sau đó mới tiến hành các bước thực hiện tiếp theo.

Vị lãnh đạo Sở Công Thương cũng nhấn mạnh rằng việc di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, phòng cháy, quy hoạch là việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc di dời các doanh nghiệp vào khu, cụm công nghiệp sẽ là cơ hội để họ tái cơ cấu sản xuất, ổn định lâu dài và bảo vệ môi trường.

Sở Công Thương cam kết, khi thực hiện, sẽ có các bước rõ ràng, chính sách hỗ trợ thỏa đáng để doanh nghiệp yên tâm.

Theo quy hoạch, Bình Dương hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, là trung tâm kinh tế năng động, hiện đại của khu vực Đông Nam Á. Để đạt mục tiêu này, từ năm 2019, tỉnh đã triển khai đề án di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp vào các khu công nghiệp tập trung, nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dành quỹ đất cho thương mại, dịch vụ, đô thị.

Lãnh đạo tỉnh đã khảo sát, lựa chọn Khu công nghiệp Bình Đường (TP. Dĩ An) với diện tích 16,5ha và có 19 doanh nghiệp đang hoạt động làm nơi thí điểm. Sau khi thí điểm, tỉnh sẽ tổ chức họp và rút kinh nghiệm, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, người lao động và mục tiêu phát triển chung.

Các bước đã được thực hiện nhưng hiện tại phải tạm ngưng vì thực hiện sáp nhập với TPHCM.

DN.jpg

Bình Dương: Đảm bảo điều kiện tốt để doanh nghiệp di dời vào khu công nghiệp

VOV.VN - Bình Dương đang thực hiện đề án di dời doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp để tránh ô nhiễm môi trường, nhường chỗ cho quy hoạch đô thị hiện đại. Đằng sau chủ trương này là nỗi lo lắng, trăn trở của hàng nghìn doanh nghiệp về bài toán chi phí, nhân công và tương lai của những mảnh đất "vàng" sau di dời.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bình Dương khởi công cụm công nghiệp Tam Lập 2, đón doanh nghiệp di dời
Bình Dương khởi công cụm công nghiệp Tam Lập 2, đón doanh nghiệp di dời

VOV.VN - Ngày 6/12, UBND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương tổ chức khởi công xây dựng Cụm công nghiệp Tam Lập 2, ở ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập.

Bình Dương khởi công cụm công nghiệp Tam Lập 2, đón doanh nghiệp di dời

Bình Dương khởi công cụm công nghiệp Tam Lập 2, đón doanh nghiệp di dời

VOV.VN - Ngày 6/12, UBND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương tổ chức khởi công xây dựng Cụm công nghiệp Tam Lập 2, ở ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập.

“Trăm mối lo" của công nhân, doanh nghiệp Bình Dương khi phải di dời
“Trăm mối lo" của công nhân, doanh nghiệp Bình Dương khi phải di dời

VOV.VN - Việc di dời khoảng 2.900 nhà máy từ khu vực phía Nam sang khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Việc di dời này được cho là sẽ mang lại nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều lo lắng cho người lao động, doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi công năng, di dời.

“Trăm mối lo" của công nhân, doanh nghiệp Bình Dương khi phải di dời

“Trăm mối lo" của công nhân, doanh nghiệp Bình Dương khi phải di dời

VOV.VN - Việc di dời khoảng 2.900 nhà máy từ khu vực phía Nam sang khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Việc di dời này được cho là sẽ mang lại nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều lo lắng cho người lao động, doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi công năng, di dời.

Bình Dương từng bước di dời 2.900 doanh nghiệp khỏi khu dân cư
Bình Dương từng bước di dời 2.900 doanh nghiệp khỏi khu dân cư

VOV.VN - Hôm nay (17/4), lãnh đạo Ban quản lí các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết đơn vị đang xây dựng phương án, lộ trình để tham mưu lãnh đạo tỉnh về việc di dời các doanh nghiệp ra khỏi khu dân cư.

Bình Dương từng bước di dời 2.900 doanh nghiệp khỏi khu dân cư

Bình Dương từng bước di dời 2.900 doanh nghiệp khỏi khu dân cư

VOV.VN - Hôm nay (17/4), lãnh đạo Ban quản lí các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết đơn vị đang xây dựng phương án, lộ trình để tham mưu lãnh đạo tỉnh về việc di dời các doanh nghiệp ra khỏi khu dân cư.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao