111111

Ông Hegseth “gây bão” khi tạm dừng chuyển vũ khí cho Ukraine không qua Nhà Trắng

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã tạm dừng 11 chuyến bay viện trợ quân sự đến Ukraine vào đầu năm nay mà không thông báo cho tổng thống hoặc các quan chức cấp cao khác của Lầu Năm Góc, Reuters đưa tin. Thông tin này đã khiến ông Hegseth chịu nhiều chỉ trích.

Khoảng một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, quân đội Mỹ đã yêu cầu 3 đơn vị vận chuyển hàng hóa hoạt động tại Căn cứ Không quân Dover ở Delaware và một căn cứ của Mỹ tại Qatar dừng 11 chuyến bay chở đạn pháo và các loại vũ khí khác đến Ukraine.

Trong vòng vài giờ, Washington nhận được những câu hỏi dồn dập từ phía Ukraine và từ các quan chức ở Ba Lan - nơi các chuyến hàng được điều phối. Ai đã ra lệnh cho Bộ Tư lệnh Vận tải Mỹ (TRANSCOM), dừng các chuyến bay? Liệu các chuyến hàng viện trợ sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn hay chỉ là tạm thời?

Các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu tại Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ không thể đưa ra câu trả lời. Trong vòng một tuần, các chuyến bay đã được thực hiện trở lại.

Theo hồ sơ của TRANSCOM, mệnh lệnh được đưa ra từ văn phòng của Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth. Người phát ngôn của TRANSCOM cho biết cơ quan này đã nhận được mệnh lệnh thông qua Ban Tham mưu Liên hợp của Lầu Năm Góc.

Quyết định hủy bỏ các chuyến bay chở hàng viện trợ diễn ra sau khi ông Trump kết thúc cuộc họp về Ukraine tại Phòng Bầu dục vào ngày 30/1 về Ukraine. Cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth và các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu khác, Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin cho biết. Trong cuộc họp, ý tưởng ngừng viện trợ cho Ukraine đã được đề xuất, nhưng Tổng thống Trump không đưa ra bất cứ chỉ thị nào.

Theo các nguồn tin trên, ông Trump và các quan chức an ninh quốc gia cấp cao khác của Mỹ không hề hay biết về quyết định của Bộ trưởng Hegseth.

Khi được hỏi về thông tin trên, Nhà Trắng nói rằng, quyết định của ông phù hợp với lập trường của chính quyền vào thời điểm đó. Tuy vậy, Nhà Trắng không giải thích tại sao các quan chức an ninh quốc gia cấp cao không hề biết về mệnh lệnh hoặc tại sao lệnh này lại bị đảo ngược nhanh chóng như vậy.

Theo Reuters xem xét, việc hủy bỏ các chuyến hàng viện trợ khiến TRANSCOM thiệt hại 2,2 triệu USD.

Những biến động trong Lầu Năm Góc

Mark Cancian, chuyên gia quốc phòng tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế nhận định: “Quyết định của ông Hegseth phù hợp với chính sách của chính quyền là hành động nhanh chóng, phá vỡ mọi thứ và xem xét sau. Đó có thể là triết lý quản lý của họ. Tuy vậy, với những tổ chức đã tồn tại lâu đời, điều này sẽ tạo ra vấn đề lớn”.

Theo Reuters, việc Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth quyết định tạm dừng 11 chuyến bay viện trợ quân sự mà không thông qua chính quyền cho thấy nhiều lỗ hổng trong việc thực hiện chính sách an ninh quốc gia của Mỹ. Nhiều quan chức cho biết, Lầu Năm Góc đang bị ảnh hưởng bởi những bất đồng nội bộ về chính sách đối ngoại và đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm.

Quyết định hủy bỏ các chuyến hàng viện trợ đã khiến Ukraine bất ngờ. Theo một quan chức Ukraine, các quan chức nước này Ukraine đã nhanh chóng đề nghị Mỹ trả lời thông qua nhiều kênh nhưng họ không có được bất kỳ thông tin hữu ích nào. Sau đó, Washington giải thích với Kiev rằng, đây là "vấn đề chính trị nội bộ", nguồn tin cho biết.

Việc vận chuyển vũ khí của Mỹ đến Ukraine cần có sự chấp thuận của nhiều cơ quan và có thể mất nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng để hoàn thành, tùy thuộc vào quy mô và khối lượng của các lô hàng. Phần lớn viện trợ quân sự của Mỹ được đưa đến một trung tâm hậu cần ở Ba Lan trước khi chuyển giao và vận chuyển tới Ukraine. Trung tâm này có thể lưu trữ hàng hóa trong thời gian dài.

Những tiết lộ trên được đưa ra vào thời điểm có nhiều biến động trong Lầu Năm Góc. Một số cố vấn cấp cao của ông Hegseth đã bị buộc cho thôi việc vào ngày 15/4 với cáo buộc cáo buộc tiết lộ thông tin mật trái phép. Còn Bộ trưởng Hegseth phải chịu sự giám sát từ nhiều cơ quan, trong đó có cả Quốc hội, về các thông tin liên lạc của ông.

Ba nguồn thạo tin cho biết, ông Hegseth đã hiểu sai ý định của tổng thống trong các cuộc thảo luận về chính sách của Ukraine và các chuyến hàng viện trợ. Còn theo 4 nguồn tin khác, một nhóm nhỏ nhân viên bên trong Lầu Năm Góc – từng lên tiếng phản đối viện trợ của Mỹ cho Ukraine trong nhiều năm, đã khuyên ông Hegseth cân nhắc tạm dừng viện trợ cho quốc gia này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Cơn ác mộng đối với tàu sân bay hạng nặng của hải quân Mỹ đang bắt đầu?
Cơn ác mộng đối với tàu sân bay hạng nặng của hải quân Mỹ đang bắt đầu?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia quân sự đã tỏ ra lo ngại về khả năng tàu sân bay Mỹ bị một thế lực đối đầu làm tê liệt hoặc đánh chìm, dù trên thực tế, Washington chưa bị mất tàu sân bay nào kể từ Thế chiến II.

Cơn ác mộng đối với tàu sân bay hạng nặng của hải quân Mỹ đang bắt đầu?

Cơn ác mộng đối với tàu sân bay hạng nặng của hải quân Mỹ đang bắt đầu?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia quân sự đã tỏ ra lo ngại về khả năng tàu sân bay Mỹ bị một thế lực đối đầu làm tê liệt hoặc đánh chìm, dù trên thực tế, Washington chưa bị mất tàu sân bay nào kể từ Thế chiến II.

Có lợi thế bất ngờ, Nga chơi đòn tâm lý gây căng thẳng cho Ukraine và châu Âu
Có lợi thế bất ngờ, Nga chơi đòn tâm lý gây căng thẳng cho Ukraine và châu Âu

VOV.VN - Theo giới phân tích, Nga đang có một lợi thế mà Ukraine thiếu vắng, đó là sự hỗ trợ trực tiếp về sức mạnh quân sự của đối tác bên ngoài. Lợi thế này cùng với đòn tâm lý mà Nga tung ra đã khiến Ukraine và châu Âu lo ngại.

Có lợi thế bất ngờ, Nga chơi đòn tâm lý gây căng thẳng cho Ukraine và châu Âu

Có lợi thế bất ngờ, Nga chơi đòn tâm lý gây căng thẳng cho Ukraine và châu Âu

VOV.VN - Theo giới phân tích, Nga đang có một lợi thế mà Ukraine thiếu vắng, đó là sự hỗ trợ trực tiếp về sức mạnh quân sự của đối tác bên ngoài. Lợi thế này cùng với đòn tâm lý mà Nga tung ra đã khiến Ukraine và châu Âu lo ngại.

Thỏa thuận khoáng sản được ký kết: Mỹ trao cho Ukraine đòn bẩy mới
Thỏa thuận khoáng sản được ký kết: Mỹ trao cho Ukraine đòn bẩy mới

VOV.VN - Bước đột phá trong tuần này về thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Ukraine khó có thể làm thay đổi lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với kế hoạch hòa bình của Tổng thống Donald Trump. Hiện, Nhà Trắng vẫn chưa tìm ra cách thức để thay đổi điều này.

Thỏa thuận khoáng sản được ký kết: Mỹ trao cho Ukraine đòn bẩy mới

Thỏa thuận khoáng sản được ký kết: Mỹ trao cho Ukraine đòn bẩy mới

VOV.VN - Bước đột phá trong tuần này về thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Ukraine khó có thể làm thay đổi lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với kế hoạch hòa bình của Tổng thống Donald Trump. Hiện, Nhà Trắng vẫn chưa tìm ra cách thức để thay đổi điều này.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao