111111

Lộ kế hoạch “sinh tử” của Ukraine nếu Mỹ rút khỏi đàm phán hòa bình

VOV.VN - Ukraine được cho là đang âm thầm thực hiện kế hoạch dự phòng trong trường hợp Mỹ từ bỏ nỗ lực đàm phán nhằm tìm kiếm thỏa thuận hòa bình chấm dứt cuộc xung đột.

Trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa từ bỏ nỗ lực ngoại giao nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine và có khả năng cắt đứt viện trợ quân sự cho Ukraine, nhiều người đã bày tỏ lo ngại về triển vọng của Kiev nếu thiếu vắng sự hỗ trợ của Mỹ.

Khi các đợt chuyển giao hàng viện trợ của Mỹ bị đóng băng và tiền tuyến dịch chuyển khá nhiều vào mùa đông năm 2024, Ukraine đã tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí từ những nơi khác, đồng thời tăng cường năng lực sản xuất khí tài quân sự trong nước, với sự hậu thuẫn của nhiều đối tác châu Âu. Kiev được cho là đã chuẩn bị một kế hoạch dự phòng trong trường hợp Mỹ cắt đứt hoàn toàn viện trợ.

Kế hoạch “sinh tử” của Ukraine

Trong bối cảnh các gói viện trợ cuối cùng của Mỹ dành cho Ukraine dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ hết hạn trước mùa hè năm nay, nhiều người coi thỏa thuận khoáng sản mà Washington và Kiev ký kết trong tuần qua là “chìa khóa tiềm năng” để mở đường cho đợt chuyển giao vũ khí mới của Mỹ. Nhưng thỏa thuận này không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo về an ninh hoặc viện trợ mà Mỹ sẽ dành cho Ukraine.

Mặc dù chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo với Quốc hội về ý định phê duyệt xuất khẩu vũ khí trị giá ít nhất 50 triệu USD cho Ukraine vào hôm 30/4, nhưng Kiev và các đồng minh châu Âu biết rằng sự hỗ trợ của Washington sẽ không kéo dài mãi mãi.

Ông Mykola Bielieskov - nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia có trụ sở tại Kiev cho rằng: “Dường như mọi người đã bỏ lỡ một điều khi thảo luận về khả năng viện trợ của Mỹ.  Trong mọi kịch bản hợp lý, viện trợ cuối cùng sẽ kết thúc, ngay cả khi Ukraine chấp nhận đề xuất thỏa thuận hòa bình của Mỹ. Vậy thì việc đồng ý với một thỏa thuận như vậy có nghĩa lý gì nếu họ không nhận thêm được khoản viện trợ nào nữa?”.

Nếu dòng chảy vũ khí của Mỹ bị cắt đứt, Ukraine sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng vẫn là ẩn số lớn. Đây là bài toán nan giải mà Tổng thống Zelensky và các trợ lý của ông đã nỗ lực giải quyết kể từ năm 2023. Sau cuộc phản công mùa hè thất bại và việc Nga đạt được bước tiến lớn tại Avdiivka, Kiev đã đưa ra quyết định: đặt cược vào chính mình. Họ đã xây dựng một chiến lược dài hạn để có thể trụ vững trong cuộc xung đột.

“Chiến trường thay đổi sau mỗi sáu tháng. Đó là điều khiến cuộc chiến này khác biệt so với những cuộc chiến khác. Sự đổi mới đang giúp chúng tôi giành được lợi thế”, trung sỹ Oleksandr Yarmak, thuộc lực lượng vận hành hệ thống không người lái của quân đội Ukraine cho biết.

Theo ông Oleksandr Yarmak, việc kết hợp giữa các loại vũ khí đơn giản và phức tạp là một trong những yếu tố giúp Ukraine khắc phục khó khăn. Súng và đạn pháo của Mỹ vẫn đóng vai trò quan trọng, nhưng không còn trở thành yếu tố quyết định. Máy bay không người lái đã thay thế phần lớn chúng.

Năm 2024, Ukraine đã sản xuất hơn hai triệu máy bay không người lái FPV và hàng nghìn chiếc UAV khác để tấn công các mục tiêu có giá trị cao, trong đó có kho đạn dược và dầu mỏ của Nga, nằm cách xa khoảng 1.700 km.

Sử dụng kho vũ khí không người lái mới của mình, Ukraine đang xây dựng một vùng sát thương rộng khoảng 14km dọc theo tuyến đầu, làm chậm bước tiến của Nga.

Khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính

Thách thức đối với Ukraine là làm thế nào để tiếp tục tài trợ cho nỗ lực chiến đấu của quân đội nước này. Theo Tổng thống Zelensky, vào năm 2024, khoảng 30% nguồn lực quốc phòng của Ukraine do Mỹ tài trợ, 30% do châu Âu tài trợ và phần còn lại đến từ năng lực sản xuất của Ukraine. Trong bối cảnh chính sách của Nhà Trắng ngày càng khó lường, Ukraine và các đối tác châu Âu đang nỗ lực hành động.

Châu Âu đang ưu tiên tìm kiếm bệ phóng và tên lửa Patriot để cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đang cản trở việc mua sắm quân sự, một quan chức EU nói với The Telegraph.  Vì thế giải pháp thay thế là chuyển giao cho Kiev các hệ thống phòng không của Pháp và Italy. Nhưng những hệ thống này cần có radar tốt hơn để bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine trước những cuộc tấn công mà Nga thực hiện. Nhưng chỉ riêng hệ thống phòng không sẽ không đủ để giúp Ukraine giành lợi thế trong cuộc chiến. Vì thế các nước đối tác đã giải quyết vấn đề thông qua việc tài trợ trực tiếp cho hoạt động sản xuất quốc phòng trong nước của Ukraine.

Nhiều quốc gia châu Âu xem xét sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Nga ở nước ngoài để duy trì hoạt động của ngành quốc phòng Ukraine. Điều này này cho phép Kievmở rộng quy mô sản xuất trong nước với tốc độ nhanh hơn. Trụ cột thứ hai trong chiến lược của Ukraine là đưa các công ty quốc phòng nước ngoài vào hoạt động tại nước này, biến chiến trường thành một xưởng sản xuất. Tập đoàn BAE Systems của Anh hiện đang sửa chữa xe bọc thép và pháo trên lãnh thổ Ukraine.

Tập đoàn Rheinmetall của Đức, nổi tiếng với việc sản xuất các loại đạn pháo 155mm cũng có kế hoạch mở các cơ sở mới tại Ukraine để bảo dưỡng xe tăng Leopard và hệ thống pháo của Đức.

Những lỗ hổng quan trọng

Theo giới phân tích, vẫn còn những lỗ hổng quan trọng mà Ukraine và các đối tác châu Âu không thể lấp đầy nếu thiếu sự hợp tác của Mỹ.  Sẽ có 2 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là chia sẻ thông tin tình báo và phòng không.

"Không có sự thay thế nào cho cả hai lĩnh vực này ở Ukraine. Châu Âu không thể bù đắp hoàn toàn ", ông Bielieskov nhấn mạnh.

Việc Ukraine phụ thuộc vào các loại đạn dược tầm xa khan hiếm và đắt đỏ cũng là một hạn chế. Kiev đang chạy đua với thời gian để chế tạo một thế hệ tên lửa nội địa mới, nhưng họ "chưa sẵn sàng" cho một chiến dịch dài hạn, bền vững.

Chuyên gia George Barros tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ cho rằng: “Ukraine rất có kinh nghiệm trong việc tấn công các mục tiêu trong phạm vi 30 km tính từ tiền tuyến. Nhưng để phá hủy các kho đạn dược, tấn công các nguồn cung cấp nhiên liệu và phá hủy các boongke chỉ huy và kiểm soát của đối phương, họ phải dựa vào hệ thống HIMARS của Mỹ”. Vì thế, việc Ukraine có thể chống chịu được bao lâu với các loại vũ khí còn lại của Mỹ là điều rất khó dự đoán.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Thỏa thuận khoáng sản được ký kết: Mỹ trao cho Ukraine đòn bẩy mới
Thỏa thuận khoáng sản được ký kết: Mỹ trao cho Ukraine đòn bẩy mới

VOV.VN - Bước đột phá trong tuần này về thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Ukraine khó có thể làm thay đổi lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với kế hoạch hòa bình của Tổng thống Donald Trump. Hiện, Nhà Trắng vẫn chưa tìm ra cách thức để thay đổi điều này.

Thỏa thuận khoáng sản được ký kết: Mỹ trao cho Ukraine đòn bẩy mới

Thỏa thuận khoáng sản được ký kết: Mỹ trao cho Ukraine đòn bẩy mới

VOV.VN - Bước đột phá trong tuần này về thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Ukraine khó có thể làm thay đổi lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với kế hoạch hòa bình của Tổng thống Donald Trump. Hiện, Nhà Trắng vẫn chưa tìm ra cách thức để thay đổi điều này.

Bất ngờ những vũ khí trăm tuổi tái xuất trên chiến trường Ukraine
Bất ngờ những vũ khí trăm tuổi tái xuất trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, các bên không chỉ triển khai những vũ khí hiện đại như máy bay không người lái, ống ngắm nhiệt và súng trường tiêu chuẩn NATO mà còn những loại vũ khí cổ điển, chẳng hạn như súng trường nạp đạn bằng khóa nòng từ đầu những năm 1900, súng tiểu liên từ Thế chiến II...

Bất ngờ những vũ khí trăm tuổi tái xuất trên chiến trường Ukraine

Bất ngờ những vũ khí trăm tuổi tái xuất trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, các bên không chỉ triển khai những vũ khí hiện đại như máy bay không người lái, ống ngắm nhiệt và súng trường tiêu chuẩn NATO mà còn những loại vũ khí cổ điển, chẳng hạn như súng trường nạp đạn bằng khóa nòng từ đầu những năm 1900, súng tiểu liên từ Thế chiến II...

Vì sao lệnh ngừng bắn 72 giờ của Nga chưa đủ xoa dịu ông Trump?
Vì sao lệnh ngừng bắn 72 giờ của Nga chưa đủ xoa dịu ông Trump?

VOV.VN - Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn kéo dài trong 72 giờ song song với việc đưa ra điều kiện bắt buộc để chấm dứt xung đột. Điều này cho thấy chiến thuật “vừa cứng vừa mềm” của Moscow khi Mỹ gây sức ép buộc các bên tiến tới thỏa thuận hòa bình.

Vì sao lệnh ngừng bắn 72 giờ của Nga chưa đủ xoa dịu ông Trump?

Vì sao lệnh ngừng bắn 72 giờ của Nga chưa đủ xoa dịu ông Trump?

VOV.VN - Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn kéo dài trong 72 giờ song song với việc đưa ra điều kiện bắt buộc để chấm dứt xung đột. Điều này cho thấy chiến thuật “vừa cứng vừa mềm” của Moscow khi Mỹ gây sức ép buộc các bên tiến tới thỏa thuận hòa bình.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao