VOV.VN - Lễ mừng cơm mới là bức tranh sinh động, phản ánh chiều sâu tâm thức nông nghiệp của đồng bào Thổ. Giữa nhịp sống hiện đại, nghi lễ truyền thống này chính là sợi dây gắn kết cộng đồng, bảo tồn và tôn vinh bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc.
VOV.VN - Dâng lên tổ tiên những hạt nếp thơm trong vụ mới, cùng các sản vật tự tay mình làm ra, Lễ mừng Cơm mới do người Khơ Mú ở Than Uyên (Lai Châu) tổ chức cũng chính là dịp để bà con gặp gỡ, vui chơi, chào mừng Tết Độc lập 2/9, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc.
VOV.VN - Tháng 6 - mùa lúa chín về cũng là lúc đồng bào dân tộc Thái xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) tổ chức lễ mừng cơm mới. Đây là nét đẹp văn hoá truyền thống, đồng thời là cơ hội quảng bá, giới thiệu thương hiệu “Gạo Phù Yên".
VOV.VN - Trong hệ thống các nghi lễ nông nghiệp của người M’nông, nghi Lễ mừng cơm mới hay còn gọi là “Tết cơm mới’ có ý nghĩa quan trọng nhất. Nghi lễ này không chỉ hàm chứa giá trị văn hóa tâm linh độc đáo nhằm tôn vinh cây lúa, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, mong sự bình yên cho cả gia đình, ƀon làng trong một năm mới.
VOV.VN - UBND huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên vừa phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
VOV.VN - Lễ công bố quyết định Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam, thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Yên Bái được tổ chức với quy mô nhỏ, nhưng có sự lan tỏa rộng lớn thông qua hình thức trực tuyến.
VOV.VN - Tháng 10 âm lịch, khi các thửa ruộng bậc thang rực lên màu lúa chín thì cũng là lúc người Tày ở huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) rộn ràng cho Lễ mừng cơm mới với ý nghĩa tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa vụ tốt tươi, nhà nhà no ấm.
VOV.VN - Hàng năm sau khi thu hoạch mùa màng, dân tộc Lự ở tỉnh Lai Châu lại tổ chức lễ mừng cơm mới để cúng báo tổ tiên, tạ ơn trời đất và cầu mong mùa màng.