111111

Robot vũ trang tự nhả đạn: “Đội quân thép” của Ukraine trên chiến trường

VOV.VN - Các binh sỹ Ukraine đã tăng cường trang bị cho robot mặt đất súng trường và các loại vũ khí khác, cho phép chúng tấn công đối phương thay vì tự đặt họ vào tình thế nguy hiểm.

Robot vũ trang tự nhả đạn

Robot là một phần trong cuộc chạy đua công nghệ đang diễn ra trên chiến trường Ukraine. Oleksandr Yabchanka – người phụ trách đơn vị robot của Tiểu đoàn Da Vinci Wolves của Ukraine cho biết, giá trị của những robot này nằm ở việc chúng có thể làm những điều mà ngay cả các binh sỹ dũng cảm nhất của Ukraine cũng không làm được.

Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty ở Ukraine và các quốc gia đối tác đang nghiên cứu phát triển robot mặt đất để sơ tán người bị thương, vận chuyển và đặt mìn nổ tại các vị trí của đối phương, thậm chí bắn vũ khí vào các mục tiêu của Nga. Công nghệ này không phải là mới trong cuộc chiến, nhưng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Nếu được sử dụng rộng rãi, robot mặt đất có thể mang lại lợi thế cho Ukraine, trong bối cảnh lực lượng nước này vẫn bị áp đảo trước Nga về nhân lực, vật lực. Hơn nữa, Kiev đang phải đối mặt với sự thiếu chắc chắn về các khoản chảy viện trợ của phương Tây.

Các robot của Ukraine có nhiều hình dạng khác nhau: một số được đặt cố định và trông giống như một khẩu súng trên giá đỡ, một số khác có thể di chuyển chẳng hạn như robot có bánh xe.

Ở các vị trí được tăng cường như chiến hào, binh sỹ Ukraine thường có một điểm cố định để bắn súng máy và các loại vũ khí khác. Những binh sỹ vận hành các loại vũ khí đó rất dễ bị bắn trả, vì vậy việc triển khai robot thay thế là giải pháp hữu hiệu. Theo Yabchanka, khi quân đội Nga xác định được nơi phát ra hỏa lực từ phía Ukraine, họ sẽ tấn công bằng pháo binh, máy bay không người lái hoặc súng phóng lựu. Với sự xuất hiện của những hệ thống tự động trên chiến trường, Ukraine có thể đưa robot vào vị trí đó để thay thế con người.

Yabchanka cho biết, robot có thể thực hiện những công việc mà các binh sỹ không thể làm được, chẳng hạn như tiếp tục bắn dù bị đối phương đáp trả. Robot này giống như tháp pháo điều khiển từ xa, rất hiệu quả. Một số robot khác cũng thay thế vai trò súng phóng lựu tự động, chẳng hạn như robot "Burya" do công ty Frontline của Ukraine phát triển. Thực chất, đây là một tháp pháo phóng lựu từ xa có thể gắn trên xe bánh xích hoặc chân máy.

Ukraine ngày càng đầu tư phát triển robot di động có vũ khí. Hồi tháng 4/2025, Bộ Quốc phòng Ukraine đã phê duyệt việc sử dụng tổ hợp robot mặt đất D-21-12R của nước này, được trang bị súng máy Browning cỡ nòng .50 do Mỹ sản xuất.

Nhưng Yabchanka cho biết, các robot ngắm bắn di động vẫn chưa được sử dụng ở quy mô lớn, vì thế khó tạo ra tác động đáng kể dọc chiến tuyến. Sở dĩ việc sử dụng vẫn còn nhiều hạn chế là bởi sự kết nối đôi khi gặp khó khăn. Nga có thể gây nhiễu hoặc tấn công một robot đang di chuyển khiến Ukraine mất khả năng kiểm soát.

Thách thức lớn nhất đối với Ukraine

Ukraine đang sử dụng robot thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng Yabchanka cho biết, thách thức lớn nhất là triển khai robot thực hiện chức năng bắn. Các nhiệm vụ khác như sơ tán thương vong hoặc cài đặt mìn nổ ít phức tạp hơn.

Robot đang được sử dụng ngày càng nhiều trên chiến trường nhưng không phải tất cả các đơn vị của Ukraine đều có quyền truy cập hoặc sử dụng chúng với số lượng lớn. Đơn vị của Yabchanka đã tiên phong trong việc sử dụng robot và sau đó chia sẻ kinh nghiệm với những đơn vị khác.

Công nghệ robot không phải là mới, nhưng ngày càng có nhiều quốc gia nhận thức được tiềm năng của công nghệ này trong xung đột. Nhiều quốc gia phương Tây đã rút ra bài học từ cuộc xung đột Ukraine và đang nỗ lực phát triển robot mặt đất hay máy bay không người lái. Một số công ty phương Tây cũng đang sản xuất các phương tiện này và có sản phẩm đang được sử dụng tại Ukraine. Chẳng hạn phương tiện mặt đất không người lái THeMIS của nhà sản xuất xe robot Milrem Robotics (Estonia) đã có mặt tại Ukraine.

Ông Kuldar Väärsi, giám đốc điều hành của Milrem Robotics cho biết, robot hỗ trợ quân đội Ukraine bằng cách đến "các vị trí mà họ không muốn điều quân" để tấn công và thực hiện các chức năng khác như vận chuyển thiết bị. Theo quan chức này, cuộc xung đột Nga- Ukraine đã chứng minh rằng "xe mặt đất không người lái có vị trí thực sự quan trọng trên chiến trường".

Tại Ukraine, các robot liên tục được tinh chỉnh và cải tiến. Những bình sỹ ở tuyến đầu của Ukraine thường xuyên liên lạc với các nhà sản xuất để nêu rõ những vấn đề họ gặp phải khi sử dụng robot và đề xuất các giải pháp.

Ông Kuldar Väärsi cho biết việc hợp tác với chuyên gia Ukraine rất hữu ích vì họ có nhiều kinh nghiệm trên chiến trường và nắm được điểm mạnh cũng như điểm yếu của nhiều loại vũ khí.

tu95-1436885099.jpg

Vì sao Nga để máy bay ném bom chiến lược "lộ thiên" bất chấp rủi ro lớn?

VOV.VN - Sau khi Ukraine tiến hành cuộc tập kích bằng máy bay không người lái lớn nhất từ trước tới nay vào các sân bay quân sự của Nga, phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược, một số nhà quan sát đã đặt câu hỏi tại sao Nga chưa xây dựng các hầm trú ẩn bằng bê tông dành cho những máy bay này, mà lại đặt ở ngoài trời.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nga kỳ vọng vào “quái vật” tàng hình PAK DA sau khi bị Ukraine tấn công lớn bằng UAV
Nga kỳ vọng vào “quái vật” tàng hình PAK DA sau khi bị Ukraine tấn công lớn bằng UAV

VOV.VN - Nga đang đẩy mạnh chương trình phát triển máy bay ném bom tàng hình thế hệ tiếp theo PAK DA ("Poslannik") nhằm thay thế các máy bay Tu-95 và Tu-160 cũ, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công lớn bằng UAV vào nhiều sân bay quân sự của nước này.

Nga kỳ vọng vào “quái vật” tàng hình PAK DA sau khi bị Ukraine tấn công lớn bằng UAV

Nga kỳ vọng vào “quái vật” tàng hình PAK DA sau khi bị Ukraine tấn công lớn bằng UAV

VOV.VN - Nga đang đẩy mạnh chương trình phát triển máy bay ném bom tàng hình thế hệ tiếp theo PAK DA ("Poslannik") nhằm thay thế các máy bay Tu-95 và Tu-160 cũ, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công lớn bằng UAV vào nhiều sân bay quân sự của nước này.

Ukraine thừa nhận F-16 “không có cửa” so với chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Ukraine thừa nhận F-16 “không có cửa” so với chiến đấu cơ Su-35 của Nga

VOV.VN - Người phát ngôn của lực lượng không quân Ukraine, ông Yury Ignat ngày 3/6 cho biết, máy bay chiến đấu F-16 do phương Tây cung cấp cho Ukraine không thể đối phó với các hệ thống tên lửa tiên tiến và máy bay chiến đấu mới hơn của Nga.

Ukraine thừa nhận F-16 “không có cửa” so với chiến đấu cơ Su-35 của Nga

Ukraine thừa nhận F-16 “không có cửa” so với chiến đấu cơ Su-35 của Nga

VOV.VN - Người phát ngôn của lực lượng không quân Ukraine, ông Yury Ignat ngày 3/6 cho biết, máy bay chiến đấu F-16 do phương Tây cung cấp cho Ukraine không thể đối phó với các hệ thống tên lửa tiên tiến và máy bay chiến đấu mới hơn của Nga.

Khả năng Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân chống lại Nga
Khả năng Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân chống lại Nga

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Zelensky từng tuyên bố chỉ bằng cách gia nhập NATO hoặc sở hữu đầu đạn hạt nhân, Kiev mới có thể đóng băng được chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Phát ngôn này của ông Zelensky đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia về vũ khí hạt nhân.

Khả năng Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân chống lại Nga

Khả năng Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân chống lại Nga

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Zelensky từng tuyên bố chỉ bằng cách gia nhập NATO hoặc sở hữu đầu đạn hạt nhân, Kiev mới có thể đóng băng được chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Phát ngôn này của ông Zelensky đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia về vũ khí hạt nhân.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao