111111

Mỹ từng sở hữu tên lửa phòng không hạt nhân tầm bắn 800km để đối phó Tu-95 Nga

VOV.VN - Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Canada từng sử dụng tên lửa Bomarc tầm bắn 800km, để đánh chặn máy bay ném bom chiến lược Liên Xô như Tu-95. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau khi đưa vào biên chế, Mỹ đã bắt đầu loại biên tên lửa này.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Canada từng triển khai hệ thống tên lửa đất đối không có tầm bắn xa nhất trong lịch sử, CIM-10 Bomarc. Được đưa vào biên chế năm 1959 và ngừng hoạt động năm 1972, Bomarc có tầm bắn tối đa lên tới 800 km, được thiết kế chuyên biệt để phòng thủ Bắc Mỹ trước mối đe dọa từ các máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô, điển hình là Tu-95.

Trong bối cảnh Nga tiếp tục sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-95 để tấn công các mục tiêu tại Ukraine từ khoảng cách an toàn, nhiều chuyên gia đặt câu hỏi: Vì sao không còn hệ thống phòng không tầm xa như Bomarc, loại tên lửa từng cho phép Mỹ đánh chặn máy bay từ khoảng cách 800km? Nếu sở hữu năng lực như vậy, Ukraine có thể đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách xa, trước khi chúng tiếp cận không phận. Câu trả lời nằm ở cách thiết kế và vận hành đặc biệt của Bomarc.

Vấn đề cốt lõi của Bomarc là ở công nghệ dẫn đường. Hệ thống radar dẫn đường của tên lửa được phát triển từ công nghệ thập niên 1950, không đủ chính xác để tiêu diệt máy bay bằng đầu đạn thông thường ở cự ly xa như vậy. Để khắc phục, Bomarc được trang bị đầu đạn hạt nhân loại W40, có sức công phá 7-10 kiloton. Đầu đạn này cho phép tiêu diệt máy bay ném bom của đối phương chỉ bằng sóng xung kích, ngay cả khi tên lửa lệch mục tiêu tới 800 mét.

Bomarc được triển khai trong các hầm phóng cố định, mỗi đơn vị gồm 28 bệ phóng. Hệ thống có hai biến thể là Bomarc-A và Bomarc-B.  

Bomarc-A sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, tầm bắn tối đa 450 km, tốc độ Mach 2,8, dài 14,25 mét, sải cánh 5,54 mét, nặng 6,8 tấn khi phóng.

Bomarc-B sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, đạt tốc độ Mach 3,2, tầm bắn mở rộng tới 800 km, dài 13,74 mét, sải cánh tương tự.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào đầu đạn hạt nhân lại trở thành điểm yếu chiến lược. Khi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trở thành nền tảng răn đe hạt nhân chủ lực trong thập niên 1960, vai trò của hệ thống đánh chặn máy bay ném bom bị suy giảm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, khả năng kích nổ vũ khí hạt nhân trên không phận thân thiện khiến hệ thống Bomarc bị coi là quá rủi ro về mặt chính trị và chiến thuật. Bomarc-A bắt đầu bị loại biên từ năm 1964 và toàn bộ hệ thống bị rút khỏi hoạt động vào năm 1972. Sau đó, phần lớn số tên lửa còn lại được sử dụng làm mục tiêu trong các cuộc diễn tập bắn đạn thật.

Điều khiến câu chuyện về tên lửa Bomarc cách đây vài chục năm được khơi lại là vì nó có nét tương đồng với những bước phát triển trong phòng không hiện đại.

Theo Defense Express, Nga hiện đang phát triển các loại tên lửa không đối không mang đầu đạn hạt nhân như R-33, R-37 và KS-172, với mục tiêu hạ gục nhóm máy bay ném bom chiến của đối phương lược chỉ bằng một cú đánh,  tương tự chiến lược của Mỹ với Bomarc cách đây hàng chục năm.

Trong khi phương Tây đã từ bỏ giải pháp này vì những rủi ro tiềm ẩn, Nga lại dường như đang đẩy mạnh hướng tiếp cận như vậy, một dấu hiệu cho thấy cuộc cạnh tranh về công nghệ phòng không - tấn công chiến lược vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ý đồ của Nga khi dội “mưa UAV” kỷ lục và tên lửa xuống Ukraine xuyên đêm
Ý đồ của Nga khi dội “mưa UAV” kỷ lục và tên lửa xuống Ukraine xuyên đêm

VOV.VN - Nga đã phóng số lượng kỷ lục máy bay không người lái và sử dụng tên lửa, tấn công các vùng lãnh thổ của Ukraine từ Bắc xuống Nam. Đồng thời, Moscow cũng tăng cường sản xuất vũ khí và nỗ lực thực hiện các mục tiêu đặt ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Ý đồ của Nga khi dội “mưa UAV” kỷ lục và tên lửa xuống Ukraine xuyên đêm

Ý đồ của Nga khi dội “mưa UAV” kỷ lục và tên lửa xuống Ukraine xuyên đêm

VOV.VN - Nga đã phóng số lượng kỷ lục máy bay không người lái và sử dụng tên lửa, tấn công các vùng lãnh thổ của Ukraine từ Bắc xuống Nam. Đồng thời, Moscow cũng tăng cường sản xuất vũ khí và nỗ lực thực hiện các mục tiêu đặt ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Tên lửa Iskander giăng bẫy phòng không, vượt mặt “lá chắn thép” Patriot
Tên lửa Iskander giăng bẫy phòng không, vượt mặt “lá chắn thép” Patriot

VOV.VN - Trong những ngày gần đây, Nga liên tiếp tiến hành các cuộc tấn công trên không vào Ukraine, sử dụng kết hợp nhiều loại vũ khí như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay không người lái, trong đó đáng chú ý là tên lửa đạn đạo Iskander-M và KN-23.

Tên lửa Iskander giăng bẫy phòng không, vượt mặt “lá chắn thép” Patriot

Tên lửa Iskander giăng bẫy phòng không, vượt mặt “lá chắn thép” Patriot

VOV.VN - Trong những ngày gần đây, Nga liên tiếp tiến hành các cuộc tấn công trên không vào Ukraine, sử dụng kết hợp nhiều loại vũ khí như tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay không người lái, trong đó đáng chú ý là tên lửa đạn đạo Iskander-M và KN-23.

Phòng không phương Tây bất lực trước tên lửa Iskander của Nga?
Phòng không phương Tây bất lực trước tên lửa Iskander của Nga?

VOV.VN - Tập đoàn quốc phòng Nga Rostec tuyên bố tên lửa Iskander có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không phương Tây và đánh trúng mục tiêu với độ chính xác tuyệt đối.

Phòng không phương Tây bất lực trước tên lửa Iskander của Nga?

Phòng không phương Tây bất lực trước tên lửa Iskander của Nga?

VOV.VN - Tập đoàn quốc phòng Nga Rostec tuyên bố tên lửa Iskander có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không phương Tây và đánh trúng mục tiêu với độ chính xác tuyệt đối.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao