111111

Những lý do khiến động cơ ô tô bị quá tải nhiệt vào mùa hè

VOV.VN - Khi động cơ ô tô bị quá tải nhiệt sẽ dẫn tới nguy cơ cháy nổ, gây mất an toàn cho hành khách trên xe. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục ra sao?

Quá nhiệt là một trong những lỗi động cơ xe nguy hiểm mà các tài xế khi vận hành xe lưu thông trên đường cần lưu ý. Nếu ô tô gặp tình trạng động cơ bị quá nhiệt, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết là đèn chỉ báo trên bảng điều khiển, thường hiển thị bật sáng biểu tượng là hình một chiếc nhiệt kế. Bên cạnh đó, kim đồng hồ nhiệt độ cũng sẽ di chuyển vào vùng màu đỏ cho thấy nhiệt độ động cơ đã vượt quá mức an toàn.

Hiện tại, thời tiết tại một số tỉnh thành đang bước vào mùa nắng nóng, thời gian tới sẽ đạt đến mức nắng nóng cao điểm, có những thời điểm nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến hơn 40 độ C. Trong điều kiện khắc nghiệt này ô tô hoạt động thường phát sinh một số sự cố, trong đó phổ biến nhất là tình trạng động cơ ô tô quá nhiệt. Khi động cơ ô tô bị nóng, sinh nhiệt dư thừa, nếu không được kịp thời làm mát sẽ dẫn đến hiện tượng bị quá nhiệt, nguy cơ cháy nổ cao, gây nguy hiểm cho người dùng.

Có nhiều lý do khiến động cơ ô tô bị quá nhiệt, trong đó có một số nguyên nhân thường gặp như sau:

Nước làm mát bị hao hụt hoặc hệ thống làm mát bị tắc

Đầu tiên là kể đến nguyên nhân gây ra từ dung dịch làm mát. Đây là một trong những loại dung dịch quan trọng, góp phần giúp động cơ ô tô hoạt động ổn định. Loại dung dịch này thường có nhiều màu sắc như xanh lá cây hoặc hồng…, để giúp người dùng có thể phân biệt với các chất lỏng khác trong khoang động cơ.

Khi động cơ sinh ra nhiệt, nước làm mát được bơm qua thân máy, làm động cơ giảm nhiệt. Sau đó nước nóng được làm mát bằng quạt,  vận chuyển về két và tuần hoàn ngược lại vào động cơ. Khi dung dịch làm mát gặp những sự cố như bị: tắc nghẽn, ngưng tụ, hay mực nước bị rò rỉ dẫn đến quá thấp so với tiêu chuẩn quy định,... thì sẽ khiến quá trình làm mát bị gián đoạn, động cơ ô tô quá nóng so với mức tiêu chuẩn sẽ dễ sinh nhiệt dẫn đến cháy, nổ động cơ.

Nguyên nhân tiếp theo cũng từ hệ thống làm mát (tản nhiệt). Nếu hệ thống này bị tắc do cặn hoặc bụi bẩn sẽ dẫn đến việc làm mát không hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ động cơ tăng lên, trường hợp sinh nhiệt nhiều quá sẽ bị quá tải.

cach-thay-the-nuoc-lam-mat-o-to.jpeg

Ô tô bị thiếu dầu động cơ

Ngoài lỗi do hệ thống làm mát gặp sự cố do thiếu nước làm mát thì nguyên nhân dẫn đến động cơ ô tô bị quá nhiệt có thể do bơm nước của hệ thống này không hoạt động, động cơ hết dầu, bơm dầu bị hỏng,... hay do thời tiết quá nóng. Dầu động cơ ô tô ngoài chức năng bôi trơn còn có nhiệm vụ làm mát các chi tiết bên trong động cơ.

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp trên các ô tô ít được chủ xe quan tâm đến việc bảo dưỡng định kỳ. Các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo nên thay dầu định kỳ sau khi xe hoạt động từ 5.000 - 10.000 km ( thường các đại lý xe sẽ miễn phí dầu thay cho hai mốc bảo dưỡng định kì này). Do đó, trong quá trình sử dụng ô tô, chủ xe nên chú ý việc kiểm tra tình trạng dầu động cơ.

Quạt tản nhiệt không hoạt động, hệ thống tản nhiệt gặp trục trặc

Quạt gió tản nhiệt động cơ ô tô là bộ phận có chức năng hút không khí lạnh từ bên ngoài và đẩy qua két làm mát. Một phần nhiệt lượng sinh ra khi động cơ hoạt động sẽ được hệ thống tản nhiệt thải ra ngoài môi trường. Nếu Quạt tản nhiệt bị hư hỏng, gặp trục trặc sẽ khiến luồng khí nóng trong khoang động cơ không thoát ra được, hiệu suất làm mát giảm và làm tăng nguy cơ quá tải nhiệt cho động cơ. Vì vậy, khi bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao, người sử dụng cần lưu ý kiểm tra tình trạng quạt tản nhiệt để đảm bảo luôn hoạt động theo tiêu chuẩn.

dsc04213_5b7034b5b3d047b6b83a913dde70aaad_1024x1024.jpg

Hỏng van hằng nhiệt

Nguyên nhân cũng thường xảy ra khiến động cơ ô tô quá nóng là tình trạng van hằng nhiệt bị bó kẹt. Đây là một bộ phận nhỏ của hệ thống làm mát, thường được lắp trên đường ống dẫn từ động cơ đến két nước, có nhiệm vụ điều phối dung dịch làm mát, khống chế lượng chất lỏng này đi qua nước làm mát theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Khi nhiệt độ động cơ ô tô bị đốt nóng đến một ngưỡng cho phép, van hằng nhiệt sẽ mở ra để đưa nước làm mát tới phần động cơ bị nóng, giúp xoa dịu nhiệt độ. Do đó, khi động cơ nóng quá ngưỡng, van hằng nhiệt bị hư hỏng, bó kẹt, nước làm mát sẽ không được điều phối tới động cơ để làm mát, sẽ sinh ra tình trạng quá nhiệt.

Cách xử lý khi động cơ ô tô bị quá nhiệt

Khi nhận thấy động cơ ô tô có dấu hiệu quá nóng ( có thể bằng cách nhìn kim đồng hồ nhiệt của động cơ báo quá nhiệt), người sử dụng cần ngay lập tức tắt hệ thống điều hòa hoặc hệ thống sưởi trên xe để làm giảm nhiệt khoang động cơ cấp tốc. Sau đó nhanh chóng táp xe vào lề đường hoặc những làn khẩn cấp trên đường cao tốc để tắt máyvà kiểm tra động cơ cũng như hệ thống làm mát của xe.

Một điểm cần lưu ý là không mở nắp két nước làm mát ngay lúc này, vì khi đó nhiệt độ của động cơ đang bị sinh nhiệt quá cao, nếu mở ra đột ngộ có thể bị bỏng do áp suất lớn và nước sôi trong két bung ra. Nếu muốn kiểm tra bình dung dịch làm mát, cần chờ động cơ nguội (khoảng 30-45 phút sau khi tắt máy), sau đó vặn nhẹ bình nước ngược chiều kim đồng hồ để xả hết áp suất dư mới được mở nắp.

2489878-f1d451e31570066aacd5ec7bf693668f.jpg

Xử lý kính lái ô tô như thế nào khi bị mờ do thời tiết

VOV.VN - Khi lái xe dưới điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, nồm ẩm, hoặc nhiệt độ bên trong và bên ngoài xe ô tô bị chênh lệch khiến kính lái sẽ có hiện tượng bị mờ, làm hạn chế tầm quan sát, người lái sẽ khó khăn hơn trong việc điều khiển xe cũng như xử lý các tình huống phát sinh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Dấu hiệu nhận biết cần thay thế ắc-quy ô tô khi “hết tuổi thọ”
Dấu hiệu nhận biết cần thay thế ắc-quy ô tô khi “hết tuổi thọ”

VOV.VN - Tuổi thọ của ắc-quy xe ô tô có vòng đời từ 3-5 năm sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể gặp một số vấn đề khiến ắc-quy có thể phải thay sớm hơn thời gian khuyến cáo.

Dấu hiệu nhận biết cần thay thế ắc-quy ô tô khi “hết tuổi thọ”

Dấu hiệu nhận biết cần thay thế ắc-quy ô tô khi “hết tuổi thọ”

VOV.VN - Tuổi thọ của ắc-quy xe ô tô có vòng đời từ 3-5 năm sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể gặp một số vấn đề khiến ắc-quy có thể phải thay sớm hơn thời gian khuyến cáo.

Cách dừng đèn đỏ để không ảnh hưởng tới tuổi thọ của hộp số
Cách dừng đèn đỏ để không ảnh hưởng tới tuổi thọ của hộp số

VOV.VN - Dừng đèn đỏ là việc đơn giản nhưng nếu không biết cách thì cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hộp số, đôi khi còn gây mất an toàn khi tham gia giao thông.

Cách dừng đèn đỏ để không ảnh hưởng tới tuổi thọ của hộp số

Cách dừng đèn đỏ để không ảnh hưởng tới tuổi thọ của hộp số

VOV.VN - Dừng đèn đỏ là việc đơn giản nhưng nếu không biết cách thì cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hộp số, đôi khi còn gây mất an toàn khi tham gia giao thông.

Dây tiếp địa chống tĩnh điện có thực sự cần thiết cho ô tô?
Dây tiếp địa chống tĩnh điện có thực sự cần thiết cho ô tô?

VOV.VN - Dây tiếp địa chống tĩnh điện – một phụ kiện nhỏ nhưng đang được nhiều tài xế truyền tai nhau như một “bí quyết” để tăng sự thoải mái khi lái xe. Nhưng liệu thiết bị này thực sự hữu ích hay chỉ là sản phẩm của hiệu ứng tâm lý?

Dây tiếp địa chống tĩnh điện có thực sự cần thiết cho ô tô?

Dây tiếp địa chống tĩnh điện có thực sự cần thiết cho ô tô?

VOV.VN - Dây tiếp địa chống tĩnh điện – một phụ kiện nhỏ nhưng đang được nhiều tài xế truyền tai nhau như một “bí quyết” để tăng sự thoải mái khi lái xe. Nhưng liệu thiết bị này thực sự hữu ích hay chỉ là sản phẩm của hiệu ứng tâm lý?

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao