111111

Rõ tiêu chuẩn xuất xứ, hàng Việt Nam còn nhiều triển vọng tại thị trường Hoa Kỳ

VOV.VN - Trong bối cảnh thuế quan từ thị trường Hoa Kỳ có nhiều thay đổi, việc tìm hiểu xu hướng, nhu cầu để giải bài toán tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ là điều cần thiết cho các doanh nghiệp.

Thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 30% - 32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025. Trong bối cảnh thuế quan từ thị trường Hoa Kỳ có nhiều thay đổi, việc tìm hiểu xu hướng, nhu cầu để giải bài toán tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ là điều cần thiết cho các DN.

Tại Hội thảo trực tuyến Xúc tiến thương mại sang thị trường Hoa Kỳ do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức ngày 16/7 tại Hà Nội, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua, nhưng cũng là thị trường có hàng rào kỹ thuật, thuế quan và quy định nhập khẩu nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.

“Doanh nghiệp xuất khẩu khi hướng đến thị trường này cần quan tâm các vấn đề như xu hướng tiêu dùng, quy định kỹ thuật, đến quy tắc xuất xứ, thuế nhập khẩu, logistics; nhất là kênh thương mại điện tử xuyên biên giới…Vì vậy hoạt động xúc tiến bài bản, chuyên sâu trong việc tạo lực đẩy mới cho hàng hóa Việt chinh phục thị trường Hoa Kỳ là điều hết sức rất cần thiết”, ông Chiến khuyến nghị.

Phân tích cụ thể những đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ, các nhóm sản phẩm tiềm năng cũng như những quy định kỹ thuật cần lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường này, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, hàng hóa nói chung nhập khẩu từ Việt Nam luôn được người tiêu dùng Hoa Kỳ đánh giá cao bởi giá cả cạnh tranh, mẫu mã đa dạng cũng như chất lượng ngày càng được cải thiện. “Những yếu tố này đang khiến hàng hóa của Việt Nam tăng tính cạnh tranh trực tiếp và sòng phẳng với các sản phẩm cùng loại đến từ nhiều thị trường khác”, ông Hưng nói.

Từ đó ông Hưng đề nghị các DN của Việt Nam nếu có nguồn lực cũng như năng lực xuất khẩu mạnh cần xây dựng, cũng như tham gia chương trình xúc tiến giới thiệu sản phẩm bằng nhiều kênh. Đối với các DNNVV cần tích cực tham gia với các Hiệp hội ngành hàng, các Bộ, ban ngành có liên quan để có hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt, các DN cần tích cực phối hợp trong quá trình điều tra phòng vệ thương mại, tránh sử dụng các số liệu bất lợi để bị áp thuế cao cũng như tăng tính trừng phạt. Các DN cũng cần tuân thủ các quy định của Hoa Kỳ, đặc biệt là những quy định liên quan đến tiêu chuẩn, chất lượng những quy định liên quan về Đạo luật lao động cưỡng bức.

“Các DN cũng nên tận dụng một cách đầy đủ những động lực tăng trưởng mới thông qua việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các FTA mới đã được Việt Nam đã ký kết và tham gia để tránh rủi ro cũng như giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, các DN cũng cần tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước xuất khẩu, thông qua việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh tổng thể với sự hỗ trợ nền tảng công nghệ đổi mới sáng tạo và đặc biệt là coi trọng quy tắc xuất xứ”, ông Hưng đề nghị.

Đặc biệt khuyến cáo các DN khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu vào Hoa Kỳ, cần đặc biệt chú trọng việc thống kê cũng như xây dựng hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu từ phía Hoa Kỳ, với đầy đủ cơ sở dữ liệu thông tin để họ thấy Việt Nam đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn xuất xứ. Về phía các cơ quan liên quan Việt Nam, cần tiếp tục cung cấp thông tin, hỗ trợ xác minh đối tác Hoa Kỳ để giảm thiểu các rủi ro xảy ra cho DN Việt Nam trong quá trình hợp tác thương mại.

Từ góc độ chính sách, ông Hoàng Đức Minh, Đại diện phòng Xuất xứ hàng hóa (Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương) cho biết, hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã có các hướng dẫn cụ thể về quy tắc xuất xứ, quy trình kiểm tra hải quan cùng các chính sách ưu đãi thuế quan. Đây là những công cụ quan trọng giúp DN tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết và thực thi.

Theo đó, hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ phải đáp ứng các tiêu chí xuất xứ hàng hóa CO theo mẫu B, Thông tư 05/2018 và Thông tư 44/2023. Nhưng các DN cần phải lưu ý 2 điều, đó là hàng hóa phải đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo Phụ lục 1, Thông tư 44/2023. Đồng thời hàng hóa đó phải có sự thay đổi cơ bản, có nghĩa là phải chuyển đổi từ chất này sang chất khác, cũng như từ nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra.

“Sản phẩm DN xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng phải đảm bảo việc vượt qua công đoạn gia công chế biến đơn giản tại Phụ lục 1, Thông tư 44/2023. Khi đó các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương sẽ cấp CO cho hàng hóa theo mẫu B cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ”, ông Minh cho biết.

Để ứng phó với thách thức thuế quan mới từ Hoa Kỳ, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất và tiếp thị những sản phẩm thiết yếu, các mặt hàng tiêu dùng. Cùng đó, chú trọng phân khúc thị trường ngách hoặc đặc thù, đơn cử như nhóm hàng hóa được chứng nhận hữu cơ là nhóm có thể bán với giá cao hơn mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả. Đặc biệt, tích cực tham gia các hội chợ và hội nghị thương mại chuyên ngành tại Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này. 

Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ những năm gần đây không ngừng phát triển. Theo số liệu thống kê, năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt trên 122 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 97 tỷ USD, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định. Các mặt hàng chủ lực như dệt may, điện tử, nông sản, thủy sản và đồ gỗ của Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế nhờ chất lượng cải thiện, giá cả cạnh tranh và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Hoa Kỳ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Dù khó khăn đến mấy, Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của ngành dệt may Việt Nam
Dù khó khăn đến mấy, Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của ngành dệt may Việt Nam

VOV.VN - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho rằng, dù khó khăn đến mấy thì Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của ngành dệt may. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã bắt đầu sản xuất các đơn hàng lớn, giá trị cao vào thị trường Trung Quốc.

Dù khó khăn đến mấy, Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của ngành dệt may Việt Nam

Dù khó khăn đến mấy, Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của ngành dệt may Việt Nam

VOV.VN - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho rằng, dù khó khăn đến mấy thì Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của ngành dệt may. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã bắt đầu sản xuất các đơn hàng lớn, giá trị cao vào thị trường Trung Quốc.

Thị trường Canada mở cơ hội kết nối chuỗi cung ứng khu vực Bắc Mỹ
Thị trường Canada mở cơ hội kết nối chuỗi cung ứng khu vực Bắc Mỹ

VOV.VN - Nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và Canada cùng có cơ hội tiếp cận thị trường đối tác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu theo hướng thực chất và bền vững.

Thị trường Canada mở cơ hội kết nối chuỗi cung ứng khu vực Bắc Mỹ

Thị trường Canada mở cơ hội kết nối chuỗi cung ứng khu vực Bắc Mỹ

VOV.VN - Nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và Canada cùng có cơ hội tiếp cận thị trường đối tác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu theo hướng thực chất và bền vững.

Sức ép thuế quan từ Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu hướng đến thị trường Đức
Sức ép thuế quan từ Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu hướng đến thị trường Đức

VOV.VN - Thị trường Đức nổi bật với sức mua cao, hệ thống phân phối hiện đại cùng môi trường kinh doanh minh bạch và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN xuất khẩu mở rộng thị trường.

Sức ép thuế quan từ Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu hướng đến thị trường Đức

Sức ép thuế quan từ Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu hướng đến thị trường Đức

VOV.VN - Thị trường Đức nổi bật với sức mua cao, hệ thống phân phối hiện đại cùng môi trường kinh doanh minh bạch và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN xuất khẩu mở rộng thị trường.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao