111111

Các doanh nghiệp đóng góp giải pháp chiến lược giúp Việt Nam đạt tăng trưởng 2 con số

VOV.VN - Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra mới đây, nhiều doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, hiệp hội ngành hàng đã cùng chia sẻ những góc nhìn thực tiễn, đề xuất nhiều kiến nghị nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm nay và vượt mốc hai con số từ 10% trở lên trong giai đoạn 2026 – 2030.

Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng này, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần có sự chung tay đồng thuận của tất cả các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn và rào cản còn tồn tại. Ông Nguyễn Xuân Phú, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse đã chỉ ra nhiều rào cản mà doanh nghiệp tư nhân đang gặp phải, nhất là liên quan đến thủ tục hành chính. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực tháo gỡ, nhưng tiến độ còn chậm và thiếu triệt để, khiến cơ hội kinh doanh và hội nhập quốc tế bị cản trở.

Ông Nguyễn Xuân Phú cho rằng, để các doanh nghiệp vươn ra các thị trường lớn, điều kiện tiên quyết là phải gia nhập được chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như môi trường kinh doanh phải thật sự thông thoáng, minh bạch và hiệu quả: “Các doanh nghiệp Việt phải vào được chuỗi cung ứng. Vậy thì làm thế nào nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, đồng hành cùng để tạo ra một cơ chế thì không bao giờ chúng ta có năng lực cạnh tranh. Như vậy, nhiệm vụ của chúng ta là chọn được doanh nghiệp mong muốn tham gia vào ngành đó và nhà nước đồng hành cùng. Làm thế nào để tạo được lợi ích cạnh tranh. Trung Quốc có cách đi của họ là ban đầu họ bán trên miễn phí thôi, không cần có lãi ban đầu để lấy đơn hàng chạy đủ công suất để bước vào được chuỗi cung ứng. Nếu doanh nghiệp mong muốn có lãi ngay thì không bao giờ vào đến ngành công nghệ cao, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp đã tồn tại lâu như các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc”.

Không chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ rào cản, vai trò “đồng hành” của Nhà nước cần thể hiện rõ nét hơn trong giai đoạn khởi động và xác lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Những chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ ban đầu về thị trường, công nghệ hay vốn sẽ là đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp Việt đủ sức cạnh tranh quốc tế.

Đại diện cho ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đề xuất, Nhà nước cần có các chính sách phát triển ngành dệt may theo hướng tuần hoàn, thân thiện môi trường, giúp ngành hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu: “Trong chủ trương, định hướng về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ở góc độ của doanh nghiệp cũng rất cần quan tâm đến tính chất của thị trường bởi những năm vừa qua, trong ngành dệt may, những sản phẩm xanh thực sự là những sản phẩm đang rất khó tiêu thụ do giá thành cao. Thứ hai, chủ trương đầu tư sản xuất nguyên liệu tuần hoàn tại Việt Nam cũng cần hết sức quan tâm bởi nguyên liệu tuần hoàn thì đầu vào là sản phẩm đã qua sử dụng. Với nguồn phát sinh tại Việt Nam thì phần lớn chúng ta không đủ để đưa vào và như thế, có khả năng chúng ta trở thành địa điểm phải nhập khẩu những phế liệu này vào để tổ chức sản xuất tuần hoàn ở Việt Nam thì có nên hay không?”.

Đồng quan điểm, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), cho rằng tăng trưởng hai con số không nhất thiết phải đồng nghĩa với việc tất cả các lĩnh vực cùng tăng mạnh như nhau. Điều quan trọng là nuôi dưỡng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào định hướng phát triển của quốc gia. Để làm được điều đó, bà Liên kiến nghị Chính phủ cần cải cách hệ thống văn bản pháp lý hiện còn nhiều chồng chéo, bất cập; đồng thời tăng cường cơ chế “lắng nghe và chia sẻ” từ phía các cơ quan chức năng, đặc biệt trong giai đoạn doanh nghiệp gặp khó khăn do biến động thị trường và chi phí sản xuất gia tăng.

“Những nghị định, chính sách mà gây cản trở nếu chúng ta không sửa đổi nhanh thì sẽ dừng lại thôi bởi nếu doanh nghiệp vi phạm thì đó là khuyết điểm. Cho nên chúng tôi rất mong khi chúng ta ra chính sách đó thì doanh nghiệp có thuận lợi hay không, phát triển được hay không hay họ bị vướng gì? Do đó, khi có vướng mắc, doanh nghiệp đưa lên thì đề nghị các cơ quan liên quan sắp xếp và sửa nhanh để khơi thông”, bà Mai Kiều Liên nói.

 Nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận vốn để phát triển, ông Đặng Hồng Quang, Trưởng Đại diện VinaCapital tại Hà Nội gợi ý, Việt Nam cần thành lập một hệ thống quốc gia về thông tin tín dụng dành riêng cho nhóm doanh nghiệp này, qua đó giúp họ tiếp cận được nguồn lực tài chính cần thiết, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong thời gian tới. Bên cạnh các giải pháp vi mô, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần có những chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt để kiểm soát rủi ro kinh tế vĩ mô.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, đề xuất bốn nguyên tắc lớn để đảm bảo tính bền vững trong huy động và sử dụng nguồn lực tài chính: “Chúng ta cần kiểm soát thật tốt hai thị trường, một là  thị trường tài chính và hai là thị trường bất động sản. Thế giới 70 % khủng hoảng kinh tế khi tăng trưởng cao bong bóng là từ hai thị trường này. Chúng ta cần phải cải cách khu vực tài chính quyết liệt mạnh mẽ hơn. Chúng ta kêu rất nhiều lần về chuyện doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn, quỹ đổi mới sáng tạo thiếu vốn, tại sao? Tại vì chúng ta chưa có một công cuộc cải cách khu vực tài chính bài bản chiến lược. Đồng thời quan tâm huy động nguồn lực, thị trường vàng, thị trường bon, đồng thời ứng phó biến đổi khí hậu, quan tâm đến giảm ô nhiễm môi trường”.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang cho rằng, mục tiêu tăng trưởng hai con số hoàn toàn khả thi nếu có sự đồng lòng, phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và địa phương; kịp thời tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là những vướng mắc về thể chế; có chiến lược và mô hình phát triển đúng, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực cốt lõi và sẵn sàng ứng phó với các cú sốc bên ngoài khi độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn: "Tôi mong muốn mọi người chúng ta phải cố gắng hết mình chủ động và có sự liên kết, phối hợp tốt với nhau. sự liên kết ở đây có cả trách nhiệm của chúng tôi, có cả trách nhiệm của Đảng của Nhà nước, có trách nhiệm của những người ban hành luật lệ. Đối với chính quyền địa phương, chúng tôi mong các đồng chí chủ động và tới đây sẽ phân cấp cho các đồng chí rất nhiều quyền lực. Tôi mong muốn các các đồng chí chính quyền địa phương thực sự chia sẻ, kết nối tốt và lắng nghe người dân và doanh nghiệp. Với phần trách nhiệm của mình, Ban Chính sách chiến lược trung ương cam kết sẽ đồng hành với tất cả mọi người”.

Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và 2 con số trong những năm tới, Việt Nam cần một quyết tâm chính trị mạnh mẽ, một bộ máy hành động hiệu quả và sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Nếu những giải pháp đột phá về thể chế được thực hiện một cách quyết liệt và các kênh huy động vốn được khơi thông một cách sáng tạo, khát vọng về một giai đoạn tăng trưởng mới hoàn toàn có thể trở thành hiện thực, đưa Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình và tiến vững chắc trên con đường trở thành một quốc gia phát triển, thịnh vượng.

nam_2025_san_luong_sau_rieng_dak_lak_du_kien_dat_khoang_400.000_tan.jpg

Xuất khẩu- Đầu tư- Tiêu dùng vẫn là động lực tạo sức bật kinh tế

VOV.VN - Vượt qua nhiều thách thức trong bất định toàn cầu, bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm của nước ta có nhiều điểm sáng, tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 7,56%, trong đó Quý II đạt 7,67%. Trong đó, 3 mũi nhọn tăng trưởng: Xuất khẩu- Đầu tư- Tiêu dùng vẫn là động lực tạo sức bật kinh tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Tái cơ cấu, nâng cao giá trị cây ăn quả tại miền núi tỉnh Khánh Hòa
Tái cơ cấu, nâng cao giá trị cây ăn quả tại miền núi tỉnh Khánh Hòa

VOV.VN - Sau khi hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận, vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa mới có thêm dư địa lớn để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong đó, cây ăn quả đang dần khẳng định vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế nông thôn, mở hướng đi mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tái cơ cấu, nâng cao giá trị cây ăn quả tại miền núi tỉnh Khánh Hòa

Tái cơ cấu, nâng cao giá trị cây ăn quả tại miền núi tỉnh Khánh Hòa

VOV.VN - Sau khi hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận, vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa mới có thêm dư địa lớn để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong đó, cây ăn quả đang dần khẳng định vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế nông thôn, mở hướng đi mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chuyển đất vườn sang đất ở phải nộp tiền tỷ: Bộ Tài chính đề xuất phương án 'gỡ' khó
Chuyển đất vườn sang đất ở phải nộp tiền tỷ: Bộ Tài chính đề xuất phương án 'gỡ' khó

VOV.VN - Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu bổ sung tiền sử dụng đất thấp hơn dự thảo trước đó hoặc bỏ hoàn toàn quy định này. Đối với tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất của người dân, Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm từ 50 - 70%.

Chuyển đất vườn sang đất ở phải nộp tiền tỷ: Bộ Tài chính đề xuất phương án 'gỡ' khó

Chuyển đất vườn sang đất ở phải nộp tiền tỷ: Bộ Tài chính đề xuất phương án 'gỡ' khó

VOV.VN - Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu bổ sung tiền sử dụng đất thấp hơn dự thảo trước đó hoặc bỏ hoàn toàn quy định này. Đối với tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất của người dân, Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm từ 50 - 70%.

Tăng trưởng GRDP của Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước
Tăng trưởng GRDP của Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước

VOV.VN - 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (GRDP) ước đạt gần 42 nghìn tỷ đồng, tăng 11,51% so với cùng kỳ năm trước, đứng đầu cả nước (sau hợp hợp nhất). Đóng góp nổi bật vào mức tăng trưởng này đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng với mức tăng lên đến 21,38%; giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ngãi mới đạt 37%, cao hơn mức bình quân chung cả nước.

Tăng trưởng GRDP của Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước

Tăng trưởng GRDP của Quảng Ngãi dẫn đầu cả nước

VOV.VN - 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (GRDP) ước đạt gần 42 nghìn tỷ đồng, tăng 11,51% so với cùng kỳ năm trước, đứng đầu cả nước (sau hợp hợp nhất). Đóng góp nổi bật vào mức tăng trưởng này đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng với mức tăng lên đến 21,38%; giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ngãi mới đạt 37%, cao hơn mức bình quân chung cả nước.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao