111111

Việt phủ Thành Chương cổ kính quyến rũ trong sắc thu

VOV.VN - Mới đây, tên của Việt Phủ Thành Chương lại hiện diện trên một tờ báo hàng đầu của Anh – tờ Telegraph như là một trong 2 điểm đến không thể bỏ qua của Hà Nội.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km theo hướng quốc lộ 2, Việt phủ Thành Chương - do họa sỹ Thành Chương xây dựng từ lâu đã trở thành một danh lam thắng cảnh, niềm tự hào và yêu mến của du khách, một điểm du lịch văn hóa hết sức nổi tiếng và độc đáo mang tầm quốc tế của Việt Nam.
Được xây dựng từ năm 2001 và hoàn thành sau 3 năm trên khuôn viên gần 10.000 m2, Việt phủ Thành Chương là một quần thể các công trình kiến trúc văn hóa đậm chất truyền thống của người Việt. 
Khi đã bước vào sâu trong không gian Việt phủ Thành Chương, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp và bất ngờ với những gì mà họa sỹ Thành Chương đã xây dựng. Nhiều người cũng sẽ không thể tin rằng, những công trình này được ông xây dựng mà không cần một bản phác thảo hay thiết kế cụ thể nào.
Đúng như quan niệm của ông, Việt Phủ Thành Chương là một công trình làm theo nghệ thuật và quan điểm của riêng ông về cách lưu giữ và bảo vệ di sản văn hóa. Ông đã làm ra nó với một tinh thần độc lập cao nhất, về quan điểm nghệ thuật, cũng như về chi phí đầu tư.
Cũng chính vì vậy khi mọi người tới Việt phủ Thanh Chương đều có thể nhận thấy được sự tỉ mỉ và cẩn thận của người chủ nhân trong từng không gian cũng như từng chi tiết nhỏ của công trình.
 Điển hình như quần thể tháp và linh vật bằng đá được họa sỹ Thành chương sưu tập.
Trong đó, bảo tháp Thiên Hương, cao 9m được làm hoàn toàn bằng đất nung là một công trình độc đáo và rất ấn tượng. Bảo tháp này được xây dựng trong thời gian kỷ lục 9 ngày và được hoạ sĩ Thành Chương lấy cảm hứng thiết kế từ thời Lý, Trần kết hợp với đường nét dân gian, đậm tinh thần văn hoá tâm linh.
Kế bên là ngôi nhà Đại Khoa - nhà gỗ xoan được dựng theo kiểu nhà cổ đặc trưng của vùng Bắc Ninh 
Nhà được làm đúng theo lối xưa, nhà bức bàn, kẻ truyền, con chông, ba gian hai trái , hai dĩ ở đầu hồi. Đây là mẫu ngôi nhà lớn dành cho những người đỗ đạt, thành danh trong xã hội xưa.
Ngay lối vào Phủ bên phải là một hồ nước, vắt ngang mặt nước là chiếc cầu đá 500 năm tuổi. Giữa ao là một nhà hát, nơi biểu diễn múa rối nước – một thể loại nghệ thuật dân gian Việt Nam. 

Đặc biệt, trong Việt phủ Thành Chương còn có một Nhà hát Long Đình - nơi biểu diễn ca hát và múa cổ truyền.
Nhà hát này được bố trí đậm chất cổ kính với hàng dài những bộ tràng kỷ có thể chứa khoảng 80 khán giả.
Tháp Sơn Tĩnh - ngọn tháp cao và lớn nhất tại Việt phủ Thành Chương.

Ngoài ra, trong phủ còn có một ngôi tháp 5 tầng được sơn màu trắng nổi bật - đây cũng chính là khu vực họa sỹ Thành Chương dành để thờ cha của ông - nhà văn Kim Lân (tác giả 'Vợ Nhặt' qua đời năm 2007 tại Hà Nội).

 

Trong tháp một không gian tưởng niệm nhà văn Kim Lân được bố trí rất giản dị.

Nổi bật lên là các bài văn, câu chuyện nổi tiếng của nhà văn Kim Lân được họa sỹ Thành Chương cho in ngay lên trên tường của phòng thờ với 3 gan màu chính: Đen, trắng và đỏ.
Một phần không gian khác trong bảo tháp này được họa sỹ dùng để trưng bày các cổ vật và tượng phật... 
Cùng với đó, Họa sỹ Thành Chương còn dựng một ngôi nhà mái tranh với tường đất mà theo hoa sỹ, thì đây là ngôi nhà được mô phỏng lại nơi ông đã sinh ra và lớn lên tại vùng ven đô Yên Thế (Bắc Giang). 
Các vật dụng trong nhà cũng như cửa đều được làm bằng tre và hết đơn sơ.

 

Nếu chú ý, mọi người có thể nhận thấy vị chủ nhân Việt phủ này rất thích trưng bày tượng Phật...
... các chú voi, chó... được làm bằng đá.
Đặc biệt là hình ảnh những chú nghê với đủ kích thước, kiểu dáng và chất liệu. Chính vì vậy, những hình ảnh đó xuất hiện ở mọi nơi từ trong nhà cho tới ngoài trời của phủ.

Có thể nói, du khách đến với Việt phủ Thành Chương không chỉ được trở về một không gian xưa cổ kính mang nhiều giá trị mà còn được hòa mình vào một quần thể kiến trúc - văn hóa - tâm linh độc đáo của một người họa sỹ tạo nên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao