111111

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

VOV.VN - Sau khi sáp nhập, tỉnh Khánh Hòa mới được mở rộng không gian phát triển, kết nối các vùng địa lý từ biển, núi, đồng bằng, đồng thời hội tụ những giá trị văn hóa đặc sắc của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Đây là cơ hội để hình thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù trên nền tảng bảo tồn di sản văn hóa.

Nổi bật trong số các di sản văn hóa chính là hệ thống đền tháp Chăm cổ kính, từ Tháp Bà Pô Nagar ở Nha Trang đến các cụm tháp Pô Klong Garai, Pô Rômê, Hòa Lai ở vùng Ninh Thuận (cũ). Những công trình này không chỉ là biểu tượng tâm linh, mà còn là minh chứng cho trình độ kiến trúc, kỹ thuật xây dựng tinh xảo của cư dân bản địa xưa. Gắn liền với đó là các lễ hội truyền thống như Katê, Ramưwan, Lễ cầu mưa, nghi lễ rước y trang nữ thần Pô Nagar… những sinh hoạt tâm linh đậm chất nông nghiệp lúa nước và tín ngưỡng dân gian.

Cùng với các cụm tháp, làng gốm Chăm Bàu Trúc, một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á hiện diện như một bảo tàng sống của văn hóa Chăm. Tại đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công mang đậm hồn cốt dân tộc, mà còn có thể trực tiếp trải nghiệm kỹ thuật làm gốm bằng tay, không dùng bàn xoay, một kỹ thuật truyền thống độc đáo, đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Trong nỗ lực đưa sản phẩm thủ công truyền thống đến gần hơn với du khách, các hợp tác xã nghề truyền thống như Bàu Trúc đang chủ động kết nối, quảng bá, nhưng vẫn gặp nhiều trở ngại.

Ông Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc, chia sẻ: “Chúng tôi đã kết nối với nhiều công ty lữ hành tại Khánh Hòa, Đà Lạt, Vũng Tàu… Tuy nhiên, để sản phẩm đến gần hơn với du khách, rất cần sự hỗ trợ từ Nhà nước trong việc miễn phí gian hàng, tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá du lịch”.

Không chỉ có người Chăm gìn giữ bản sắc, tại miền núi phía Tây, đồng bào Raglay ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh cũng góp phần làm phong phú thêm bản đồ văn hóa dân tộc. Đặc sắc nhất là đàn đá Khánh Sơn, loại nhạc cụ đá cổ có niên đại hơn 2.500 năm, được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tỉnh Khánh Hòa đã phục dựng 3 bộ đàn đá nguyên bản, chế tác thêm 10 bộ đàn đá biểu diễn tại các xã, đồng thời mở lớp truyền dạy tại trường học và trung tâm văn hóa huyện. Nhờ vậy, tiếng đàn đá không chỉ vang lên trong lễ hội mà còn trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, được đưa vào chương trình biểu diễn phục vụ du khách.

Nghệ nhân Bo Bo Hùng, ở xã Khánh Sơn khẳng định: “Tôi đã truyền dạy đàn đá cho các em nhỏ. Một số em rất đam mê, đánh đàn nhuần nhuyễn. Đó là cách để bản sắc dân tộc Raglay được giữ gìn qua thế hệ”.

Hiện, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 200.000 người dân tộc thiểu số, chiếm gần 9% dân số toàn tỉnh. Trong đó, người Chăm tập trung ở vùng Ninh Phước, Ninh Hải; người Raglay sinh sống ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Bắc Ái. Ngoài ra còn có cộng đồng Ê Đê, Tày, Nùng… Đây là nguồn lực văn hóa phong phú, sống động, có thể trở thành nền tảng để phát triển du lịch văn hóa - sinh thái - cộng đồng.

Việc sáp nhập hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận mở ra cơ hội hình thành các tuyến du lịch liên kết như: “Từ gốm Bàu Trúc đến đàn đá Khánh Sơn”, “Hành trình khám phá văn hóa Chăm - Raglay”, hay các tour trải nghiệm lễ hội, nếp sống đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi điểm đến không chỉ là nơi dừng chân, mà còn là hành trình tiếp cận với chiều sâu văn hóa bản địa.

Theo ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa, sáp nhập không chỉ là sự cộng gộp về địa lý - hành chính, mà còn là cơ hội “cộng hưởng” về văn hóa. Từ thanh đá âm vang của người Raglay đến vòng đất nung gốm Bàu Trúc của người Chăm, từ điệu múa, lễ hội đến tiếng hát dân ca, tất cả đang góp phần tạo nên một Khánh Hòa mới: giàu bản sắc, đa sắc màu, hội tụ và lan tỏa.Việc sáp nhập, hình thành chính quyền địa phương 2 cấp, không chỉ giúp quản lý hành chính hiệu quả, mà còn tạo điều kiện để quy hoạch bảo tồn, phát triển văn hóa một cách toàn diện.

“Hai dòng văn hóa về một tỉnh sẽ có sự đầu tư bài bản hơn từ Trung ương và địa phương. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ xây dựng đề án phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ nghệ nhân, khôi phục nghề truyền thống, tổ chức lễ hội bài bản; đồng thời đào tạo hướng dẫn viên bản địa, xây dựng điểm đến văn hóa miền núi có tính hấp dẫn, giúp đồng bào tăng thêm thu nhập từ chính bản sắc của mình”, ông Lê Văn Hoa nói.

du lich khanh son1.jpg

Du lịch sinh thái – hướng đi tất yếu của miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Miền núi Khánh Hòa đang được định hướng trở thành điểm đến mới của du lịch sinh thái. Với khí hậu ôn hòa, cảnh quan hoang sơ, văn hóa bản địa đặc sắc, vùng đất này hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển bền vững. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, cần sự đồng bộ về hạ tầng, sản phẩm và cách làm du lịch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Quảng Nam bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
Quảng Nam bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

VOV.VN - Thực hiện dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Quảng Nam bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Quảng Nam bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

VOV.VN - Thực hiện dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới
Đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

VOV.VN - Sáng nay (6/9), UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.

Đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

Đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

VOV.VN - Sáng nay (6/9), UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.

Hình thành khu văn hóa tâm linh và dịch vụ du lịch sinh thái tại Khánh Hòa
Hình thành khu văn hóa tâm linh và dịch vụ du lịch sinh thái tại Khánh Hòa

VOV.VN - Trước thời điểm chính thức vận hành chính quyền địa phương hai cấp, UBND TP Nha Trang (cũ), tỉnh Khánh Hòa đã công bố 17 đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên địa bàn. Trong số này, đáng chú ý là đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực núi Chín Khúc, khu vực có đồi núi đặc trưng, cảnh quan hùng vĩ và vị trí chiến lược phía Tây thành phố.

Hình thành khu văn hóa tâm linh và dịch vụ du lịch sinh thái tại Khánh Hòa

Hình thành khu văn hóa tâm linh và dịch vụ du lịch sinh thái tại Khánh Hòa

VOV.VN - Trước thời điểm chính thức vận hành chính quyền địa phương hai cấp, UBND TP Nha Trang (cũ), tỉnh Khánh Hòa đã công bố 17 đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên địa bàn. Trong số này, đáng chú ý là đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực núi Chín Khúc, khu vực có đồi núi đặc trưng, cảnh quan hùng vĩ và vị trí chiến lược phía Tây thành phố.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao