111111

Khái niệm du lịch Halal 350 tỷ USD và cú hích phát triển du lịch Việt Nam

VOV.VN - Giới chuyên gia dự báo, du lịch Halal sẽ đóng góp gần 350 tỷ USD cho ngành du lịch thế giới vào năm 2030. Ngành du lịch Việt Nam cần có chiến lược, giải pháp phù hợp để khai thác thị trường này.

Thị trường nhiều tiềm năng

Du lịch Halal là một khái niệm còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Du lịch Halal có thể hiểu là du lịch Hồi giáo hay du lịch thân thiện với người Hồi giáo, đảm bảo các dịch vụ du lịch cung cấp phù hợp với những yêu cầu đặc thù của đạo Hồi. Qua tính toán, với hơn 1,9 tỷ người theo đạo Hồi trên toàn thế giới, du lịch Halal đang phát triển nhanh chóng với phân khúc chi tiêu cao, giá trị thị trường du lịch Halal toàn cầu năm 2023 đạt khoảng 266 tỷ USD, năm 2024 ước đạt 276 tỷ USD và tới năm 2030 có thể đạt tới 350 tỷ USD.

Theo cáo cáo chỉ số du lịch Hồi giáo toàn cầu, lượng khách du lịch Hồi giáo năm 2023 đạt 140 triệu lượt, năm 2024 ước đạt 160 triệu lượt. Khả năng chi trả của khách du lịch Hồi giáo ở mức chi tiêu cao và đang ngày càng tăng, đặc biệt là thị trường khách đến từ các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC).

Nhận diện tiềm năng lớn từ dòng khách này, gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã tổ chức nhiều đợt xúc tiến, quảng bá du lịch để thúc đẩy phát triển thị trường khách Hồi giáo đến Việt Nam. Tháng 10/2024, Việt Nam đã công bố bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14230:2024 “Dịch vụ du lịch thân thiện với người Hồi giáo - Các yêu cầu” để tạo thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch Hồi giáo thăm quan, nghỉ dưỡng, du lịch MICE... tại Việt Nam.

Các nước xung quanh như Singapore, Thái Lan vươn lên trở thành những nước đón lượng khách du lịch Hồi giáo nhiều nhất thế giới (lần lượt là thứ nhất và thứ 5) và dự báo thị trường du lịch Halal sẽ đạt 330 tỷ USD vào năm 2025.

Tại Hội thảo “Triển vọng Phát triển Du lịch gắn với Halal trên địa bàn Thành phố Hà Nội” diễn ra sáng nay 15/4 tại Hà Nội, các chuyên gia đều cho rằng du lịch Halal sẽ là một cú hích cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình thông qua việc phục vụ dòng khách từ Trung Đông và các quốc gia Hồi giáo, đóng góp vào chương trình phát triển ngành Halal của Việt Nam.

Cần triển khai rộng rãi tiêu chuẩn Halal cho phát triển du lịch

“Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, môi trường chính trị ổn định và văn hóa hiếu khách, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ, ẩm thực, lưu trú thân thiện với người Hồi giáo là một yêu cầu cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường du lịch Halal tại Việt Nam, đồng thời mở ra một phân khúc thị trường tiềm năng này cho các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, việc triển khai rộng rãi tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14230:2024 về “Dịch vụ du lịch thân thiện với người Hồi giáo” sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế”, Th.S Nguyễn Thùy Ngân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhận định.

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, dòng khách Halal có xu hướng du lịch theo đoàn lớn hoặc gia đình, lưu trú dài ngày (từ 1 - 2 tuần) tại những điểm đến được lựa chọn. Khách Halal thường thích tham quan nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc công viên giải trí để ngắm cảnh…

Tuy nhiên hiện tại ngành Halal ở Việt Nam chưa có định hướng chiến lược rõ ràng. Trong khi đó, sự phát triển của du lịch Halal đòi hỏi phải có sự cung ứng đa dạng các sản phẩm Halal từ thực phẩm, đồ uống cho đến dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang…

Các cơ sở ẩm thực Halal, vốn là yếu tố quyết định trong du lịch Halal vẫn còn rất ít và chưa đủ mức độ tin cậy cần thiết do thiếu các chứng chỉ Halal quốc tế, kể cả tại các trung tâm du lịch lớn tại Việt Nam.

“Hà Nội sở hữu tiềm năng lớn để thu hút du khách Hồi giáo từ các thị trường trọng điểm như Malaysia, Indonesia và Trung Đông. Tuy nhiên, thành phố hiện đối mặt với nhiều thách thức cần sớm hoàn thiện như: cơ sở lưu trú thiếu hạ tầng phục vụ cầu nguyện, dịch vụ Halal chưa đồng bộ, và nhận thức về tiêu chuẩn Halal còn hạn chế. Từ kinh nghiệm từ các quốc gia như Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ… chỉ ra rằng, với đầu tư đúng mức và hợp tác quốc tế hiệu quả, Hà Nội có thể trở thành điểm đến Halal - friendly hàng đầu tại Đông Nam Á, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, bảo tồn văn hóa và giao lưu quốc tế”, ThS. Nguyễn Thị Minh Hạnh - Giảng viên Khoa Du lịch Trường Đại học Mở Hà Nội chia sẻ.

Sáng 15/4/2025, tại Nà Nội đã diễn ra Hội thảo “Triển vọng Phát triển Du lịch gắn với Halal trên địa bàn Thành phố Hà Nội” do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Đại học RMIT và Đại sứ quán một số quốc gia tại Việt Nam tổ chức với mục tiêu góp phần triển khai Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê duyệt ngày 14/02/2023.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để khai thác thị trường Halal tiềm năng
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để khai thác thị trường Halal tiềm năng

VOV.VN - Thị trường Halal mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp hàng tỷ USD xuất khẩu, nhưng cũng kèm theo không ít thách thức. Doanh nghiệp Việt cần làm gì để khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để khai thác thị trường Halal tiềm năng

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để khai thác thị trường Halal tiềm năng

VOV.VN - Thị trường Halal mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp hàng tỷ USD xuất khẩu, nhưng cũng kèm theo không ít thách thức. Doanh nghiệp Việt cần làm gì để khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này?

Chứng nhận Halal – tấm vé thông hành đến thị trường Trung Đông đầy tiềm năng
Chứng nhận Halal – tấm vé thông hành đến thị trường Trung Đông đầy tiềm năng

VOV.VN - Ngày 20/12, các sản phẩm nhà Ladophar đã được đánh giá và chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của Luật Hồi giáo Shariah và Tiêu chuẩn GSO 2055-1:2015 - Halal, thành công lấy được chứng nhận Halal có hiệu lực trong vòng 3 năm.

Chứng nhận Halal – tấm vé thông hành đến thị trường Trung Đông đầy tiềm năng

Chứng nhận Halal – tấm vé thông hành đến thị trường Trung Đông đầy tiềm năng

VOV.VN - Ngày 20/12, các sản phẩm nhà Ladophar đã được đánh giá và chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của Luật Hồi giáo Shariah và Tiêu chuẩn GSO 2055-1:2015 - Halal, thành công lấy được chứng nhận Halal có hiệu lực trong vòng 3 năm.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao