111111

Định vị tài nguyên, vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam

VOV.VN - “Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam” là định hướng mang tính đột phá mà Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng xác định tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch 6 tháng cuối năm 2025 diễn ra trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính mới hoàn thành.

Thêm dư địa, thêm tài nguyên để phát triển du lịch

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch 6 tháng cuối năm 2025, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chia sẻ sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đối với ngành du lịch. Tại cuộc họp chính phủ đầu tháng 7, Chính phủ khẳng định, du lịch là “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, việc sáp nhập địa giới hành chính mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch khi các địa phương có thêm dư địa, thêm tài nguyên. Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là các địa phương cần thực hiện ngay việc tái cấu trúc sản phẩm du lịch sau khi sáp nhập. Bộ trưởng đề ra định hướng mang tính đột phá “Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam”. Đưa du lịch không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là ngành kinh tế truyền cảm hứng. Du lịch phải phát huy được giá trị văn hóa để chạm đến trái tim, khơi dậy cảm hứng của du khách, từ đó thu hút và giữ chân họ lâu dài.

“Khi Gia Lai sáp nhập Bình Định, tỉnh Gia Lai mới không chỉ còn có Tây nguyên đất đỏ, Biển Hồ lộng gió mà còn có những bãi biển đẹp, có vị mặn mòi ở Ghềnh Ráng. Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập thành tỉnh Quảng Trị mới có rất nhiều nguồn lực và không gian để phát triển, từ lợi thế thiên nhiên là Phong Nha - Kẻ Bàng đến cả những chứng tích chiến tranh, ký ức khốc liệt của chiến tranh từ các di tích lịch sử cách mạng. 

Hoặc như khi sáp nhập Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam thì tỉnh Ninh Bình có thể liên kết để hình thành trung tâm vùng của du lịch tâm linh, kết nối từ Tam Chúc (Hà Nam cũ), Phủ Dầy (Nam Định cũ) đến Bái Đính (Ninh Bình cũ)”, Bộ trưởng nêu ví dụ.

Tái cấu trúc sản phẩm, vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam

“Vẽ lại bản đồ du lịch phải dựa trên bản sắc văn hóa, tạo được sự liên kết giữa các địa phương, trước trong không gian hẹp, nay trong không gian lớn, kiến tạo các sản phẩm du lịch phải đặc sắc”.

“Tập trung phát triển kinh tế để đưa ngành du lịch thực hiện mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của cả nước đạt 8%. Ngành du lịch cần hợp lực để cùng bứt tốc, đưa du lịch Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu châu Á”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhắc lại nhiệm vụ của ngành du lịch trong năm 2025, từ đó nhấn mạnh thêm về tổng thể tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Bộ trưởng nhận định, đứt gãy trong chuỗi cung ứng du lịch là điều khó tránh khỏi.

“Vậy, giải pháp nào để du lịch có sức chống chịu, thích nghi tốt và góp phần bù đắp những hạn chế do các biến động nêu trên? Thị trường nào cần được phát huy? Cách tiếp cận thị trường như thế nào? Nhưng quan trọng hơn, đó là chúng ta phải làm gì để “vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam”, Bộ trưởng nêu câu hỏi.

Bộ trưởng cũng đưa ra một số định hướng để thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, sau khi sáp nhập, phải định vị lại tài nguyên du lịch của các địa phương, quy hoạch lại hệ thống du lịch Việt Nam và chậm nhất hết quý III phải làm xong việc này, từ đó “vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam” như chỉ đạo của Thủ tướng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Du lịch sẽ là một trong các trụ cột tăng trưởng của tỉnh Gia Lai (mới)
Du lịch sẽ là một trong các trụ cột tăng trưởng của tỉnh Gia Lai (mới)

VOV.VN - Sau sáp nhập, tỉnh Gia Lai (mới) có nhiều lợi thế về tài nguyên biển – rừng, không gian văn hóa đặc sắc và hạ tầng giao thông đồng bộ thuận lợi để phát triển du lịch.

Du lịch sẽ là một trong các trụ cột tăng trưởng của tỉnh Gia Lai (mới)

Du lịch sẽ là một trong các trụ cột tăng trưởng của tỉnh Gia Lai (mới)

VOV.VN - Sau sáp nhập, tỉnh Gia Lai (mới) có nhiều lợi thế về tài nguyên biển – rừng, không gian văn hóa đặc sắc và hạ tầng giao thông đồng bộ thuận lợi để phát triển du lịch.

Đặc khu Phú Quý, tỉnh Lâm Đồng đầu tư hạ tầng kết nối du lịch
Đặc khu Phú Quý, tỉnh Lâm Đồng đầu tư hạ tầng kết nối du lịch

VOV.VN - Tỉnh Lâm Đồng, bao gồm tỉnh Bình Thuận cũ vừa được hợp nhất, đang mở ra không gian kết nối du khách đến với đảo ngọc Phú Quý. Cùng với các sản phẩm du lịch, dịch vụ đang chú trọng, Đặc khu Phú Quý được quan tâm đầu tư hạ tầng mạng di động, điện lưới để phát triển du lịch.

Đặc khu Phú Quý, tỉnh Lâm Đồng đầu tư hạ tầng kết nối du lịch

Đặc khu Phú Quý, tỉnh Lâm Đồng đầu tư hạ tầng kết nối du lịch

VOV.VN - Tỉnh Lâm Đồng, bao gồm tỉnh Bình Thuận cũ vừa được hợp nhất, đang mở ra không gian kết nối du khách đến với đảo ngọc Phú Quý. Cùng với các sản phẩm du lịch, dịch vụ đang chú trọng, Đặc khu Phú Quý được quan tâm đầu tư hạ tầng mạng di động, điện lưới để phát triển du lịch.

Ngành du lịch tỉnh Lào Cai (mới) đối diện với nhiều thách thức
Ngành du lịch tỉnh Lào Cai (mới) đối diện với nhiều thách thức

VOV.VN - Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng khách du lịch của cả hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái cũ (nay là tỉnh Lào Cai mới) đạt 7,3 triệu lượt, tổng doanh thu đạt hơn 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngành du lịch tỉnh Lào Cai (mới) vẫn đối diện với nhiều thách thức.

Ngành du lịch tỉnh Lào Cai (mới) đối diện với nhiều thách thức

Ngành du lịch tỉnh Lào Cai (mới) đối diện với nhiều thách thức

VOV.VN - Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng khách du lịch của cả hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái cũ (nay là tỉnh Lào Cai mới) đạt 7,3 triệu lượt, tổng doanh thu đạt hơn 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngành du lịch tỉnh Lào Cai (mới) vẫn đối diện với nhiều thách thức.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao