111111

Ghé thăm Hiền Lương - Bến Hải, điểm đến của khát vọng hòa bình

VOV.VN - Những ngày tháng 4 lịch sử, từng đoàn người trên hành trình Bắc - Nam đã dừng chân tham quan Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, điểm đến của khát vọng hòa bình.

Giữa những ngày tháng Tư tại Quảng Trị, cây cầu Hiền Lương in bóng dưới dòng sông lịch sử Bến Hải, như gạch nối giữa hai bờ thời gian. Những bước chân chầm chậm trên cầu, dừng lại nơi vạch sơn trắng, lặng im, chạm vào ký ức chiến tranh…

Ông Fargel, du khách Hà Lan cùng những người bạn chầm chậm bước trên cầu Hiền Lương, lắng nghe những câu chuyện xúc động về ký ức thời chiến chia cắt 2 miền Nam - Bắc Việt Nam: “Tôi thật sự xúc động. Những gì từng xảy ra nơi này khiến tôi trân trọng hơn giá trị của tự do, của sự thống nhất, và của một tương lai không còn chiến tranh, hòa bình. Hiền Lương – cây cầu này là biểu tượng của sự chia cắt và đoàn tụ. Đứng ở đây, bạn có thể cảm nhận được giá trị lịch sử, cảm nhận rõ ý chí kiên cường, khát vọng hòa bình mạnh mẽ của người dân Việt Nam”.

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải thuộc địa phận thôn Hiền Lương, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị dài gần 183m. Cầu gồm 7 nhịp, mỗi nhịp dài gần 20m, sàn lát gỗ lim. Bờ Bắc có 450 tấm ván gỗ, bờ Nam gồm 444 tấm. Thành cầu phía Bắc sơn màu xanh và màu vàng phía Nam, vạch sơn trắng chia đôi mặt sàn cầu. Cầu Hiền Lương từng là biểu tượng về biên giới chia cắt đất nước thành hai miền Nam - Bắc dọc theo vĩ tuyến 17 trong suốt 21 năm, từ năm 1954 đến năm 1975. Cây cầu gắn liền với các cuộc đấu tranh tâm lý – chính trị giữa hai miền…

Cựu chiến binh Trần Văn Hà, 70 tuổi cùng Đoàn Hội cựu chiến binh khoảng 80 người ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội bồi hồi xúc động khi đặt chân lên vạch sơn trắng chia đôi mặt cầu Hiền Lương. Ông Trần Văn Hà chia sẻ: “Cảm nghĩ của tôi khi đặt chân đến đây, đó là sau khi hai miền thống nhất giờ đã khác trước rất nhiều. Lúc nhỏ thấy bị chia cắt, cảm thấy rất đau đớn, còn bây giờ thấy xúc động. Chúng ta đang sống trong những ngày hòa bình, sắp đến dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tôi cảm thấy không gì để tả hết được”.

Từ một vùng đất từng hứng chịu bao tang thương, mất mát trong chiến tranh, Hiền Lương – Bến Hải hôm nay trở thành một dấu ấn đặc biệt trong bản đồ du lịch hòa bình của Việt Nam với nhiều di tích lịch sử. Bến Hải đi vào lịch sử là dòng sông ranh giới quân sự tạm thời sau Hiệp định Genève 1954. Dòng sông này chứng kiến nhiều cuộc giao tranh và đấu tranh hòa bình của nhân dân hai miền.

Kỳ đài Hiền Lương (Cột cờ Hiền Lương) là biểu tượng thiêng liêng của miền Bắc xã hội chủ nghĩa thời chiến, cao khoảng 38,6m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay kiêu hãnh. Nhà Liên hiệp Hiền Lương, nơi diễn ra các cuộc hội đàm, trao đổi giữa hai miền Bắc – Nam dưới sự giám sát quốc tế, minh chứng cho các nỗ lực hòa bình trong thời kỳ chia cắt. Khu trưng bày tại đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải bao gồm các phòng trưng bày hiện vật, hình ảnh, phim tư liệu…, tái hiện sinh động cuộc sống, đấu tranh và ký ức của người dân hai miền. Làng Vĩ tuyến 17 và khu dân cư đôi bờ với di tích gắn với đời sống nhân dân thời kỳ chia cắt, ghi dấu những hoạt động “vượt tuyến”, tình cảm Bắc – Nam không thể chia lìa…

Bạn Trần Thu Thảo, ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chia sẻ niềm tự hào về quê hương mình: “Là người con Quảng Trị, em rất tự hào về lịch sử cha ông đã gìn giữ đất nước để có được hòa bình ngày hôm nay. Hòa bình hôm nay có rất nhiều mồ hôi, xương máu của các anh hùng liệt sĩ đi trước, chúng em rất trân trọng. Em và rất nhiều người con của Quảng Trị nói riêng và đất nước nói chung luôn nhớ đến công lao của các anh hùng liệt sĩ, sẽ luôn sống, lao động và học tập để xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ”.

Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải từ lâu trở thành điểm dừng chân không thể bỏ qua của bao thế hệ người dân, du khách khi về vùng đất thiêng Quảng Trị. Nơi đây trở thành gạch nối đôi bờ thời gian, gợi nên bao niềm ký ức.

Bà Lê Thị Tố Hoài, Trưởng Ban quản lý Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải cùng với những người làm việc tại di tích lịch sử này luôn tận tụy, thân thiện chào đón mọi người tìm về đây: “So với những năm trước, dịp tháng Tư năm nay lượng khách tăng rất nhiều, có những ngày cả ngàn khách. Tất cả viên chức, người lao động Ban quản lý Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải rất ý thức trong công tác phục vụ. Khách đến tham quan di tích đông bao nhiêu thì chúng tôi càng cảm thấy tự hào và hãnh diện bấy nhiêu. Chúng tôi cố gắng hết sức, huy động tất cả nhân lực trực trong ngày, trong tháng để phục vụ. Chúng tôi cố gắng để phục vụ du khách tốt hơn trong thời gian tới”.

Còn đó những nỗi đau không thể xóa mờ nơi đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải. Nhưng cũng từ đây, mọi người càng nhận rõ hơn về giá trị hòa bình. Những bước chân tìm về Hiền Lương - Bến Hải đều mang theo khát vọng hòa bình cùng niềm vui thống nhất non sông.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Grand Pioneers - điểm đến lý tưởng cho các gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Grand Pioneers - điểm đến lý tưởng cho các gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

VOV.VN - Từ Hà Nội, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến Hạ Long trong ít giờ bằng các tuyến cao tốc với quãng đường khoảng 150km. Đối với các gia đình đến từ TP.HCM, Đà Nẵng hay Cần Thơ, việc bay đến sân bay Vân Đồn hoặc Cát Bi (Hải Phòng) rồi tiếp tục di chuyển tới cảng Tuần Châu cũng rất thuận tiện.

Grand Pioneers - điểm đến lý tưởng cho các gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Grand Pioneers - điểm đến lý tưởng cho các gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

VOV.VN - Từ Hà Nội, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến Hạ Long trong ít giờ bằng các tuyến cao tốc với quãng đường khoảng 150km. Đối với các gia đình đến từ TP.HCM, Đà Nẵng hay Cần Thơ, việc bay đến sân bay Vân Đồn hoặc Cát Bi (Hải Phòng) rồi tiếp tục di chuyển tới cảng Tuần Châu cũng rất thuận tiện.

Vì sao Lý Sơn hoang sơ, yên bình luôn là điểm đến hút du khách trong mùa du lịch biển
Vì sao Lý Sơn hoang sơ, yên bình luôn là điểm đến hút du khách trong mùa du lịch biển

VOV.VN - Lý Sơn, một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi gồm 3 đảo: Cù Lao Ré (đảo Lớn), An Bình (đảo Bé) và hòn Mù Cu, nằm cách đất liền khoảng 30 km. Với khung cảnh hoang sơ, chi phí du lịch tiết kiệm, trong những năm gần đây, Lý Sơn luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn vào mùa du lịch biển.

Vì sao Lý Sơn hoang sơ, yên bình luôn là điểm đến hút du khách trong mùa du lịch biển

Vì sao Lý Sơn hoang sơ, yên bình luôn là điểm đến hút du khách trong mùa du lịch biển

VOV.VN - Lý Sơn, một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi gồm 3 đảo: Cù Lao Ré (đảo Lớn), An Bình (đảo Bé) và hòn Mù Cu, nằm cách đất liền khoảng 30 km. Với khung cảnh hoang sơ, chi phí du lịch tiết kiệm, trong những năm gần đây, Lý Sơn luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn vào mùa du lịch biển.

Ba Bể và Na Hang - điểm đến cho những người thích khám phá
Ba Bể và Na Hang - điểm đến cho những người thích khám phá

VOV.VN - Hồ Ba Bể và hồ Na Hang được ví như những "biển hồ" trên núi, không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, thích khám phá mà còn là nơi để du khách hòa mình vào cuộc sống chậm rãi, yên bình.

Ba Bể và Na Hang - điểm đến cho những người thích khám phá

Ba Bể và Na Hang - điểm đến cho những người thích khám phá

VOV.VN - Hồ Ba Bể và hồ Na Hang được ví như những "biển hồ" trên núi, không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, thích khám phá mà còn là nơi để du khách hòa mình vào cuộc sống chậm rãi, yên bình.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao