111111

Pác Bó - nơi "Ông Ké" viết nên huyền thoại cách mạng

VOV.VN - Pác Bó, mảnh đất biên cương Cao Bằng, không chỉ ghi dấu mốc lịch sử trọng đại khi người thanh niên Nguyễn Ái Quốc trở về nước lãnh đạo cách mạng (28/1/1941) sau 30 năm bôn ba, mà còn là nơi Người gắn bó sâu sắc với đồng bào các dân tộc, được người dân trìu mến gọi bằng cái tên giản dị: "Ông Ké".

Mùng 2 Tết Tân Tỵ (1941), sau ba thập kỷ bôn ba nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc qua mốc 108 biên giới Việt - Trung. Khoảnh khắc thiêng liêng ấy được nhà thơ Tố Hữu khắc họa đầy xúc động: "Bác đã về đây Tổ quốc ơi, Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người. Ba mươi năm ấy chân không nghỉ, Mà đến bây giờ mới tới nơi..."

Tại xóm Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng, Bác Hồ chọn hang Cốc Bó làm nơi ở và làm việc. Để đảm bảo bí mật và an toàn, Người sử dụng nhiều tên gọi khác nhau, trong đó có "Ông Ké". Hang Cốc Bó, nằm sâu trong núi đá vôi, là chứng nhân cho những ngày tháng gian khổ nhưng đầy khí thế cách mạng của Bác. Dù thời tiết khắc nghiệt, Bác vẫn làm việc miệt mài, nghiên cứu tài liệu và chỉ đạo cách mạng. Người đặt tên cho dòng suối Khuổi Giàng là suối Lê Nin, ngọn núi có hang Cốc Bó là núi Các Mác.

Ở Pác Bó, Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo xây dựng các đoàn thể Cứu quốc, mở lớp huấn luyện cán bộ, dịch sách và biên soạn tài liệu quân sự. Dù điều kiện sống thiếu thốn, Người vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, thể hiện qua những vần thơ: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang."

Bên cạnh công việc cách mạng, Bác Hồ luôn dành thời gian gần gũi, trò chuyện với đồng bào. Ông Dương Chí Quân (gần 80 tuổi), cháu nội cụ Dương Văn Đình, kể lại rằng nhà cụ Đình là nơi Bác thường lui tới. Trong ký ức của người dân Pác Bó, "Ông Ké" là một người hiền hậu, giản dị, luôn quan tâm đến đời sống của bà con. Lời dặn dò của Người: "Bà con phải đoàn kết, đoàn kết thì thế nào cũng giành được độc lập, cách mạng sẽ thành công" vẫn còn vang vọng đến ngày nay.

Ông Dương Chí Quân chia sẻ: “Trước kia Bác đến hoạt động thì có mật danh là ông Ké. Bác đến tuyên truyền với quần chúng ở Pác Bó thì lúc nào Bác cũng giấu mặt, ban đêm Bác mới đến, khi đến nhà cụ Dương Đình thì Bác ngồi nói chuyện ở chỗ tối, để giấu mặt, không ai biết là Bác Hồ đâu, chỉ biết là ông Ké thôi”.

Trong những năm tháng hoạt động tại Pác Bó, Bác Hồ nhận được sự đùm bọc, chở che của đồng bào các dân tộc. Bà Hoàng Thị Phần, con dâu cụ Hoàng Thị Khìn, người từng đưa cơm cho Bác, chia sẻ về lòng tin và sự hy sinh của người dân Pác Bó đối với cách mạng: "Là người dân Pác Bó bà rất vinh dự, tự hào là Bác Hồ chọn đất Pác Bó hoạt động cách mạng. Đồng bào Pác Bó bảo vệ Bác, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng cũng hoạt động cách mạng, đưa cơm nước cho Bác Hồ, làm liên lạc, hoạt động bảo vệ Bác. Trực tiếp ông bố tôi là bảo vệ những cán bộ cách mạng vừa là quyên góp gạo, tiền, cơm áo cho cán bộ cách mạng.

Nghe cụ Khìn kể là lúc nào cũng là cơm, rau măng cháu bẹ đưa cho bác, rồi khâu quần áo, giày dép, che chở cho Bác. Hoạt động bí mật, các ông, các bà chích máu ăn thề là kiên quyết đi theo Đảng, theo bác hoạt động. Khi canh gác mà có người vào thì bảo là có con lợn, con trâu bò vào vườn ăn rau... rồi khi quyên góp thì mang lên các điểm giấu thì cứ gõ dấu ký hiệu thôi, không được gọi nhau ới ới đâu".

Kháng chiến thành công, mùa Xuân năm 1961, Bác mới có dịp trở lại Cao Bằng, thăm lại hang Cốc Bó, Suối Lê -nin, thăm lại “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” và nói chuyện cùng nhân dân Pác Bó. Năm 1969, ngày Bác mất, cả bản Pác Bó để tang đúng 3 năm theo phong tục đồng bào Nùng. Pác Bó hôm nay đã có nhiều đổi thay, nhưng dòng suối Lê Nin, ngọn núi Các Mác và những câu chuyện về "Ông Ké" vẫn là những di sản vô giá, nhắc nhở thế hệ sau về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Sự kính trọng và lòng biết ơn đối với Bác Hồ đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân Pác Bó.

Hàng năm, vào ngày Mùng 1 tháng Hai âm lịch, bà con tổ chức lễ rước nước thiêng từ đầu nguồn suối Giàng lên đền thờ Bác, thể hiện lòng thành kính và ước mong cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Thắp nén nhang lên ban thờ Bác trong căn nhà nhỏ, bà Dương Thị Bích Hợp, xóm Pác Bó chia sẻ, với mỗi người dân Pác Bó, Bác như một người thân trong gia đình vậy: “Rất vinh dự được là người con sinh ra quê hương cách mạng Pác Bó. Từ trước, Bác về hoạt động thì thời các ông, các cụ đã đi theo Bác thì tình cảm của bà con với Bác cũng như một vị cha già. Bây giờ trong xóm Pác Bó thì từng nhà cũng có những bàn thờ như bàn thờ tổ tiên để tưởng nhớ tới công lao của Bác… Bà con cũng đã đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương của mình tốt đẹp hơn theo nguyện vọng của Bác trước kia”

Với mỗi gia đình ở Pác Bó, Bác Hồ như người thân yêu trong gia đình với bàn thờ được đặt ở nơi trang trọng nhất, bởi Bác Hồ - "Ông Ké" không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại mà còn là biểu tượng của tình yêu thương, sự giản dị và lòng tin vào sức mạnh của nhân dân.

19-5 tu hao 6.jpg

Tự hào thanh niên "thế hệ Bác Hồ"

VOV.VN - Những ngày tháng Năm lịch sử, trong không khí kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 114 năm ngày Người ra đi tìm đường cứu nước, Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời bác Toàn quốc lần thứ VIII - năm 2025, đã diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 16 - 18/5/2025.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Lòng kính yêu Bác Hồ của kiều bào Thái Lan vô cùng sâu đậm và trọn vẹn
Lòng kính yêu Bác Hồ của kiều bào Thái Lan vô cùng sâu đậm và trọn vẹn

VOV.VN - Dù chỉ hoạt động tại Thái Lan trong khoảng thời gian ngắn từ năm 1928 đến 1929, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng và tình cảm sâu sắc trong lòng kiều bào Việt Nam tại đây.

Lòng kính yêu Bác Hồ của kiều bào Thái Lan vô cùng sâu đậm và trọn vẹn

Lòng kính yêu Bác Hồ của kiều bào Thái Lan vô cùng sâu đậm và trọn vẹn

VOV.VN - Dù chỉ hoạt động tại Thái Lan trong khoảng thời gian ngắn từ năm 1928 đến 1929, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng và tình cảm sâu sắc trong lòng kiều bào Việt Nam tại đây.

Noi gương Bác Hồ, từ việc nhỏ đến ý nghĩa lớn
Noi gương Bác Hồ, từ việc nhỏ đến ý nghĩa lớn

VOV.VN - Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 114 năm ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước, sáng 19/5, Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và biểu dương tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025.

Noi gương Bác Hồ, từ việc nhỏ đến ý nghĩa lớn

Noi gương Bác Hồ, từ việc nhỏ đến ý nghĩa lớn

VOV.VN - Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 114 năm ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước, sáng 19/5, Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và biểu dương tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025.

Lan toả mạnh mẽ việc học và làm theo gương Bác Hồ ở Kon Tum
Lan toả mạnh mẽ việc học và làm theo gương Bác Hồ ở Kon Tum

VOV.VN - Việc học và làm theo gương Bác Hồ ở tỉnh Kon Tum ngày càng thực chất, hiệu quả. Các gương điển hình, cách làm hay… tạo sự lôi cuốn và lan tỏa sâu rộng.

Lan toả mạnh mẽ việc học và làm theo gương Bác Hồ ở Kon Tum

Lan toả mạnh mẽ việc học và làm theo gương Bác Hồ ở Kon Tum

VOV.VN - Việc học và làm theo gương Bác Hồ ở tỉnh Kon Tum ngày càng thực chất, hiệu quả. Các gương điển hình, cách làm hay… tạo sự lôi cuốn và lan tỏa sâu rộng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao