111111

Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013: Làm rõ quyền và trách nhiệm của Mặt trận

VOV.VN - Các ý kiến đã nhấn mạnh, làm rõ, phân tích kỹ những nội dung liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận và các tổ chức thành viên như trong các điều: 9, 10, 84 của Hiến pháp.

Sáng 16/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các tổ chức thành viên góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Tại hội nghị, nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đã góp ý để sửa đổi Hiến pháp 2013.

Tại hội nghị, hầu hết các đại biểu đồng tình với Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, để Hiến pháp có chất lượng hơn, các đại biểu tập trung góp ý về bố cục, nội dung, kỹ thuật trình bày, ngôn ngữ thể hiện trong các điều của Hiến pháp cần chỉnh sửa.

Cụ thể, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội kiến nghị, để MTTQ Việt Nam xứng đáng là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc thì cần cụ thể hóa quyền của MTTQ Việt Nam, như quyền trình dự án trước Quốc hội, quyền trình dự án pháp lệnh trước Thường vụ Quốc hội. Mặt trận là nơi tập hợp trí tuệ, nguyện vọng, ý kiến đa chiều từ nhân dân và các tầng lớp xã hội.

“Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền tiếp cận internet, quyền bảo vệ biển đảo, quyền tài phán đối với các vùng biển đảo theo luật pháp quốc tế” - bà An nói.

Còn bà Lê Thanh Hiếu, Trưởng ban tư vấn giám định và phản biện xã hội, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội kiến nghị, bổ sung thêm từ “Tư vấn” vào thành cụm từ “Tư vấn, giám sát và phản biện xã hội vào Điều 9, vì Hội Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật là thành viên của MTTQ, trong đó có rất nhiều chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực.

Cũng trên quan điểm đồng tình với bản Dự thảo, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung Điều 10 về Công đoàn Việt Nam không chỉ tái khẳng định vị trí, vai trò của Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, trực thuộc MTTQ Việt Nam mà còn bổ sung một nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về Công đoàn.

"Song, đề nghị cân nhắc không lặp lại cụm từ "trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" vì nội dung này đã được thể hiện trong Điều 9, mặt khác, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác đều "trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" - ông Nguyễn Huy Khánh nói.

Kết luận Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương khẳng định, các ý kiến đóng góp tại hội nghị hôm nay rất toàn diện, trong đó tập trung nhiều vào nội dung liên quan trực tiếp đến MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Các ý kiến đã nhấn mạnh, làm rõ, phân tích kỹ những nội dung liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận và các tổ chức thành viên như trong các điều: 9, 10, 84 của Hiến pháp.

Cơ bản các ý kiến đều đồng tình với nội dung Dự thảo sẽ sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung. Các ý kiến tiếp tục khẳng định vị trí của MTTQ trong hệ thống chính trị, củng cố vai trò về phát huy dân chủ, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị MTTQ các cấp tiếp tục triển khai sâu, rộng, thực chất và đa dạng hóa hình thức lấy ý kiến của nhân dân.

Các tổ chức thành viên của MTTQ cần coi trọng công tác truyền thông chính sách, truyền thông pháp luật, không để sót bất cứ nhóm đối tượng, thành phần nào, để lắng nghe ý kiến đóng góp vào Dự thảo, làm sao để nhân dân được nghiên cứu, được tham gia ý kiến và MTTQ có trách nhiệm lắng nghe, tổng hợp đầy đủ ý kiến của nhân dân.

ong_khanh_1.jpg

Lần đầu tiên Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

VOV.VN - Thành phố Hà Nội mở đợt cao điểm, kêu gọi người dân tham gia, đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013 phục vụ cho công cuộc sắp xếp và tinh gọn bộ máy, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là lần đầu tiên, cơ quan chức năng xin ý kiến nhân dân thông qua ứng dụng VNeID và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Yêu cầu cấp thiết trong cải cách bộ máy Nhà nước
Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Yêu cầu cấp thiết trong cải cách bộ máy Nhà nước

VOV.VN - Mới đây, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất). Đây cũng là nội dung đang được dư luận xã hội quan tâm.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Yêu cầu cấp thiết trong cải cách bộ máy Nhà nước

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Yêu cầu cấp thiết trong cải cách bộ máy Nhà nước

VOV.VN - Mới đây, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất). Đây cũng là nội dung đang được dư luận xã hội quan tâm.

TP.HCM đặt mục tiêu 90% người có định danh điện tử mức 2 góp ý sửa đổi Hiến pháp
TP.HCM đặt mục tiêu 90% người có định danh điện tử mức 2 góp ý sửa đổi Hiến pháp

VOV.VN - Tại buổi họp báo định kỳ của TP.HCM chiều 15/5, đại diện Công an TP.HCM đã cung cấp thông tin hướng dẫn cách góp ý sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VneID.  

TP.HCM đặt mục tiêu 90% người có định danh điện tử mức 2 góp ý sửa đổi Hiến pháp

TP.HCM đặt mục tiêu 90% người có định danh điện tử mức 2 góp ý sửa đổi Hiến pháp

VOV.VN - Tại buổi họp báo định kỳ của TP.HCM chiều 15/5, đại diện Công an TP.HCM đã cung cấp thông tin hướng dẫn cách góp ý sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VneID.  

Sửa đổi Hiến pháp: Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền địa phương
Sửa đổi Hiến pháp: Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền địa phương

VOV.VN - Theo chuyên gia, trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần nghiên cứu sửa đổi làm sao bảo đảm theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư: những việc của địa phương thì để cho địa phương làm.

Sửa đổi Hiến pháp: Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền địa phương

Sửa đổi Hiến pháp: Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền địa phương

VOV.VN - Theo chuyên gia, trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần nghiên cứu sửa đổi làm sao bảo đảm theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư: những việc của địa phương thì để cho địa phương làm.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao