111111

Sửa đổi Hiến pháp: Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền địa phương

VOV.VN - Theo chuyên gia, trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần nghiên cứu sửa đổi làm sao bảo đảm theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư: những việc của địa phương thì để cho địa phương làm.

Chiều 14/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, thu hút đông đảo các chuyên gia, các đại biểu đến từ nhiều cơ quan, Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; đại diện 63 Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự trên cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng. Do vậy, theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học.

Theo Bộ trưởng, chủ trương là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nhằm phục vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ lấy ý kiến nhân dân, các cơ quan khác trong thời gian 1 tháng, đồng thời có thêm nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến góp ý trình Chính phủ trình Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sau hơn 11 năm triển khai thi hành, các quy định của Hiến pháp năm 2013 đã tạo cơ sở hiến định quan trọng cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, trong bối cảnh Đảng ta đã chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả,  Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 12/4/2025 đã thống nhất định hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Do đó, theo Bộ trưởng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tập trung vào 2 nhóm nội dung quan trọng gồm: Các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

Góp ý tại hội nghị, GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cơ bản tán thành với các nội dung được trình bày trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013.

Đồng ý việc sửa đổi Điều 9 và Điều 10 như trong dự thảo nghị quyết, GS Phan Trung Lý phân tích, quy định của dự thảo nghị quyết nhằm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức hệ thống chính trị, khắc phục sự trùng lặp về tổ chức, chức năng và hoạt động giữa MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó nâng cao tính thiết chế và hiệu lực hiến định của Hiến pháp. Đồng thời, thể hiện đúng vai trò trung tâm liên minh chính trị - xã hội của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị, phù hợp với chủ trương đổi mới và sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo Nnhị quyết Trung ương.

Vị giáo sư đề nghị cần thể hiện được vai trò trung tâm, tập trung thống nhất của MTTQ Việt Nam, vừa bảo đảm phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội.

Bên cạnh đó, ông cho rằng cần quán triệt quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy lập hiến, lập pháp: “chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc, không quy định quá cụ thể chi tiết”. Bởi, chi tiết sẽ do các luật định hướng dẫn. Hơn nữa, việc không quá chi tiết để đảm bảo tính ổn định lâu dài cho Hiến pháp.

Từ phân tích trên, ông cho rằng, Điều 9, Điều 10 sửa đổi chỉ nên quy định về Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, mà không quy định cụ thể tên của 5 tổ chức chính trị xã hội. 

Đối với việc sửa đổi các quy định về đơn vị hành chính và chính quyền địa phương, GS Lý nêu ý kiến, khi bỏ cấp huyện cần có hình thức ghi nhận, tuyên dương những cống hiến của cấp huyện trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vừa qua. Ông cũng đề nghị, 2 cấp hành chính ở địa phương nên là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở (cấp xã). Đồng thời, quy định khái niệm về UBND, HĐND một cách rộng hơn, chung hơn.

Về chính quyền địa phương, TS Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ gợi ý, nên bổ sung thêm một khoản vào Điều 111 Hiến pháp như sau: Chính quyền địa phương chỉ tổ chức 2 cấp, gồm chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp dưới tỉnh.

Như thế, dù chính quyền cấp dưới tỉnh có được chia thành phường, xã, liên phường, liên xã, đặc khu hay sau này, tùy theo điều kiện phát triển mà có thể có thêm phủ, trấn, thành phố… thì chính quyền địa phương được tổ chức ở đó cũng đều là chính quyền cấp dưới tỉnh (đang tạm gọi là cấp xã) và chỉ là một cấp, thể hiện được sự đa dạng trong sự thống nhất. 

Về phân cấp, phân quyền, ông Tuấn cho rằng, trong dự thảo chưa thể hiện rõ thẩm quyền của chính quyền địa phương. Theo đó, cần nghiên cứu sửa đổi làm sao bảo đảm theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư: những việc của địa phương thì để cho địa phương làm. "Dự thảo nghị quyết cần được nghiên cứu sửa đổi đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền địa phương", ông Tuấn nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Quốc hội thảo luận về sửa Hiến pháp và tổ chức chính quyền địa phương
Quốc hội thảo luận về sửa Hiến pháp và tổ chức chính quyền địa phương

VOV.VN - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành toàn bộ thời gian buổi sáng 14/5 để luận ở hội trường về các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận về sửa Hiến pháp và tổ chức chính quyền địa phương

Quốc hội thảo luận về sửa Hiến pháp và tổ chức chính quyền địa phương

VOV.VN - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành toàn bộ thời gian buổi sáng 14/5 để luận ở hội trường về các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp về việc lấy ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến pháp 2013
Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp về việc lấy ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến pháp 2013

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đẩy mạnh việc ứng dụng số áp dụng khoa học công nghệ trong quá trình lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp về việc lấy ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến pháp 2013

Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp về việc lấy ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến pháp 2013

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đẩy mạnh việc ứng dụng số áp dụng khoa học công nghệ trong quá trình lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

Lào Cai triển khai lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013
Lào Cai triển khai lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

VOV.VN - Ngày 13/5, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013. Hội nghị diễn ra trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Lào Cai triển khai lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

Lào Cai triển khai lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013

VOV.VN - Ngày 13/5, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013. Hội nghị diễn ra trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao