111111

99,75% ý kiến tán thành nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013

VOV.VN - Tính trung bình, tỷ lệ tán thành đối với các nội dung của dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là 99,75%.

Ngày 6/6, thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết, Chính phủ đã có Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (dự thảo Nghị quyết).

Theo báo cáo, tổng số lượt ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với tất cả các nội dung của dự thảo Nghị quyết là: 280.226.909 lượt ý kiến.

Trong đó, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9 Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận nhận được sự quan tâm góp ý của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất (với 37.143.884 lượt ý kiến, chiếm tỷ lệ 13,25% tổng số lượt ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân). 

Cùng với đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý rất tập trung đối với nội dung dự thảo Nghị quyết, thể hiện sự tán thành cao đối với phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Về tổng hợp theo nội dung góp ý, kết quả cho thấy, các ý kiến thể hiện sự tán thành rất cao đối với nội dung dự thảo Nghị quyết (tất cả các nội dung đều đạt tỷ lệ tán thành trên 99%). Tính trung bình, tỷ lệ tán thành đối với các nội dung nêu trên của dự thảo Nghị quyết là 99,75%.

Chính phủ đánh giá, về cơ bản, việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết được các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, công khai, dân chủ, khoa học, đúng tiến độ, bám sát Kế hoạch 05 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, của Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền.

Quá trình tổ chức lấy ý kiến tuân thủ nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.

Đồng thời, việc lấy ý kiến thông qua ứng dụng VNeID đã tạo thuận lợi cho người dân tham gia đóng góp ý kiến, đảm bảo tính minh bạch, dân chủ, toàn diện và thực chất, giúp huy động trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp Nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, rút ngắn được thời gian lấy ý kiến cũng như tổng hợp ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết.

Với những kết quả tích cực đã đạt được, việc sử dụng ứng dụng VNeID trong lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết đã thể hiện sự đúng đắn trong chủ trương của Đảng, Nhà nước về ứng dụng công nghệ số trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, cải cách, hoàn thiện thể chế nói chung, đặc biệt là Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Qua đó, khẳng định vai trò chủ thể của Nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn xã hội với những điểm mới trong dự thảo Nghị quyết. 

Báo cáo nêu rõ, với các kết quả cụ thể nêu trên đã thể hiện được sự quan tâm, tích cực tham gia góp ý của nhân dân đối với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Đặc biệt, với tỷ lệ lượt ý kiến tán thành đạt 99,75% đã khẳng định nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân, phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Sửa đổi Hiến pháp: Đề xuất quy định quyền trình dự án luật của tổ chức CT-XH
Sửa đổi Hiến pháp: Đề xuất quy định quyền trình dự án luật của tổ chức CT-XH

VOV.VN - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thống nhất tiếp thu ý kiến góp ý, điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 84 theo hướng giữ lại quyền trình dự án luật, pháp lệnh của cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.

Sửa đổi Hiến pháp: Đề xuất quy định quyền trình dự án luật của tổ chức CT-XH

Sửa đổi Hiến pháp: Đề xuất quy định quyền trình dự án luật của tổ chức CT-XH

VOV.VN - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thống nhất tiếp thu ý kiến góp ý, điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 84 theo hướng giữ lại quyền trình dự án luật, pháp lệnh của cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.

"Việc sửa đổi hiến pháp là tất yếu, khách quan, phù hợp với xu thế phát triển"
"Việc sửa đổi hiến pháp là tất yếu, khách quan, phù hợp với xu thế phát triển"

VOV.VN - Theo ông Cao Thanh Sơn, Chủ tịch Hội luật gia tỉnh An Giang, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là nhiệm vụ chính trị - pháp lý hệ trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước.  

"Việc sửa đổi hiến pháp là tất yếu, khách quan, phù hợp với xu thế phát triển"

"Việc sửa đổi hiến pháp là tất yếu, khách quan, phù hợp với xu thế phát triển"

VOV.VN - Theo ông Cao Thanh Sơn, Chủ tịch Hội luật gia tỉnh An Giang, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là nhiệm vụ chính trị - pháp lý hệ trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước.  

Sửa Hiến pháp: “Không vì bỏ cấp huyện mà bỏ quyền chất vấn của đại biểu HĐND"
Sửa Hiến pháp: “Không vì bỏ cấp huyện mà bỏ quyền chất vấn của đại biểu HĐND"

VOV.VN - Theo GS Trần Ngọc Đường, quyền chấn vấn của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND không chỉ là quyền hiến định mà còn là một nguyên tắc của Hiến pháp.

Sửa Hiến pháp: “Không vì bỏ cấp huyện mà bỏ quyền chất vấn của đại biểu HĐND"

Sửa Hiến pháp: “Không vì bỏ cấp huyện mà bỏ quyền chất vấn của đại biểu HĐND"

VOV.VN - Theo GS Trần Ngọc Đường, quyền chấn vấn của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND không chỉ là quyền hiến định mà còn là một nguyên tắc của Hiến pháp.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao