111111

Sửa đổi Hiến pháp: Đề xuất quy định quyền trình dự án luật của tổ chức CT-XH

VOV.VN - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thống nhất tiếp thu ý kiến góp ý, điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 84 theo hướng giữ lại quyền trình dự án luật, pháp lệnh của cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.

Ban thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có báo cáo kết quả lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận và MTTQ Việt Nam các cấp, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề xuất về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết đối với nội dung về quyền trình dự án luật, pháp lệnh của các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội (nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 84 Hiến pháp năm 2013).

Theo đó, Ban Thường trực thống nhất tiếp thu ý kiến góp ý, điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều 84 theo hướng giữ lại quyền trình dự án luật, pháp lệnh của cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, theo đó, quy định tại khoản 1 Điều 84 thể hiện như sau: “1. Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị-xã hội có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Đối với cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên khác của Mặt trận có quyền đề xuất, kiến nghị, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, tuy nhiên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ là cơ quan trình hoặc tùy theo nội dung của mỗi dự án luật, pháp lệnh có thể phân công cho các tổ chức chính trị - xã hội là cơ quan trình.

Thực tiễn trong các năm vừa qua cho thấy chỉ có một số ít cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên khác của Mặt trận trình dự án luật, pháp lệnh, như Trung ương Hội luật gia trình dự án Luật trưng cầu ý dân, Luật Trọng tài thương mại; Trung ương Hội chữ thập đỏ trình Luật Chữ thập đỏ (hiện nay Luật Chữ thập đỏ cũng đang được giao cho Chính phủ chỉ đạo tổng kết, đề xuất sửa đổi).

Trong khi đó, phần lớn luật, pháp lệnh điều chỉnh hoạt động của các tổ chức thành viên như Luật Người cao tuổi, Luật Bình đẳng giới, Luật Thanh niên, Luật Kiến trúc sư, Luật Luật sư, Luật Công chứng... đều do Chính phủ trình.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013: Nêu bật việc tinh gọn, bỏ cấp trung gian
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013: Nêu bật việc tinh gọn, bỏ cấp trung gian

VOV.VN - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội đưa ra các sửa đổi, bổ sung quy định về chính quyền địa phương tại các điều của Hiến pháp 2013 cơ bản bảo đảm được tính chính trị, phù hợp với Cương lĩnh, đường lối chiến lược, chủ trương của Đảng; bảo đảm được tính dân chủ, tính pháp quyền.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013: Nêu bật việc tinh gọn, bỏ cấp trung gian

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013: Nêu bật việc tinh gọn, bỏ cấp trung gian

VOV.VN - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội đưa ra các sửa đổi, bổ sung quy định về chính quyền địa phương tại các điều của Hiến pháp 2013 cơ bản bảo đảm được tính chính trị, phù hợp với Cương lĩnh, đường lối chiến lược, chủ trương của Đảng; bảo đảm được tính dân chủ, tính pháp quyền.

Sửa đổi Hiến pháp: Tránh tình trạng phân cấp, phân quyền vẫn phải hỏi Trung ương
Sửa đổi Hiến pháp: Tránh tình trạng phân cấp, phân quyền vẫn phải hỏi Trung ương

VOV.VN - Trung ương làm gì, địa phương làm gì; việc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương ra sao…, đó là một trong những nội dung được các chuyên gia góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

Sửa đổi Hiến pháp: Tránh tình trạng phân cấp, phân quyền vẫn phải hỏi Trung ương

Sửa đổi Hiến pháp: Tránh tình trạng phân cấp, phân quyền vẫn phải hỏi Trung ương

VOV.VN - Trung ương làm gì, địa phương làm gì; việc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương ra sao…, đó là một trong những nội dung được các chuyên gia góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao