111111

"Để xảy ra trục lợi chính sách hỗ trợ khó khăn do Covid-19 là có tội với dân"

VOV.VN - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các bộ ban ngành, địa phương triển khai sớm để quyền lợi đến với người lao động. Địa phương nào để tiêu cực, trục lợi là có tội với dân.

Chiều nay (7/7), tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tổ chức họp báo thông tin về quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Thông tin tại họp báo, đại diện Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, trong thời gian qua, dịch Covid-19 thời gian qua đã tác động tiêu cực đến sản xuất và thị trường lao động nước, hàng trăm nghìn lao động bị mất việc làm, hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc và giảm thu, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã buộc phải ngừng hoạt động.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu, trình Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Chính phủ đã thảo luận và thống nhất cao, đồng thời, báo cáo Bộ Chính trị về chủ trưởng ban hành các chính sách hỗ trợ.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội, ngày 1/7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP nhằm kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định lao động, việc làm, bảo đảm đời sống và an toàn cho người lao động, duy trì mục tiêu vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

Ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc Ngân hành chính sách xã hội cho biết, tổng vốn cho gói chính sách này là 7.500 tỷ đồng. Ngay sau khi có Quyết định 23 Chính phủ, trong ngày 8/7, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tập huấn và hướng dẫn cụ thể cho các chi nhánh triển khai trong toàn quốc.

Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội- Đào Ngọc Dung  nhấn mạnh: “Lần này, tất cả các quy định được pháp luật cho phép sẽ được vận dụng tối đa để tạo điều kiện cho người lao động và doanh nghiệp tiếp cận, cùng với đó sẽ điều chỉnh nhiều vấn đề. Đơn cử như chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất trước đây phải mất 1 tháng 10 ngày, nay quy trình được đơn giản hóa chỉ còn 7 ngày. Hoặc chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất trước phải đến mùng 5 hàng tháng xét duyệt thì nay nộp ngày nào thì áp dụng cho người lao động ngày đó với phương châm cao nhất là lợi ích người lao động”.

Nói thêm về những điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được tiếp cận vay vốn trả lương cho người lao động, phục hồi sản xuất, không bị khó khăn về thủ tục như gói 62.000 tỷ đồng triển khai năm 2020, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, gói giải ngân thuộc chính sách doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động năm 2020 đạt thấp do vướng nhiều thủ tục nên năm nay Bộ và các đơn vị hữu quan đơn giản tối đa thủ tục. Giờ là sự quan tâm của doanh nghiệp có muốn tiếp cận nguồn vốn này không. Trường hợp giải ngân hết 7.500 tỷ đồng, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để cấp vốn giải ngân tiếp.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đề nghị các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương có chính sách hỗ trợ lao động tự do. "Đây là đối tượng bị tác động nặng nề nhất của dịch Covid-19. Tuy nhiên, để làm thủ tục giải ngân cho đối tượng này rất khó khăn. Do đó, Chính phủ chỉ đưa mức sàn, còn mức hỗ trợ cụ thể sẽ do địa phương quyết định. Đặc biệt là việc bỏ xác nhận của địa phương với đối tượng được hưởng. Việc chi trả sẽ do chính quyền địa phương quyết định. Việc chống trục lợi chính sách để hưởng nhiều lần sẽ căn cứ vào việc hậu kiểm liên thông dữ liệu.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các bộ ban ngành, địa phương triển khai sớm để quyền lợi đến với người lao động. Địa phương nào để xảy ra tiêu cực, trục lợi là có tội với dân.

“Tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhất là đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này tấn công vào khu công nghiệp, khu chế xuất và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Đơn như TP. HCM với 1,6 triệu công nhân, Bình Dương với 1,2 triệu công nhân và Đồng Nai với 1 triệu công nhân. 3 tỉnh thành này chiếm 1/4 công nhân cả nước nên việc kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chung cả nước. Do đó, kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ cũng truyền thông điệp Chính phủ luôn hướng về người dân, đảm bảo an toàn sức khỏe người dân”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ triển khai hỗ trợ lao động, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ tháng 7
Sẽ triển khai hỗ trợ lao động, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ tháng 7

VOV.VN - Gói chính sách mới sẽ bảo đảm chính sách phủ kín được những người cần hỗ trợ, trong đó bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ là lao động tự do.

Sẽ triển khai hỗ trợ lao động, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ tháng 7

Sẽ triển khai hỗ trợ lao động, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ tháng 7

VOV.VN - Gói chính sách mới sẽ bảo đảm chính sách phủ kín được những người cần hỗ trợ, trong đó bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ là lao động tự do.

Chính sách hỗ trợ lao động trong mùa dịch cần khoa học, chặt chẽ, công bằng
Chính sách hỗ trợ lao động trong mùa dịch cần khoa học, chặt chẽ, công bằng

VOV.VN - Đối với khâu thực thi chính sách, cần xác định cụ thể các đối tượng, chủ thể cùng tham gia, đặc biệt là công tác giám sát của nhân dân để đảm bảo chính sách đi vào cuộc sống, sớm đến với người lao động và doanh nghiệp.

Chính sách hỗ trợ lao động trong mùa dịch cần khoa học, chặt chẽ, công bằng

Chính sách hỗ trợ lao động trong mùa dịch cần khoa học, chặt chẽ, công bằng

VOV.VN - Đối với khâu thực thi chính sách, cần xác định cụ thể các đối tượng, chủ thể cùng tham gia, đặc biệt là công tác giám sát của nhân dân để đảm bảo chính sách đi vào cuộc sống, sớm đến với người lao động và doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp "đóng băng" tuyển dụng
Ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp "đóng băng" tuyển dụng

VOV.VN - Trước tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có hiện tượng "đóng băng" tuyển dụng, sa thải lao động phổ thông, công nhân.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp "đóng băng" tuyển dụng

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp "đóng băng" tuyển dụng

VOV.VN - Trước tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có hiện tượng "đóng băng" tuyển dụng, sa thải lao động phổ thông, công nhân.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao