111111

34% công nhân cho biết chỉ thi thoảng bữa ăn có thịt cá, không dám khám bệnh vì thiếu tiền

VOV.VN - Qua hơn 2 năm đại dịch diễn ra, nhiều vấn đề trong đời sống người lao động bị “lật tung” lên và trầm trọng hơn như tiền lương thấp và thiếu tích luỹ, việc làm, thu nhập bấp bênh, nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn, an sinh và phúc lợi xã hội thiếu bảo đảm.

Chiều nay (26/4), Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thông tin tại hội thảo, ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, theo tính toán của Viện Công nhân và Công đoàn, công nhân lao động trong doanh nghiệp hiện nay chỉ chiếm khoảng 15% dân số và khoảng 27% lực lượng lao động xã hội, nhưng đã đóng góp trên 75% ngân sách và trên 65% GDP của cả nước. Trong những năm qua, dù đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm việc làm, nâng cao mức sống và từng bước cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, cấp bách kéo dài chưa được quan tâm, giải quyết thỏa đáng.

“Qua hơn 2 năm đại dịch diễn ra, những vấn đề đó tiếp tục bị “lật tung” lên và hiện ra rõ hơn, trầm trọng hơn như tiền lương thấp và thiếu tích luỹ, việc làm, thu nhập bấp bênh, nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn, an sinh và phúc lợi xã hội thiếu bảo đảm.

Khảo sát năm 2020 cho thấy, có tới 66% công nhân hiện đang phải thuê nhà trọ để ở, trong đó, gần 4% phải ở nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ, với điều kiện chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, tiện nghi sinh hoạt, 23% công nhân đang phải dùng nguồn nước giếng đất, giếng khoan. Sự hài lòng đối với cuộc sống của công nhân lao động nhìn chung đã được cải thiện, nhưng còn ở mức trung bình. Đặc biệt, trong thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động và gia đình họ. Một bộ phận lớn người lao động đã bị rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn”, ông Vũ Minh Tiến cho biết.

Theo ông Tiến, trong năm 2021, Viện Công nhân và Công đoàn đã tiến hành điều tra, khảo sát về đời sống của công nhân lao động, kết quả cho thấy có 5% người được hỏi cho biết rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt cá và 34% cho biết thỉnh thoảng bữa ăn có thịt cá, 41% cho biết họ chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản. Họ không dám đi khám bệnh vì không có tiền.

Đặc biệt, đối với lao động nhập cư phải thuê nhà để ở, sử dụng điện nước với giá kinh doanh của chủ nhà trọ. Để bảo đảm cuộc sống, 11,2% người lao động cho biết thường xuyên, thậm chí hàng tháng phải đi vay tiền, 35,6% người lao động thỉnh thoảng phải đi vay. Bên cạnh đó, nhiều người được khảo sát cho biết họ đã từng rút bảo hiểm xã hội một lần.

Ông Vũ Minh Tiến cho rằng, hiện nay, nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của người lao động chỉ ở mức trung bình 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết những gia đình công nhân sẽ rơi vào khó khăn, túng quẫn ngay cả khi họ không làm thêm giờ. Một nghịch lý khá phổ biến, mặc dù người lao động đang phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài nhưng lương và thu nhập không cao. Đặc biệt, ở một số ngành, lĩnh vực phải làm thêm giờ nhiều, thậm chí lên đến 60 – 70 giờ/tháng như ngành dệt may, điện tử, da giày, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất gỗ...

Viện trưởng Viện công nhân và Công đoàn cho rằng, người lao động phải được bảo đảm cuộc sống – sống để làm việc, chứ không phải làm việc để sống và do đó họ cần được bảo đảm tiền lương để chi trả cuộc sống bản thân và gia đình họ. Chỉ khi tiền lương được quan tâm và tương xứng với năng suất, sự cống hiến của họ thì mới động viên và yêu cầu họ làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả và mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp, cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Cùng nói về vấn đề đời sống công nhân hiện nay, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Phạm Thị Thu Lan cho biết, thống kê cho thấy có đến 17,4% người lao động đang có con dưới 18 tuổi tham gia khảo sát cho biết hiện tại con đang không ở cùng bố mẹ. Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là tiền lương và thu nhập không đủ để đảm bảo cuộc sống cho con cái vì họ không đủ tiền để gửi trẻ hoặc cho con đi học tại địa phương nơi làm việc. Hơn 58,9% người lao động được khảo sát cho biết tiền lương không đủ để đảm bảo đầy đủ chi phí học hành cho con cái. Đối với nhóm người lao động có trên 2 con thì có tới hơn 67,4% trả lời như vậy.

Từ thực trạng trên, bà Phạm Thị Thu Lan khẳng định nhu cầu tăng lương của người lao động là cấp thiết và chính đáng: “Các hiệp hội doanh nghiệp nên xem xét cân nhắc và rút lại đề xuất hoãn tăng lương tối thiểu cho người lao động. Việc tăng lương không chỉ giúp đảm bảo đời sống người lao động, thu hút người lao động vào làm việc tích cực tại doanh nghiệp mà còn thúc đẩy chuyển đổi số, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường chung”.

 

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn cho biết, Hội đồng tiền lương quốc gia vừa thống nhất mức đề xuất mức tăng 6% lương tối thiểu vùng sau 2 năm "lỗi hẹn", lùi lộ trình cải cách tiền lương. Phân tích tình hình các bên trong bối cảnh hiện nay, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng, 2 năm qua, người lao động và người sử dụng lao động đều gặp phải những khó khăn do Covid-19 gây ra. Chính vì vậy, các bên đều phải tiết kiệm từng đồng.

Ở một cách tiếp cận khác, theo ông Ngọ Duy Hiểu, tăng lương chính là khoản đầu tư sinh lời mạnh cho doanh nghiệp, vì giúp người lao động có thêm hứng thú và động lực để làm việc với năng suất cao hơn, chất lượng tốt, qua đó giúp doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh nhanh và bền vững hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% từ 1/7: Doanh nghiệp "than" khó
Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% từ 1/7: Doanh nghiệp "than" khó

VOV.VN - Sáng nay (12/4), Hội đồng tiền lương quốc gia đã bỏ phiếu thống nhất trình Chính phủ xem xét tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7/2022.

Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% từ 1/7: Doanh nghiệp "than" khó

Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% từ 1/7: Doanh nghiệp "than" khó

VOV.VN - Sáng nay (12/4), Hội đồng tiền lương quốc gia đã bỏ phiếu thống nhất trình Chính phủ xem xét tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7/2022.

"Chốt" trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022
"Chốt" trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

VOV.VN - Sáng nay (12/4), Hội đồng Tiền lương quốc gia đã bỏ phiếu thống nhất trình Chính phủ xem xét tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 thêm 6%.

"Chốt" trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

"Chốt" trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

VOV.VN - Sáng nay (12/4), Hội đồng Tiền lương quốc gia đã bỏ phiếu thống nhất trình Chính phủ xem xét tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 thêm 6%.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

VOV.VN - Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, hiện nay kinh tế đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trong khi đó, người lao động hết sức khó khăn do tác động của dịch bệnh cùng với giá cả leo thang, do đó tăng lương tối thiểu vùng là việc cần làm ngay.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

VOV.VN - Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, hiện nay kinh tế đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trong khi đó, người lao động hết sức khó khăn do tác động của dịch bệnh cùng với giá cả leo thang, do đó tăng lương tối thiểu vùng là việc cần làm ngay.

Cách tính lương tối thiểu vùng: "Xác định tiền thuê nhà 194.000 đồng/tháng là phi thực tế"
Cách tính lương tối thiểu vùng: "Xác định tiền thuê nhà 194.000 đồng/tháng là phi thực tế"

VOV.VN - Trong cách tính tiền lương tối thiểu vùng hiện nay còn nhiều điểm bất hợp lý, dẫn đến xác định mức lương tối thiểu vùng chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu của người lao động.

Cách tính lương tối thiểu vùng: "Xác định tiền thuê nhà 194.000 đồng/tháng là phi thực tế"

Cách tính lương tối thiểu vùng: "Xác định tiền thuê nhà 194.000 đồng/tháng là phi thực tế"

VOV.VN - Trong cách tính tiền lương tối thiểu vùng hiện nay còn nhiều điểm bất hợp lý, dẫn đến xác định mức lương tối thiểu vùng chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu của người lao động.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao