111111

Về lại nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước

Vùng đất Sài Gòn Gia Định vô cùng tự hào vì cách đây 99 năm đã được vinh dự đón Bác Hồ, khi ấy là người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ trường Dục Thanh (Phan Thiết) vào Sài Gòn, chuẩn bị ra đi tìm đường cứu nước.

Những ngày này, thành phố mang tên Bác như đẹp hơn, rực rỡ hơn với hàng phượng nở thắm ven sông Sài Gòn và màu cờ, hoa trên các tuyến đường dẫn về Bảo tàng Hồ Chí Minh, Quận 4. Đây chính là bến Nhà Rồng, nơi Bác Hồ đã tạm biệt quê hương 99 năm trước để bôn ba năm châu bốn biển, mang về tự do, độc lập cho dân tộc. 

Mỗi ngày, Bảo tàng bến Nhà Rồng đón hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Nơi này giờ đây đã trở thành biểu tượng văn hoá của TP.HCM, nơi giáo dục truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay.

Bến Nhà rồng - ảnh minh hoạ

Em Trần Thị Diễm Trinh, một đoàn viên trẻ đến từ xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết: “Trở lại nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, em như cảm nhận được cái ngày Bác đã vì Tổ quốc của mình, vì dân tộc mình mà ra đi tìm đường cứu nước. Tuổi trẻ của chúng em được sống trong hòa bình, chúng em luôn nhớ ơn Bác Hồ và những người đã ngã xuống để mọi người có được cuộc sống ấm no hôm nay. Em sẽ cố gắng, sẽ phấn đấu hết sức mình để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.”

Nhiều năm đã qua đi kể từ ngày người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Nhân dân Quận 4 không bao giờ quên hình ảnh và những kỷ niệm sâu sắc của Người. Ở đây đã có con đường mang tên Nguyễn Tất Thành, có thư viện Văn Ba tập hợp hàng ngàn cuốn sách về Bác ngày ngày thu hút rất đông độc giả. 

Ở Công ty CP chế biến thuỷ hải sản Liên Thành trên bến Vân Đồn, tiền thân là tổ chức Liên Thành Thương Quán hồi đầu thế kỷ, nơi đã từng giúp bác Hồ khi Người vào Sài Gòn, cán bộ, công nhân viên công ty luôn luôn ghi nhớ kỷ niệm sâu sắc với Người, nguyện phấn đấu để xứng với tên Người. Bà Ngô Thị Hoàng Mai, Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Thiết thực kỷ niệm 120 năm ngày sinh Bác Hồ, năm nay Liên Thành sẽ đầu tư sản xuất vào Hàm Tân Bình Thuận, coi đây là một hoạt động về nguồn...”

TP.HCM nói chung, Quận 4 nói riêng hôm nay đã chuyển mình cùng với sự phát triển đi lên của đất nước. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, những con đường trải nhựa sạch đẹp khang trang, những con tàu ngày đêm tấp nập ra vào cảng làm hàng và ngược xuôi chở những chuyến hàng đi dựng xây đất nước. Quận đã triển khai nhiều dự án phục vụ an sinh xã hội và cải thiện đời sống người dân. Ông Ngô Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty dịch vụ Công ích quận 4 cho biết: “Kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác, đơn vị chúng tôi cố gắng thực hiện tốt các dự án công trình xây dựng nhà ở, công trình công cộng nhằm góp phần giải quyết các khu nhà lụp, góp phần xây dựng quận và thành phố văn minh hiện đại.”

Tất cả như đang chạy đua với thời gian để góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo của một vùng đất nghèo khó và phức tạp năm xưa. Tốc độ phát triển kinh tế xã hội của quận đạt 18%/ năm. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Ông Nguyễn Văn Tường, Bí thư Quận ủy quận 4 cho biết: “Nhiệm vụ chủ yếu của Quận 4 trong 5 năm tới là tập trung chỉnh trang, kiến thiết đô thị, để đời sống của nhân dân ở đây phát triển đồng bộ. Chúng tôi đã kiến nghị với Thành phố trong 5 năm tới thực hiện kế hoạch di dời cảng Sài Gòn nhằm giúp cho Quận 4 phát triển mạnh mẽ hơn. Theo kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo của Quận đến cuối năm 2015 sẽ giảm từ 9,7% xuống còn dưới 2%.”

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, toàn thể nhân dân Quận 4 nói riêng và TP.HCM hôm nay luôn đoàn kết một lòng, phấn đấu xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như niềm mong ước của Bác Hồ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao