111111

Từ vụ MC Bích Hồng: Giới trẻ hiểu lịch sử nhưng không có cảm xúc

VOV.VN - PGS.TS. Trịnh Hòa Bình: Phát ngôn của BTV Bích Hồng, người mẫu kiêm ca sĩ L.T.C không phải chuyện đơn lẻ. Nó phản ánh một thực trạng, giới trẻ hôm nay biết lịch sử, nhưng không còn nhiều rung động với lịch sử. Và như vậy là đáng lo.

Sau vụ BTV Bích Hồng, mới đây người mẫu kiêm ca sĩ L.T.C tiếp tục trở thành tâm điểm chỉ trích trên mạng xã hội vì phát ngôn gây sốc về sự kiện mừng đại lễ 30/4. Phát ngôn này không chỉ dấy lên làn sóng phản đối về thái độ, mà còn một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo một vấn đề xã hội lớn hơn, đó là khoảng cách của giới trẻ ngày nay với lịch sử dân tộc.

Phóng viên Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam - VOV.VN - đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, chuyên gia xã hội học để hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

PV: Phát ngôn của BTV Bích Hồng và ca sĩ L.T.C về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước đang bị chỉ trích dữ dội. Liệu đây có phải là hiện tượng cá biệt hay biểu hiện của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay, thưa ông?

PGS.TS. Trịnh Hòa Bình: Khi một nghệ sĩ nói ra điều đó công khai, vô hình trung, họ đưa nhu cầu cá nhân – như sự yên tĩnh, không bị làm phiền – ra để đối chọi với một biểu tượng của cộng đồng, của lịch sử. Là người của công chúng, mỗi phát ngôn, mỗi cử chỉ đều có sức lan tỏa. Anh không thể viện lý do là “bày tỏ cá nhân” để phủ nhận trách nhiệm với xã hội. Giới nghệ sĩ, người có ảnh hưởng… nên hiểu rằng họ là đại diện cho một nhóm cộng đồng. Khi họ thờ ơ, thì công chúng – nhất là giới trẻ – cũng sẽ bắt chước thái độ ấy.

Tôi cho rằng, những vụ việc trên không phải chuyện đơn lẻ. Nó phản ánh một thực trạng, giới trẻ hôm nay biết lịch sử, nhưng không còn nhiều rung động với lịch sử. Họ không thấy cảm xúc, không thấy sự thiêng liêng trong những khái niệm như “giải phóng”, “thống nhất”, “độc lập, tự do”… Những điều từng là lý tưởng của cả một thế hệ, nay với nhiều người trẻ chỉ như làn gió thổi qua. Và như vậy là đáng lo.

Giáo dục lịch sử trong nhà trường nặng về kiến thức, thiếu sự sống động

PV: Theo ông, vì sao giới trẻ lại có khoảng cách lớn với lịch sử dân tộc như vậy?

PGS.TS. Trịnh Hòa Bình: Chúng ta hay trách người trẻ không quan tâm, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì dễ quá.

Theo tôi, trách nhiệm này thuộc về cả hệ thống giáo dục, truyền thông, gia đình và xã hội. Chúng ta đã khiến cho những hoạt động có ý nghĩa lớn lao của đất nước không có cơ hội thấm ngược trở lại trong lòng giới trẻ. Nguyên nhân là do giáo dục lịch sử trong nhà trường vẫn nặng về kiến thức, thiếu sự sống động. Chương trình môn Lịch sử còn chưa đủ chiều sâu và cởi mở để người học hiểu đúng, hiểu đủ. Truyền thông chỉ nhắc đến lịch sử khi đến các dịp lễ trọng đại. Gia đình thì ít trò chuyện với con về lịch sử, về những gì cha ông từng trải qua.

Không phải ngẫu nhiên mà ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... giáo dục lịch sử và đạo đức công dân được dạy từ rất sớm. Trẻ em không chỉ học để biết, mà còn học để cảm, để sống có trách nhiệm. Còn ở ta, lịch sử đóng khung quá mức, dẫn đến khoảng cách ngày càng xa giữa người trẻ và di sản dân tộc.

PV: Ông có cho rằng mạng xã hội và văn hóa đại chúng đang ảnh hưởng mạnh đến cách giới trẻ tiếp cận lịch sử?

PGS.TS. Trịnh Hòa Bình: Chắc chắn là vậy. Mạng xã hội có sức lan truyền cực lớn, trong khi lại thiếu sự kiểm chứng.

Những người nổi tiếng, khi họ phát ngôn thiếu suy nghĩ về lịch sử, vô tình tạo ra “hiệu ứng lây lan” trong nhận thức. Giới trẻ nhìn họ như hình mẫu, như xu hướng (trend). Vì vậy, phát ngôn lệch lạc không chỉ gây phản cảm mà còn làm tổn thương tới ký ức cộng đồng, và tệ hơn, khiến lịch sử bị bóp méo trong mắt người trẻ.

Phải đưa lịch sử vào đời sống thường nhật, bằng một tâm thế hiện đại

PV: Vậy theo ông, cần làm gì để lịch sử trở nên gần gũi và được giới trẻ quan tâm trở lại?

PGS.TS. Trịnh Hòa Bình: Thứ nhất, là phải thay đổi cách dạy và cách kể lịch sử. Lịch sử không chỉ có trong sách giáo khoa, cần được đưa vào điện ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử, mạng xã hội-những không gian mà người trẻ sống mỗi ngày.

Thứ hai, là phải giáo dục bằng cảm xúc, như tôi gọi là “trực họa lịch sử”. Tức là không chỉ học để thi, mà học để cảm, để nhớ. Học từ chính những câu chuyện của ông bà, cha mẹ. Học từ hiện vật, từ những trải nghiệm trực tiếp, không bị nhồi nhét.

Thứ ba, là đừng chờ đến những dịp lễ để nhắc về lịch sử. Phải đưa lịch sử vào đời sống thường nhật, bằng một tâm thế hiện đại, bình đẳng, khai mở. Lịch sử không chỉ để tôn sùng, mà còn để đối thoại.

PV: Xin cám ơn ông!

 

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng trải nghiệm thực tế
Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng trải nghiệm thực tế

VOV.VN - Lịch sử không chỉ là quá khứ, mà còn chứa đựng những giá trị quý báu mà cha ông đã để lại, cần được phát huy, trao truyền qua nhiều thế hệ. Nhận thức rõ điều này, những hoạt động nhằm khơi dậy niềm yêu thích lịch sử cho học sinh đã được tỉnh Điện Biên quan tâm thực hiện trong thời gian qua.

Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng trải nghiệm thực tế

Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng trải nghiệm thực tế

VOV.VN - Lịch sử không chỉ là quá khứ, mà còn chứa đựng những giá trị quý báu mà cha ông đã để lại, cần được phát huy, trao truyền qua nhiều thế hệ. Nhận thức rõ điều này, những hoạt động nhằm khơi dậy niềm yêu thích lịch sử cho học sinh đã được tỉnh Điện Biên quan tâm thực hiện trong thời gian qua.

Học sinh phổ thông đưa lịch sử Việt ra quốc tế qua dự án kịch
Học sinh phổ thông đưa lịch sử Việt ra quốc tế qua dự án kịch

VOV.VN - Ngày 19/1, dự án “Kịch lịch sử tiếng Anh: “Đinh Bộ Lĩnh - Anh hùng cờ lau” được tổ chức tại nhà hát The Dewey School Tây Hồ Tây với sự tham gia của các giáo viên, các chuyên gia trong lĩnh vực sân khấu sự kiện, kịch nghệ… và hơn 100 diễn viên là học sinh từ khối 6-12 của trường.

Học sinh phổ thông đưa lịch sử Việt ra quốc tế qua dự án kịch

Học sinh phổ thông đưa lịch sử Việt ra quốc tế qua dự án kịch

VOV.VN - Ngày 19/1, dự án “Kịch lịch sử tiếng Anh: “Đinh Bộ Lĩnh - Anh hùng cờ lau” được tổ chức tại nhà hát The Dewey School Tây Hồ Tây với sự tham gia của các giáo viên, các chuyên gia trong lĩnh vực sân khấu sự kiện, kịch nghệ… và hơn 100 diễn viên là học sinh từ khối 6-12 của trường.

Học sinh học lịch sử, văn hóa dân gian qua ca trù, quan họ…
Học sinh học lịch sử, văn hóa dân gian qua ca trù, quan họ…

VOV.VN - Thay vì những bài giảng khô cứng trên lớp, việc giáo dục lịch sử, đạo đức, lối sống cho học sinh được nhiều trường tại Hà Nội thực hiện thông qua các chương trình nghệ thuật, trò chơi dân gian thú vị…

Học sinh học lịch sử, văn hóa dân gian qua ca trù, quan họ…

Học sinh học lịch sử, văn hóa dân gian qua ca trù, quan họ…

VOV.VN - Thay vì những bài giảng khô cứng trên lớp, việc giáo dục lịch sử, đạo đức, lối sống cho học sinh được nhiều trường tại Hà Nội thực hiện thông qua các chương trình nghệ thuật, trò chơi dân gian thú vị…

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao