111111

Trên 27% nhà báo nữ được khảo sát cho biết từng bị quấy rối tình dục

VOV.VN - Đây là kết quả theo nghiên cứu “Phụ nữ và Báo chí ở Việt Nam” năm 2018 do Viện Đào tạo báo chí Thụy Điển (FOJO) thực hiện.

Sáng 29/11, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Viện Đào tạo báo chí Thụy Điển (FOJO) tổ chức lễ ra mắt Bản hướng dẫn “Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên”.

Bản hướng dẫn này được thiết kế cho cả cơ quan báo chí và nhân viên trong ngành truyền thông phòng tránh, giải quyết những vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục tại nơi công sở.

Bản hướng dẫn “Quấy rối tình dục trong truyền thông- nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên”.

Bản hướng dẫn làm rõ hơn khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc, hướng dẫn cho cơ quan báo chí phòng chống quấy rối tình dục, hướng dẫn khiếu nại, quy trình giải quyết khiếu nại... Đồng thời, cũng chỉ ra rằng bất kỳ hành vi (thể xác, lời nói, tiếng động, cử chỉ) liên quan đến tình dục mà không được mong đợi và người kia nhận thấy bị xúc phạm thì đều bị coi là quấy rối tình dục. Các hành vi như huýt sáo (có hành vi bỡn cợt), trò đùa không phù hợp về tình dục, nhìn chằm chằm hoặc liếc, nháy mắt, tặng quà không mong muốn, có tiếp xúc thể xác không mong muốn... đều có thể coi là hành vi quấy rối tình dục.

Quấy rối tình dục chưa được xử lý rốt ráo

Theo nghiên cứu “Phụ nữ và Báo chí ở Việt Nam" do Viện Đào tạo Báo chí Thuỵ Điển (FOJO) thực hiện năm 2018, tình trạng quấy rối tình dục đối với các nhà báo ở mức cao, trên 27% phóng viên nữ được khảo sát cho biết đã từng bị quấy rối tình dục. Trong khi đó, cơ chế hướng tới mục tiêu xử lý các vấn đề này còn chưa triệt để.

Chia sẻ tại lễ ra mắt, bà Đặng Thị Phương Thảo- Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên cho biết, quấy rối tình dục là vấn đề rất nhạy cảm. Đặc biệt là đối với những nước ở khu vực Đông Nam Á, vấn đề này chưa đề cập 1 cách rõ ràng, đích danh và có những giải pháp giải quyết cụ thể trong thời gian qua.

Theo bà Thảo, ngay trong các cơ quan báo chí, có những vụ việc quấy rối tình dục đã được đưa lên báo nhưng câu chuyện về việc xử lý chưa được rốt ráo. Bên cạnh đó, việc bảo vệ nhân phẩm, giữ gìn danh dự cho những người trong cuộc vẫn còn nhiều lúng túng. Vì vậy, bà Thảo cho rằng, bản hướng dẫn ra đời thời điểm này rất thiết thực. Đây là phương tiện tốt để các cơ quan báo chí tham gia vào điều hành hoạt động cơ quan báo chí trong lĩnh vực truyền thông để bảo vệ các phóng viên, đặc biệt là phóng viên nữ trong giai đoạn hiện nay.

“Là lãnh đạo của 1 cơ quan báo chí, tôi đã không ít lần nghe phản hồi của phóng viên đi phỏng vấn khách mời nhưng ra về trong tâm trạng bị xúc phạm. Tuy nhiên, vì công việc, vì thông tin mà mình cần để tiếp cận nên đôi khi chúng ta đã bỏ qua để đạt được mục tiêu truyền thông của mình. Nếu có bản hướng dẫn như này sớm hơn và có thể triển khai chi tiết đến các cơ quan báo chí thì chắc chắn việc bảo vệ phóng viên, làm cho công việc truyền thông báo chí thực sự hiệu quả”- bà Thảo nói.

Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐ-TBXH.

Bà Đặng Thị Phương Thảo cũng cho rằng, với trách nhiệm của cơ quan báo chí, báo Thanh Niên cũng triển khai việc xây dựng văn hóa công sở, môi trường báo chí lành mạnh, văn hóa, giúp hạn chế xảy ra những hành vi quấy rối tình dục. “Sự gương mẫu của lãnh đạo các tòa báo cũng rất quan trọng. Vì những người là lãnh đạo của tờ báo, trực tiếp tiếp xúc với phóng viên mà thực sự gương mẫu, ứng xử lành mạnh thì sẽ khó có tình trạng quấy rối tình dục. Đây là hành động thiết thực bảo vệ sự trong sáng, trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà báo trong thực thi công việc trong giai đoạn hiện nay”- bà Thảo cho biết.

Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐ-TBXH cho biết, vấn đề quấy rối tình dục nơi làm việc đã được đề cập trong Bộ luật Lao động năm 2012, tuy nhiên vướng mắc là Luật không đưa ra được định nghĩa cụ thể về quấy rối tình dục, vì vậy, xử lý các vấn đề này còn chưa triệt để.

Bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã làm rõ khái niệm: “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là các hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh nghiệm phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Kinh nghiệm phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

VOV.VN - Thực trạng quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc đang diễn ra âm ỉ, nhức nhối, gây bức xúc cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Kinh nghiệm phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Kinh nghiệm phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

VOV.VN - Thực trạng quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc đang diễn ra âm ỉ, nhức nhối, gây bức xúc cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

Ám ảnh quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Ám ảnh quấy rối tình dục tại nơi làm việc

VOV.VN- Theo khảo sát của Tổ chức ILO, có tới 17% số người được hỏi cho biết đã được đề nghị liên quan đến tình dục để đổi lấy các lợi ích tại nơi làm việc.

Ám ảnh quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Ám ảnh quấy rối tình dục tại nơi làm việc

VOV.VN- Theo khảo sát của Tổ chức ILO, có tới 17% số người được hỏi cho biết đã được đề nghị liên quan đến tình dục để đổi lấy các lợi ích tại nơi làm việc.

Bị sếp quấy rối tình dục, tôi phải làm sao?
Bị sếp quấy rối tình dục, tôi phải làm sao?

VOV.VN -Làm việc ở đây, tôi thường xuyên phải tiếp xúc với giám đốc. Ông ta liên tục có những hành động đụng chạm vào cơ thể tôi...

Bị sếp quấy rối tình dục, tôi phải làm sao?

Bị sếp quấy rối tình dục, tôi phải làm sao?

VOV.VN -Làm việc ở đây, tôi thường xuyên phải tiếp xúc với giám đốc. Ông ta liên tục có những hành động đụng chạm vào cơ thể tôi...

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao