111111

TP.HCM ra mắt 3 mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực

VOV.VN - Sáng 28/5, TP.HCM ra mắt 3 mô hình “một cửa” hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và người bị bạo lực, xâm hại, đặt tại các bệnh viện: Nhi đồng 1, Nhi đồng Thành phố và Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.

Đây là mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội từ ngân sách thành phố, tiếp nối thành công từ mô hình thí điểm Bồ Công Anh đặt tại Bệnh viện Hùng Vương, triển khai từ năm 2023.

Mô hình do Cơ quan Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới TP.HCM (Sở Nội vụ) phối hợp Sở Y tế, UN Women Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cùng các đơn vị tổ chức.

Thay vì phải đi qua nhiều cơ quan, người bị bạo lực giờ đây chỉ cần đến một địa điểm duy nhất để được hỗ trợ toàn diện và bảo mật.

Trước đó, mô hình Bồ Công Anh là bước khởi đầu cho cách tiếp cận này, cung cấp các dịch vụ: chăm sóc y tế, tư vấn tâm lý, pháp lý, lưu trú an toàn, hỗ trợ sức khỏe sinh sản và kết nối mạng lưới dịch vụ xã hội.

Sau 2 năm vận hành, mô hình "một cửa" Bồ Công Anh đặt tại Bệnh viện Hùng Vương đã can thiệp, hỗ trợ 224 trường hợp phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, trong đó có 194 trường hợp là trẻ em gái dưới 16 tuổi mang thai và sinh con, chiếm 86,61%.

Dù vậy, hơn 1.000 trường hợp đến khám tại Bệnh viện Hùng Vương không sử dụng dịch vụ của mô hình do nhiều lý do khác nhau. Những con số này cho thấy nhu cầu hỗ trợ rất lớn trong cộng đồng, đồng thời phản ánh rõ tình trạng bạo lực giới đang hiện hữu. Đáng nói, người bị bạo lực chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái; người gây bạo lực chủ yếu là nam giới - có trường hợp nạn nhân bị xâm hại bởi nhiều thành viên trong gia đình. Qua đó, mô hình khẳng định hiệu quả tiếp cận đa ngành, không chỉ tập trung hỗ trợ nạn nhân mà còn can thiệp, định hướng thay đổi hành vi ở nhóm gây bạo lực.

Từ kết quả đạt được, TP.HCM tiếp tục mở rộng mô hình "một cửa" này tại 3 bệnh viện lớn: Nhi đồng 1, Nhi đồng Thành phố và Chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Khi người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực, sẽ được chuyển đến Phòng Một cửa ngay trong bệnh viện để đánh giá, can thiệp ban đầu.

Từ đây, nhân viên xã hội sẽ phối hợp Trung tâm Công tác xã hội – Giáo dục dạy nghề Thiếu niên TP.HCM (đầu ra của mô hình) cùng các đơn vị liên ngành như y tế, công an, tư pháp, tòa án, hội đoàn và chính quyền địa phương... để cung cấp hỗ trợ từ một đầu mối.

Trong trường hợp cần tạm lánh khẩn cấp, người bị bạo lực sẽ được đưa về Trung tâm để được chăm sóc, trị liệu, kết nối dịch vụ thiết yếu và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.

Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, việc mở rộng mô hình là bước đi chiến lược, từng bước hình thành mạng lưới hỗ trợ an toàn, hiệu quả cho nạn nhân bạo lực, xâm hại tại TP.HCM. 

“Về phía ngành y tế, chúng tôi sẽ có kế hoạch trao đổi với các trường đại học, cao đẳng để tiếp tục đào tạo chinh viên ngành công tác xã hội. Những bạn có kỹ năng để hỗ trợ các nạn nhân được bảo vệ khẩn cấp trong các trung tâm, bệnh viện, trong trường hợp tiếp nhận ban đầu. Điều đó rất quan trọng nhằm đào tạo người nhân lực cần thiết, phục vụ cho ngành này trong tương lai”, ông Nguyễn Tăng Minh nói.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM: "Do tính phổ biến và phức tạp của vấn đề bạo lực trên cơ sở giới trong các bối cảnh khác nhau từ trong gia đình, tại trường học, nơi làm việc, ở nơi công cộng và cả trên không gian trực tuyến với sự tiếp sức đắc lực của công nghệ, không có một cơ quan, đơn vị, địa phương nào có thể một mình giải quyết chúng, mà cần có sự vào cuộc có sự điều phối nhịp nhàng của tất cả các bên liên quan". 

day-lui-bao-luc-gia-dinh-tren-co-so-thuong-ton-phap-luat-va-chinh-sach-nhat-quan.jpg

34 năm chung sống với ông chồng bạo lực gia đình

VOV.VN - 34 năm nay tôi chung sống với người chồng bạo lực gia đình. Sau mỗi lần đánh xong, anh ấy lại xin lỗi vừa hứa không tái phạm. Thế nhưng đến giờ vẫn tiếp tục. Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn chia sẻ và đưa lời khuyên cho người vợ đang chán nản, mệt mỏi.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nam giới yếu sinh lý do bị vợ bạo hành tinh thần
Nam giới yếu sinh lý do bị vợ bạo hành tinh thần

VOV.VN - Nam giới có thể mất hết cả sức mạnh và uy lực “đàn ông” khi bị vợ nhiếc móc, cằn nhằn. Bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, Khoa Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ về chủ đề nam giới yếu sinh lý do bị vợ bạo hành tinh thần.

Nam giới yếu sinh lý do bị vợ bạo hành tinh thần

Nam giới yếu sinh lý do bị vợ bạo hành tinh thần

VOV.VN - Nam giới có thể mất hết cả sức mạnh và uy lực “đàn ông” khi bị vợ nhiếc móc, cằn nhằn. Bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, Khoa Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ về chủ đề nam giới yếu sinh lý do bị vợ bạo hành tinh thần.

Áo blouse trắng giữa vòng xoáy bạo lực
Áo blouse trắng giữa vòng xoáy bạo lực

VOV.VN - Ngày càng nhiều nhân viên y tế bị tấn công khi đang làm nhiệm vụ, cho thấy môi trường bệnh viện không an toàn, bạo lực y tế trở thành vấn nạn nhức nhối.

Áo blouse trắng giữa vòng xoáy bạo lực

Áo blouse trắng giữa vòng xoáy bạo lực

VOV.VN - Ngày càng nhiều nhân viên y tế bị tấn công khi đang làm nhiệm vụ, cho thấy môi trường bệnh viện không an toàn, bạo lực y tế trở thành vấn nạn nhức nhối.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao