111111

TP.HCM ghi nhận 4 ca mắc sởi, lo ngại về vùng trũng tiêm chủng

VOV.VN - Sau hơn 1 năm không có ca bệnh, hiện TP.HCM đã ghi nhận 4 trẻ mắc bệnh sởi trong năm 2024, đều là những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng sởi. Đây cũng là một lo ngại lớn về nguy cơ bùng phát dịch nếu trẻ không được tiêm vaccine.

Mở rộng kênh để tiêm vaccine cho trẻ

Tính đến hết ngày 3/6, TP.HCM ghi nhận 4 trường hợp mắc sởi. Cả 4 trẻ đều từ 12 đến dưới 24 tháng, trong độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi, nhưng tất cả không được tiêm vaccine ngừa bệnh.

Ngay sau khi phát hiện những ca bệnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phối hợp Trung tâm Y tế quận, trạm y tế, điều tra dịch tễ và triển khai các biện pháp phòng chống dịch, ngăn chặn lây lan ra cộng đồng. Đồng thời tổ chức ngay những chiến dịch tiêm bù trên địa bàn phường xã có ca bệnh và thực hiện truyền thông về dịch bệnh để người dân cảnh giác.

BS Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đánh giá, nguy cơ bùng phát dịch sởi tại TP.HCM là rất lớn. Nguyên nhân là do tình trạng gián đoạn cung ứng vaccine từ sau dịch Covid-19, năm 2022-2023.

Từ đầu năm 2024 vaccine đã đầy đủ ở các phường xã, do vậy, ngành y tế kêu gọi, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm. Cụ thể, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành kế hoạch tiêm bù các vaccine tiêm thiếu trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tăng cường giám sát tỉ lệ tiêm chủng.

Các cơ sở y tế, trạm y tế phường xã rà soát danh sách, phát hiện trẻ chưa tiêm đủ mũi sẽ mời trẻ ra trạm để tiêm. Đồng thời, huy động mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng thông báo rộng rãi đến những trẻ mới đến địa bàn cư trú để ra trạm y tế tiêm chủng.

Theo BS Hồng Nga, điều đáng quan tâm là với các trường hợp mắc sởi chưa tiêm vaccine, gia đình cho biết lý do là trẻ thường xuyên bị bệnh nên không đưa đi tiêm, hoặc phần lớn là vì cha mẹ bận rộn không nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa.

Đặc biệt, đáng lưu ý là các trẻ có sự thay đổi chỗ ở so với địa chỉ đăng kí đầu tiên trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia. Điều này dẫn đến tình trạng: trạm y tế ở địa bàn cư trú thì tìm không thấy trẻ trong danh sánh để nhắc nhở, mời tiêm; còn trạm y tế có trẻ trên hệ thống thì không gặp được trẻ để tiêm, không thể tiếp cận được. Đây cũng là một thực tế tại TP.HCM và một số tỉnh thành có sự biến động dân cư do người dân thay đổi nơi cư trú.

BS Lê Hồng Nga nhấn mạnh, trẻ em dù ở đâu nhưng sống trên đất nước Việt Nam thì đều được hưởng quyền lợi tiêm chủng mở rộng. Do vậy, nếu gia đình có thay đổi nơi cư trú vẫn cứ liên hệ với trạm y tế - nơi mới đến, để đảm bảo quyền lợi cho trẻ. Đối với những trẻ thường xuyên bị bệnh, mắc các bệnh mãn tính, sở Y tế TP.HCM cũng chỉ đạo thực hiện tiêm chủng cho trẻ ngay tại bệnh viện.

BS Hồng Nga cho biết, TP.HCM tích cực mở rộng nhiều kênh để trẻ được tiêm ngừa đầy đủ: “Ngành y tế phối hợp với ngành giáo dục rà soát, cập nhật lịch sử tiêm chủng của bé. Sắp tới đây thì tiếp tục củng cố hoạt động rà soát này, tuy nhiên sẽ tập trung ở nhóm trẻ gia đình nhiều hơn, bởi vì đặc thù của các nhóm này là thường có sự di biến động về dân cư.”

Tiêm vaccine để không bị biến chứng

BS.CKII Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM cho biết, bệnh sởi rất nguy hiểm, dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch. Mặc dù phần lớn trẻ mắc bệnh đều có thể hồi phục sau một thời gian nhưng ở những trẻ có sức đề kháng kém như trẻ nhũ nhi, trẻ có bệnh lý nền thì bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra biến chứng về sau. Cụ thể như biến chứng về hô hấp, thần kinh, đường tiêu hóa, bệnh tim….

Tại các khoa đông bệnh nhân, hay tại các trường học, nếu có trẻ mắc thì khả năng lây lan nhanh chóng.

Bác sĩ Nam nhấn mạnh, có hay không nguy cơ bùng phát sởi hoàn toàn phụ thuộc vào việc tiêm chủng, khả năng bao phủ vaccine. Hiện nay tại Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng có tỉ lệ bao phủ vaccine khá cao, trừ một số trường hợp vùng trũng là trẻ chưa được tiêm vaccine.

Bác sĩ Nguyễn Trần Nam khuyến cáo, vaccine sởi đã được áp dụng trong tiêm chủng mở rộng. Khi được 9 tháng tuổi, trẻ được tiêm mũi đầu tiên và tiêm nhắc lại khi đủ 18 tháng. Do vậy phụ huynh cần phải tiêm định kỳ cho trẻ: “Quan trọng nhất là sự phối hợp của cộng đồng và các bậc phụ huynh liên quan đến việc tuân thủ tiêm vaccine để đảm bảo khả năng bao phủ và việc tiêm liều mũi nhắc. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, khi phát hiện thì đến ngay cơ sở y tế để được khoanh vùng, cách ly, hạn chế lây nhiễm. Như vậy thì sẽ kiểm soát được sớm dịch bệnh sởi”.

Cũng theo các bác sĩ, người lớn cũng có thể là nguồn lây bệnh sởi cho trẻ em, vì vậy cần phải có ý thức bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa lây sang cho trẻ. Ngoài việc nắm bắt lịch tiêm chủng vaccine để cho trẻ tiêm đủ mũi, người dân cần chủ động nâng cao sức khỏe cho gia đình, cho trẻ nhỏ bằng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Đồng thời đảm bảo vệ sinh hô hấp, tiêu hóa, giữ gìn môi trường sống luôn sạch sẽ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bé 2 tháng ở Bình Dương sốc phản vệ: Đề nghị đình chỉ trung tâm tiêm chủng
Bé 2 tháng ở Bình Dương sốc phản vệ: Đề nghị đình chỉ trung tâm tiêm chủng

VOV.VN - Ngày 5/5, bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, Hội đồng đánh giá tai biến sau tiêm chủng tỉnh đã có kết luận về việc bé L.A.N (2 tháng tuổi ở TP. Bến Cát) bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine.

Bé 2 tháng ở Bình Dương sốc phản vệ: Đề nghị đình chỉ trung tâm tiêm chủng

Bé 2 tháng ở Bình Dương sốc phản vệ: Đề nghị đình chỉ trung tâm tiêm chủng

VOV.VN - Ngày 5/5, bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, Hội đồng đánh giá tai biến sau tiêm chủng tỉnh đã có kết luận về việc bé L.A.N (2 tháng tuổi ở TP. Bến Cát) bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine.

Phòng tiêm chủng của CDC Hà Nội mở cửa sau 2 năm ngừng hoạt động
Phòng tiêm chủng của CDC Hà Nội mở cửa sau 2 năm ngừng hoạt động

VOV.VN - Hôm nay (12/3) phòng tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP. Hà Nội hoạt động trở lại sau 2 năm đóng cửa. Nắm bắt thông tin này, người dân Thủ đô đã đến đây để thực hiện tiêm ngừa. CDC Hà Nội cũng đã bố trí phòng tiêm an toàn, đảm bảo các loại vaccine phục vụ tiêm chủng được cung ứng đầy đủ.

Phòng tiêm chủng của CDC Hà Nội mở cửa sau 2 năm ngừng hoạt động

Phòng tiêm chủng của CDC Hà Nội mở cửa sau 2 năm ngừng hoạt động

VOV.VN - Hôm nay (12/3) phòng tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP. Hà Nội hoạt động trở lại sau 2 năm đóng cửa. Nắm bắt thông tin này, người dân Thủ đô đã đến đây để thực hiện tiêm ngừa. CDC Hà Nội cũng đã bố trí phòng tiêm an toàn, đảm bảo các loại vaccine phục vụ tiêm chủng được cung ứng đầy đủ.

Vaccine Rota sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Vaccine Rota sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng

VOV.VN - Dự kiến, tháng 6/2024, vaccine rota phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sẽ là vaccine thứ 11 được đưa vào trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Vaccine Rota sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng

Vaccine Rota sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng

VOV.VN - Dự kiến, tháng 6/2024, vaccine rota phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sẽ là vaccine thứ 11 được đưa vào trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao