111111

Học sinh không phải chán Lịch sử mà ngại thi môn này theo kiểu ghi nhớ, học thuộc

VOV.VN - Đại biểu Hà Ánh Phượng hy vọng Bộ GD-ĐT sẽ có biện pháp tốt nhất để đặt môn Lịch sử ở đúng vị trí của một đất nước có 4.000 năm văn hiến, đồng thời thay đổi cách kiểm tra, đánh giá để tránh áp lực, tạo hứng thú cho học sinh.

Việc đưa môn Lịch sử trở thành môn tự chọn ở bậc THPT trong Chương trình GDPT mới đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái chiều từ dư luận. Nội dung này cũng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đưa ra chất vấn, tham luận tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra. Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Hà Ánh Phượng, đoàn Phú Thọ đã có trao đổi về vấn đề này.

PV: Thưa đại biểu, hiện nay có nhiều ý kiến băn khoăn về việc trong Chương trình GDPT 2018, bậc THPT, môn Lịch sử trở thành môn học tự chọn, là đại biểu Quốc hội trực tiếp lắng nghe ý kiến cử tri tại địa phương, đồng thời là một giáo viên, bà nghĩ sao về vấn đề này?

Bà Hà Ánh Phượng: Việc để môn Lịch sử trở thành một môn học tự chọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cũng đã có lý do của mình. Điều đó, khẳng định Bộ đã và đang đi đúng hướng của chương trình đổi mới giáo dục căn bản toàn diện theo Nghị quyết 29 và Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông và thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK.

Mỗi vấn đề đều có hai mặt, tuy nhiên quan điểm cá nhân của tôi thì môn Lịch sử vẫn nên là môn học bắt buộc thay vì một môn học tự chọn.

PV: Xin bà cho biết rõ hơn lý do ủng hộ môn Lịch sử là môn học bắt buộc?

Bà Hà Ánh Phượng: Ở độ tuổi của học sinh THPT, các em đã trưởng thành nhiều hơn so với các cấp học khác, đã có nhân sinh quan, thế giới quan của riêng mình, vì thế khi học môn Lịch sử các em sẽ tiếp cận ở những góc độ khác hơn. Nhất là bối cảnh toàn cầu hóa thì việc học Lịch sử là điều vô cùng cần thiết đối với thế hệ trẻ.

Thêm một lý do nữa, trên thế giới có rất nhiều quốc gia để Lịch sử là môn tự chọn, nhưng quan điểm cá nhân của tôi mỗi quốc gia đều có quá trình hình thành lịch sử khác nhau, Việt Nam rất tự hào vì chúng ta có 4.000 năm lịch sử, nhưng có quốc gia trên thế giới lịch sử chỉ tính bằng trăm năm. Nên tôi hy vọng bộ môn Lịch sử sẽ được đặt ở vị trí thích hợp hơn thay vì môn học tự chọn.

Nhìn rộng ra ở Châu Á có Nhật Bản, trước đây cũng để Lịch sử trở thành môn học tự chọn, nhưng sau này dưới áp lực của cộng đồng thì Nhật Bản đưa Lịch sử trở thành môn bắt buộc. Hay tại châu Phi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nam Phi đã phải lên tiếng và nói rằng năm 2023, Nam Phi lại lựa chọn Lịch sử là môn học bắt buộc…

Điều quan trọng nhất ngoài đổi mới phương pháp, nội dung sách giáo khoa thì yếu tố quan trọng mấu chốt ở đây là việc kiểm tra, đánh giá. Trên thực tế khi trò chuyện với các em học sinh của mình, tôi thấy rằng không phải các thầy cô ngại đổi mới mà các thầy cô trong thời gian qua rất nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin dạy học môn Lịch sử, dạy học bằng những phương pháp mới như đồ họa thông tin… khiến các em rất say mê học Lịch sử.

Tôi thấy rằng, các em không hề chán Lịch sử mà rất thích môn học này, nhưng khi làm bài kiểm tra các em rất ngại do yêu cầu từ trước đến nay có phần thiên về ghi nhớ, hạn chế phần sáng tạo của các em. Theo tôi cần học hỏi cách kiểm tra, đánh giá như một số quốc gia trên thế giới, thay vì ghi nhớ sẽ có nắm vững, liên hệ, dự đoán, phân tích… sẽ mang tính chất chiều sâu hơn.

Tôi hy vọng thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ có biện pháp tốt nhất để đặt môn Lịch sử ở vị trí của một đất nước 4.000 năm văn hiến.

PV: Có ý kiến cho rằng, kiến thức chuyên sâu về lịch sử thì cũng như các môn học và các ngành khác, không phải ép buộc học, bà suy nghĩ thế nào về điều này?

Bà Hà Ánh Phượng: Ở đây là do định hướng và thiết kế chương trình, tôi mong muốn Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc. Nhưng thi tốt nghiệp không nhất thiết phải thi Lịch sử nếu như các em học khối A thiên về Toán, Lý, Hóa. Tuy nhiên, tôi vẫn mong muốn rằng trong chương trình thiết kế, phổ quát toàn bộ các em trong khối được học, như thế sẽ giảm được áp lực học hành cho các em.

Điều quan trọng nhất vẫn là làm sao truyền cảm hứng, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. Tôi đánh giá rất cao về chương trình giáo dục mới, vì một trong những phẩm chất đầu tiên mà chương trình này đưa ra đó là phẩm chất yêu nước của các em được đặt lên hàng đầu. Chúng ta đang sống trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão và hàng ngày các em tiếp cận từ nhiều luồng thông tin. Nếu không có một chương trình chính thống thì rất dễ dẫn đến việc bản thân các em không có lập trường vững chắc, tìm kiếm thông tin không chính thống, như vậy, vẫn cần có hệ thống bài bản hơn.

PV: Xin cảm ơn bà!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc

VOV.VN - Ủy ban Văn hoá, Giáo dục đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến tiếp thu ý kiến đông đảo của cử tri, các tầng lớp nhân dân theo hướng quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp trung học phổ thông, với khối lượng kiến thức phù hợp.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc

VOV.VN - Ủy ban Văn hoá, Giáo dục đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến tiếp thu ý kiến đông đảo của cử tri, các tầng lớp nhân dân theo hướng quy định môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp trung học phổ thông, với khối lượng kiến thức phù hợp.

Chính phủ sẽ nghiên cứu ý kiến đưa Lịch sử là môn học bắt buộc
Chính phủ sẽ nghiên cứu ý kiến đưa Lịch sử là môn học bắt buộc

VOV.VN - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông.

Chính phủ sẽ nghiên cứu ý kiến đưa Lịch sử là môn học bắt buộc

Chính phủ sẽ nghiên cứu ý kiến đưa Lịch sử là môn học bắt buộc

VOV.VN - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông.

Đề nghị Lịch sử là môn học bắt buộc
Đề nghị Lịch sử là môn học bắt buộc

VOV.VN - Ủy ban Văn hóa - Giáo dục đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu và quy định môn học lịch sử cấp trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông là môn học bắt buộc, do lo ngại học sinh THPT không lựa chọn khi môn này được đưa vào chương trình tự chọn.

Đề nghị Lịch sử là môn học bắt buộc

Đề nghị Lịch sử là môn học bắt buộc

VOV.VN - Ủy ban Văn hóa - Giáo dục đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu và quy định môn học lịch sử cấp trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông là môn học bắt buộc, do lo ngại học sinh THPT không lựa chọn khi môn này được đưa vào chương trình tự chọn.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao