111111

ĐBSCL chủ động sống chung và thích ứng với biến đổi khí hậu

VOV.VN - Nhìn lại năm 2021 với nhiều thách thức đặt ra cho vùng ĐBSCL, đại dịch COVID-19 khiến cho mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của vùng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nông sản khó khăn về đầu ra hay như vấn đề biến đổi khí hậu tác động nặng nề khiến tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển chưa có dấu hiệu dừng lại là những thách thức đối với vùng ĐBSCL. Vùng đất mà mỗi khi nhắc đến người ta thường nghĩ tới cụm từ “trù phú”, thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt nhưng giờ đã thay đổi nhiều. 

Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dân, các giải pháp để hạn chế tình trạng sạt bờ sông, bờ biển và xâm nhập mặn đang được các địa phương trong vùng ĐBSCL triển khai đồng bộ. Năm 2021, nhờ sự chủ động thích ứng nên thiệt hại về mặn xâm nhập giảm; tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển vẫn diễn ra nhưng không khốc liệt như các năm trước đây. Tuy nhiên, những tác động của biến đổi khí hậu vẫn đang âm thầm tác động đến các hoạt động phát triển, xã hội của vùng ĐBSCL, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu

Với diện tích hơn 3 ha, mỗi năm đều đặn 3 vụ lúa nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không như mong muốn, ông Nguyễn Thanh Tùng, xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ thấy rõ được tác động của đổi của biến đổi khí hậu đến canh tác. Mùa nước nổi mỗi năm về ít, phù sa không còn, nông dân vất vả vì thường xuyên thiếu nước sản xuất vào cuối vụ. Chính những khó khăn trên ông Tùng đã mạnh dạn chuyển đổi 4.000 m2 đất sang trồng cam, việc thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cam đã mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần trồng lúa trên một diện tích phân thuốc và nước tưới cũng ít hơn so với trồng lúa.

"Một nông dân không thể chuyên trồng một vụ lúa không mà chúng ta có thể lên một mô hình vườn để thu nhập thêm. Hiện bây giờ vườn cây ăn trái canh tác hữu cơ thì năng suất rất cao, thu nhập cũng cao. Một nông dân mà muốn cho thu nhập cho đủ, ổn định thì phải vừa kinh tế vườn, vừa kinh tế ruộng thì lúc đó thu nhập mới là tốt", ông Tùng chia sẻ.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Cần Thơ đã chủ động chuyển đổi, cây trồng vật nuôi kém hiệu quả sang những cầy trồng có giá trị kinh tế, lúa vụ 3 giảm để thay vào đó là những mô hình trồng màu trên đất lúa đã cho thu nhập cao gấp 2-3 lần.

Ngoài việc chuyển đổi cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu, Cần Thơ cũng đang phải đối mặt với tình trạng sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp trong những năm gần đây. Nếu như trước đây các con sông lớn ghi nhận các điểm sạt lở nghiêm trọng thì giờ đây các con sông nhỏ hiền hòa xưa kia cũng đã diễn ra những vụ sạt lở khiến nhà cửa, đất đai sụp xuống sông, nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt. Trước những tác động đó, Cần Thơ đã khảo sát và thực hiện các công trình kè để đảm bảo an toàn, tính mạng cho người dân.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, địa phương đang đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình kè nhằm phòng ngừa sạt lở, đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống gần điểm sạt lở và những tuyến đường giao thông: "Đối với những tuyến sông đã sạt lở thì ngoài những nguồn vốn của thành phố đã bố trí không đủ thì UBND thành phố đã xin nguồn vốn từ Trung ương để hỗ trợ tiếp, khắc phục các vùng sạt lở đang xảy ra. Những dự án mà đang triển khai thì UBND thành phố cũng đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở chủ đầu tư, đơn vị thi công sớm hoàn thành".

Biến thách thức từ biến đổi khí hậu thành cơ hội

Vùng ĐBSCL vẫn đang đối mặt với thách thức từ biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển ngày càng trở lên khốc liệt và bất thường. Tính đến năm 2018, khu vực ĐBSCL có 562 vị trí bờ sông, bờ biển bị sạt lở, với tổng chiều dài 786 km với nhiều điểm sạt lở nguy hiểm. Đến nay con số này đã cao hơn rất nhiều, hầu như địa phương trong vùng đều ghi nhận tình trình trạng sạt lở khiến nhà cửa, đất đai, tài sản của người dân trôi sông, hàng chục ngàn hộ dân loay hoay tìm sinh kế.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, trên tinh thần Nghị quyết 120, Đồng Tháp đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều chương trình, kế hoạch đồng bộ trên các lĩnh vực và chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Chính thay đổi tư duy, phương thức đã tạo phong trào lan toả đến thực hiện các đề án, chương trình, nhiều cách làm và mô hình nổi bật đã góp phần thay đổi hình ảnh của Đồng Tháp.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, Nghị quyết 120 đã và đang tạo thế đột phá mới cho Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Hiện nay, địa phương đã và đang phát huy nguồn nội lực bên trong nhằm thay đổi tư duy từ chính quyền, đến doanh nghiệp và người dân cùng thích ứng nhanh với những tác động từ bên ngoài, tập trung khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên bản địa, thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.

"Chúng tôi đã định hướng rất sâu sát, đặc biệt nhất gắn với biến đổi khí hậu, thì chúng tôi chuyển dần lúa 3 vụ, giảm đi vụ 3, nếu có vụ 3 không thì chúng tôi tính toán sẽ giảm 3,8 tỷ m3 nước, thì hiện nay nước đầu nguồn giảm rất là nhiều so với trước đây. Để chia sẻ với các tỉnh hạ nguồn chúng tôi điều chỉnh lại các quy hoạch ven sông Tiền và sông Hậu và hạn chế thu hút các dự án đầu tư có tác hại liên quan đến môi trường để đảm bảo được môi trường chung cho vùng ĐBSCL", ông Nghĩa nói.

Chủ động sống chung và thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước những tác động của biến đổi khí hậu, Nghị quyết 120 của Chính phủ đã tạo chuyển biến về nhận thức, tư duy phát triển ĐBSCL theo hướng “thuận thiên”. Trong đó, xác định biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội. Từ Nghị quyết 120, các địa phương trong vùng đã thích ứng, chọn những mô hình phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng để phát triển, đã có nhiều mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu được hình thành và mang lại giá trị về mặt kinh tế cho người dân đang được nhân rộng. 

Biến đổi khí hậu đã và đang tiếp tục gia tăng thách thức đối với ĐBSCL từ sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất ngày càng trở lên trầm trọng. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia nghiên cứu sinh thái độc lập về ĐBSCL cho rằng, Nghị quyết 120 đã nêu rõ nguyên tắc “tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ” nước mặn.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, thuận thiên không có nghĩa là không làm gì, nhưng “làm gì” thì phải “thuận thiên”, phải hiểu quy luật tự nhiên, tránh can thiệp quá thô bạo vào tự nhiên, thay đổi căn bản điều kiện tự nhiên sẽ phát sinh những hệ lụy phải trả giá về sau.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Nghị quyết 120 không phải là một kế hoạch mà là một chiến lược đưa ra những định hướng, chiến lược cho sự phát triển của vùng ĐBSCL trong tương lai: "Nghị quyết 120 chuyển hướng nền nông nghiệp giải quyết được chuyện phục hồi sông ngòi và giảm được việc sử dụng nước ngầm, giảm được sụt lún. Như vậy, Nghị quyết 120 làm cho cơ thể đồng bằng khỏe mạnh hơn và đương đầu đối phó tốt hơn. Theo Nghị quyết 120 vừa khỏe, vừa lại có kinh tế, vừa hài hòa".

Trước những thách thức đặt ra cho vùng ĐBSCL, Nghị quyết 120 đã chứng minh “thuận thiên” không chỉ hiệu quả mà đang đi đúng hướng, người dân đã phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhận thấy rõ những vấn đề tồn tại, đặt ra đối với vùng đất này, trong những năm qua, Chính phủ đã đầu tư nhiều công trình, dự án vùng đất chín rồng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng và những công trình, dự án này đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo cuộc sống cho người dân.

Tới đây, thách thức từ biến đổi khí hậu đối với vùng đất chín rồng chưa dừng lại, vấn đề hiện nay nếu như thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 120 sẽ đem nhiều lợi ích cho ĐBSCL từ hiệu quả kinh tế đến tài nguyên được phục hồi. Việc quan trọng là phát huy vai trò Hội đồng Điều phối vùng trong đề xuất các giải pháp mang tính tổng thể liên ngành, kết nối vùng, các chương trình và dự án trọng điểm mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Khi đó vùng đất chín rồng sẽ bứt phá phát triển nhanh, bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBSCL đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine để sớm đạt miễn dịch trong cộng đồng
ĐBSCL đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine để sớm đạt miễn dịch trong cộng đồng

VOV.VN - Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang quyết liệt tiêm vaccine cho người dân để đạt miễn dịch cộng đồng, tiến tới “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong thời gian sớm nhất.

ĐBSCL đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine để sớm đạt miễn dịch trong cộng đồng

ĐBSCL đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine để sớm đạt miễn dịch trong cộng đồng

VOV.VN - Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang quyết liệt tiêm vaccine cho người dân để đạt miễn dịch cộng đồng, tiến tới “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong thời gian sớm nhất.

Tốc độ sụt lún ở ĐBSCL nhanh hơn nước biển dâng do khai thác nước ngầm quá mức
Tốc độ sụt lún ở ĐBSCL nhanh hơn nước biển dâng do khai thác nước ngầm quá mức

VOV.VN - Vấn đề sụt lún đất ở ĐBSCL đang nhanh hơn so với nước biển dâng, nhiều khu vực trũng thấp sẽ bị ngập và sinh kế người dân bị ảnh hưởng.

Tốc độ sụt lún ở ĐBSCL nhanh hơn nước biển dâng do khai thác nước ngầm quá mức

Tốc độ sụt lún ở ĐBSCL nhanh hơn nước biển dâng do khai thác nước ngầm quá mức

VOV.VN - Vấn đề sụt lún đất ở ĐBSCL đang nhanh hơn so với nước biển dâng, nhiều khu vực trũng thấp sẽ bị ngập và sinh kế người dân bị ảnh hưởng.

Sụt lún đất ở ĐBSCL gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế người dân
Sụt lún đất ở ĐBSCL gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế người dân

VOV.VN - Việc sụt lún đất ở ĐBSCL ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội của người dân, nhất là khu vực nông thôn, vùng ven biển chịu nhiều tác động khi thiếu nước sinh hoạt vào những tháng mùa khô.

Sụt lún đất ở ĐBSCL gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế người dân

Sụt lún đất ở ĐBSCL gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế người dân

VOV.VN - Việc sụt lún đất ở ĐBSCL ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội của người dân, nhất là khu vực nông thôn, vùng ven biển chịu nhiều tác động khi thiếu nước sinh hoạt vào những tháng mùa khô.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra phòng, chống dịch tại ĐBSCL
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra phòng, chống dịch tại ĐBSCL

VOV.VN - Ngày 19/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 (Tổ công tác đặc biệt) đã làm việc với lãnh đạo TP. Cần Thơ, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra phòng, chống dịch tại ĐBSCL

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra phòng, chống dịch tại ĐBSCL

VOV.VN - Ngày 19/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 (Tổ công tác đặc biệt) đã làm việc với lãnh đạo TP. Cần Thơ, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao