111111

Bệnh tay chân miệng ở TP.HCM gia tăng ở mức báo động

VOV.VN - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, đến hết tuần 11 của năm 2021, toàn thành phố có hơn 2.500 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tình hình bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh ở mức báo động.

Từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 11, bệnh tay chân miệng tăng rất nhanh, gấp 2,2 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. 21 quận, huyện, thành phố trên địa bàn đều xuất hiện bệnh, trong đó tăng ở mức báo động là các quận: 1, 4, 6, 7, 8, 10,  11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Gò Vấp, huyện Bình Chánh, Củ chi,  Hóc Môn và khu vực II, III thành phố Thủ Đức.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tháng 3 và tháng 4 là thời điểm số ca mắc bệnh tay chân miệng thường tăng cao khi trẻ trở lại trường học sau khi nghỉ Tết. Để kiểm soát tình hình dịch bệnh tay chân miệng, các trường học cần tuân thủ các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học; đặc biệt lưu ý việc theo dõi giám sát phát hiện sớm trẻ bị bệnh để cách ly kịp thời…

Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng gia tăng báo động, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã xây dựng kế hoạch giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh hàng tuần tại các quận huyện có số ca cao. Các Trung tâm Y tế quận huyện thực hiện theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM về điều tra xử lý, giám sát bệnh; tăng cường phối hợp với ngành giáo dục để giám sát phát hiện sớm ca bệnh trong trường học, đặc biệt lưu ý các ca bệnh điều trị tại nhà.

Bác sĩ Lê Hồng Nga - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết: "Khi trường học có bệnh tay chân miệng phải khử khuẩn hằng ngày với nồng độ 2 % Cloramin  trong một lít nước và cứ khử khuẩn liên tục như vậy trong vòng 10 ngày đối với các đồ chơi của trẻ, sàn nhà, các bề mặt, các kệ đồ chơi, rồi cánh cửa, tay nắm cửa trong lớp học".

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có vắc xin dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua giữ gìn vệ sinh cho trẻ và của người chăm sóc trẻ như: rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ. Các bác sĩ cũng đặc biệt lưu ý phụ huynh học sinh theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cứu kịp thời bé gái 15 tháng bị biến chứng tay chân miệng nguy kịch tính mạng
Cứu kịp thời bé gái 15 tháng bị biến chứng tay chân miệng nguy kịch tính mạng

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vừa cứu chữa kịp thời cho một bệnh nhi 15 tháng bị biến chứng bệnh tay chân miệng dẫn đến trụy tim mạch, nguy cơ tử vong.

Cứu kịp thời bé gái 15 tháng bị biến chứng tay chân miệng nguy kịch tính mạng

Cứu kịp thời bé gái 15 tháng bị biến chứng tay chân miệng nguy kịch tính mạng

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vừa cứu chữa kịp thời cho một bệnh nhi 15 tháng bị biến chứng bệnh tay chân miệng dẫn đến trụy tim mạch, nguy cơ tử vong.

Bé trai 3 tuổi nguy kịch do mắc tay chân miệng biến chứng nặng
Bé trai 3 tuổi nguy kịch do mắc tay chân miệng biến chứng nặng

VOV.VN - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 3 tuổi bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương hành não nặng do biến chứng bệnh tay chân miệng.

Bé trai 3 tuổi nguy kịch do mắc tay chân miệng biến chứng nặng

Bé trai 3 tuổi nguy kịch do mắc tay chân miệng biến chứng nặng

VOV.VN - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 3 tuổi bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương hành não nặng do biến chứng bệnh tay chân miệng.

Bác sĩ cảnh báo trẻ biến chứng khi bố mẹ tự chữa tay chân miệng 
Bác sĩ cảnh báo trẻ biến chứng khi bố mẹ tự chữa tay chân miệng 

VOV.VN- Các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ, điều trị không quá phức tạp, nhưng nếu không điều trị đúng cách, hay bố mẹ tự mua thuốc điều trị thì trẻ dễ bị bội nhiễm.

Bác sĩ cảnh báo trẻ biến chứng khi bố mẹ tự chữa tay chân miệng 

Bác sĩ cảnh báo trẻ biến chứng khi bố mẹ tự chữa tay chân miệng 

VOV.VN- Các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ, điều trị không quá phức tạp, nhưng nếu không điều trị đúng cách, hay bố mẹ tự mua thuốc điều trị thì trẻ dễ bị bội nhiễm.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao