111111

Thay đổi nhận thức trong phòng, chống bạo lực gia đình ở miền núi A Lưới

VOV.VN - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện A Lưới tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đến với cộng đồng, hướng đến xây dựng gia đình hạnh phúc, no đủ.

6 năm trước, anh Hồ Xuân Liên, ở thôn Diên Mai, xã A Ngo, huyện A Lưới thường xuyên rượu chè, đánh đập vợ là chị Ploong Hóa. Anh Hồ Xuân Liên thường trút vào vợ những trận đòn sau mỗi lần nhậu hay bực tức. Nhiều lúc không chịu nổi đòn roi của chồng, chị Ploong Hóa phải trốn về nhà bố mẹ đẻ lánh nạn. Nhưng 3 năm trở lại đây, cuộc sống của gia đình anh Hồ Xuân Liên yên ấm hơn rất nhiều, trong gia đình không xảy ra bạo lực. Vợ chồng anh bảo ban nhau làm ăn, kinh tế dần ổn định, có điều kiện nuôi 4 người con ăn học. Từ một người thường xuyên bạo lực gia đình, giờ đây anh Hồ Xuân Liên trở thành tuyên truyền viên tích cực trong công tác phòng chống bạo lực gia đình của thôn: “Trước đây vợ là một người sống thực sự tốt với tôi nhưng tôi hiểu lầm vợ. Vợ chồng tôi được như ngày hôm nay, cám ơn rất nhiều chị em ở huyện A Lưới dìu dắt đến nơi đến chốn. Trước đây, tôi rất bức xúc, đập vợ và thậm chí hơn nữa, con cái cũng vậy. Hôm nay, tôi học hỏi từ vợ mà ra, thực sự vợ là người dìu dắt an toàn”.

Hầu hết các trường hợp xảy ra bạo lực tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đều xuất phát từ nguyên nhân nghèo đói, nảy sinh mâu thuẫn. Thời gian qua, các tổ chức đoàn thể trong huyện tích cực hỗ trợ những gia đình khó khăn phát triển kinh tế bằng những mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Từ đó, góp phần đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình, hướng người dân thay đổi nhận thức, chí thú làm ăn. Chị Hồ Thị Sương, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã A Ngo, huyện A Lưới cho hay: “Bạo lực gia đình ngày xưa thì xảy ra rất là nhiều, khi được phụ nữ trung ương, tỉnh hội và huyện hội về mở một lớp tập huấn tại xã thì các anh chị tham gia đã hiểu biết nhiều. Hiện nay thấy đã giảm dần. Chúng em vẫn tiếp tục tuyên truyền, để cho dân hiểu nhiều hơn và nắm kiến thức nhiều hơn”.

Bà Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện A Lưới cho hay, hội đã duy trì nhiều mô hình phòng chống bạo lực gia đình hiệu quả. Đó là Câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc” tại xã A Ngo và thị trấn A Lưới. Câu lạc bộ “Phòng chống bạo lực gia đình” của xã A Ngo, xã Hồng Vân…

Đến nay, mỗi xã đều có Câu lạc bộ “Đội phản ứng nhanh” để giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Hiện, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tiếp tục xây dựng địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, tại các xã để giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn cho các đối tượng bị bạo lực gia đình. Các mô hình Câu lạc bộ thu hút được nhiều đối tượng với nhiều lứa tuổi khác nhau tham gia. Qua đó, giúp mọi người thay đổi cách nhìn, chia sẻ những bức xúc, góp phần đẩy lùi bạo lực trong gia đình. Bà Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm: “Sức lan tỏa trong quá trình tuyên truyền, trước đây là không ai nhắc đến, không ai quan tâm, ai ưa làm gì bạo lực thì cứ bạo lực. Bây giờ, người ta được pháp luật bảo vệ, người ta nắm được các luật phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt chị em phụ nữ khi mà họ có năng lực, có kiến thức về pháp luật, về phòng chống bạo lực gia đình là họ dám nói, nhiều lúc ông chồng ông sợ”.

Trong 10 năm qua, số vụ bạo lực gia đình ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng giảm. Năm 2012, toàn tỉnh phát hiện hơn 400 vụ,  năm 2017 xảy ra 276 vụ, đến năm 2022 chỉ còn 49 vụ.

Bà Ngô Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Thời gian tới, Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh nâng cao hiệu qủa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực để từng bước giảm dần bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ những nạn nhân của bạo lực gia đình. Bà Ngô Ánh Tuyết nói: “Năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức được 18 lớp tập huấn tại huyện A Lưới, huyện Nam Đông, thị xã Hương Trà và huyện Phú Lộc về kỹ năng nhận diện bạo lực gia đình, các phương pháp giúp người dân nhận diện bạo lực gia đình để phòng tránh. Qua các lớp tập huấn này hầu hết nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống bạo  lực gia đình”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lưu giữ nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc thiểu số
Lưu giữ nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc thiểu số

VOV.VN - Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải là nét đẹp truyền thống, được tiếp nối qua nhiều thế hệ người Mông và Dao Tiền.

Lưu giữ nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc thiểu số

Lưu giữ nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc thiểu số

VOV.VN - Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải là nét đẹp truyền thống, được tiếp nối qua nhiều thế hệ người Mông và Dao Tiền.

Vui hội kết đoàn tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam
Vui hội kết đoàn tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam

VOV.VN - Những ngày này, các khu dân cư ở vùng cao biên giới tỉnh Quảng Nam rộn ràng không khí Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào Cơ Tu và các dân tộc anh em cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động trong niềm phấn khởi khi đời sống người dân ngày càng khởi sắc.

Vui hội kết đoàn tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam

Vui hội kết đoàn tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam

VOV.VN - Những ngày này, các khu dân cư ở vùng cao biên giới tỉnh Quảng Nam rộn ràng không khí Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào Cơ Tu và các dân tộc anh em cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động trong niềm phấn khởi khi đời sống người dân ngày càng khởi sắc.

Bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của phụ nữ dân tộc
Bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của phụ nữ dân tộc

VOV.VN - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa khai mạc sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm”. Đây là dịp kể câu chuyện bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của một số dân tộc, từ đó tôn vinh sự tài khéo của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của phụ nữ dân tộc

Bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của phụ nữ dân tộc

VOV.VN - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa khai mạc sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm”. Đây là dịp kể câu chuyện bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống của một số dân tộc, từ đó tôn vinh sự tài khéo của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Phát huy vai trò người đứng đầu trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Phát huy vai trò người đứng đầu trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, tỉnh Quảng Nam khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách.

Phát huy vai trò người đứng đầu trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò người đứng đầu trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, tỉnh Quảng Nam khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao