111111

Thách thức chuyển đổi số trong bệnh viện

VOV.VN - Năm 2023 là năm khởi động 2 hoạt động trọng tâm mang ý nghĩa quan trọng trong chuyển đổi số của ngành y tế TP.HCM, đó là: xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân và xây dựng kho dữ liệu dùng chung của ngành y tế.

Nhiều mô hình, điểm sáng về chuyển đổi số đã và đang mang lại lợi ích cho người dân. Thế nhưng, thực tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức khi triển khai hoạt động chuyển đổi số đối với các cơ sở y tế.

Người dân hưởng lợi từ chuyển đổi số

Chị Nguyễn Thị Bích Thu, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM đến khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, được nhân viên y tế hướng dẫn lấy dấu vân tay, đăng ký bằng ki-ốt, kiểm tra các thông tin cá nhân và thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT). Sau đó chị Thu chọn chuyên khoa, chọn phòng khám và nhận số thứ tự. 

Chị Thu chia sẻ: “Bây giờ bệnh viện tiếp nhận vân tay nên tôi thấy nhanh gọn và tiện lợi hơn. Tôi không phải chờ đợi lâu ở quầy tiếp nhận. Song song đó là tôi có thể tự làm vì có bàn hướng dẫn sẵn luôn. Tôi thấy làm rất nhanh, trong vòng có một phút và có thể đóng tiền khám bệnh trực tiếp luôn, không cần phải ra quầy tài vụ đợi lâu vì lượng bệnh nhân của bệnh viện khá đông”.

Áp dụng công nghệ sinh trắc học ở ki-ốt thông minh là một cải tiến của Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong khâu tiếp nhận bệnh nhân khám BHYT. Ở những lần khám sau, bệnh nhân chỉ cần quét vân tay, các thông tin về BHYT, căn cước công dân... đều hiện lên màn hình.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, đến nay có khoảng 20.000 người đã đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng dấu vân tay.

Với quy trình này, người bệnh mất từ 1 phút đến 1,5 phút để lấy số thứ tự và vào phòng khám. Trong khi đó, nếu đăng ký thông thường, bệnh nhân phải thực hiện nhiều bước như lấy số đăng ký khám bệnh, đến quầy BHYT hoặc quầy thu viện phí rồi mới được cấp số thứ tự vào phòng khám. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh nói: “Triển khai quy trình tiếp nhận bằng dấu vân tay qua ki ốt thông minh  làm tăng sự hài lòng của người bệnh lên rất nhiều. Đồng thời cũng đảm bảo được việc thực hiện đúng người bệnh, đảm bảo đủ những quyền lợi của người bệnh khám BHYT theo đúng quy định, tránh có sự lạm dụng, sử dụng thẻ BHYT không đúng người bệnh”.

Bệnh viện Ung bướu 2 TP.HCM (thành phố Thủ Đức) chính thức triển khai từ tháng 4/2023. Đến nay cơ bản hoàn thiện hệ thống hồ sơ bệnh án điện tử, liên kết các kết quả xét nghiệm và hình ảnh học của bệnh nhân.

Mặt khác, bệnh viện đang hợp tác với các cơ sở nghiên cứu nhằm xây dựng các phầm mềm hỗ trợ việc xác định vị trí khối u trên hình ảnh học; triển khai các phần mềm hỗ trợ phân tích kết quả giải phẫu bệnh, lập kế hoạch điều trị…

Bác sĩ Võ Đức Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, tại đây tiếp nhận 75-80% là bệnh nhân đến từ các tỉnh thành lân cận, 20-25% là người dân tại TP.HCM. Vì vậy, việc triển khai các hoạt động hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa được đánh giá là quan trọng trong xóa bỏ các nút thắt giao tiếp vật lý và khoảng cách địa lý.

Thách thức từ nguồn lực

Bác sĩ Hiếu cũng cho biết, hiện nay hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, các dữ liệu thu thập chưa được chuẩn hóa toàn diện khiến bệnh viện gặp khó khi chuyển đổi số. Trong khi đó, kinh phí rất lớn cho đầu tư, nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng vẫn chưa được cấu thành vào giá viện phí, sẽ dẫn đến bệnh viện không có nguồn lực để tái đầu tư.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Đức Hiếu cho rằng, cốt lõi để hỗ trợ các bệnh viện thực hiện chuyển đổi số là có cơ chế chính sách về chuyển đổi số: “Chúng ta cần phải quy chuẩn hệ thống thông tin và số hóa dữ liệu y tế dùng chung trên các nền tảng số khác nhau của các nhà cung cấp. Thứ hai, cần tăng cường mức độ bảo mật thông tin y tế cá nhân. Thứ ba, cần phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin giúp người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận phổ cập tiện lợi nhanh chóng khi đến khám, chữa bệnh”.

Còn ở Bệnh viện Mắt TP.HCM, năm 2022, lần đầu tiên áp dụng giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) vào thực tiễn của ngành nhãn khoa Việt Nam, đó là đưa vào tầm soát bệnh Glocom (bệnh cườm nước) bằng chụp ảnh màu gai thị với ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo EyeDr.

Thông thường để đọc kết quả chẩn đoán hình ảnh gai thị, bác sĩ chuyên khoa Glocom mất 45 giây và bác sĩ nhãn khoa mất 6 – 8 phút, thế nhưng với AI EyeDr, các bác sĩ ở Bệnh viện Mắt chỉ mất 8 – 12 giây và độ chính xác đến trên 90%. “Trợ lý” AI EyeDr cũng giúp cho các bác sĩ, chuyên gia có thể dễ dàng hội chẩn từ xa, giúp cho việc thăm khám, điều trị cho các bệnh nhân nhanh chóng và dễ dàng, còn người bệnh tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Anh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM, còn có quá nhiều thủ tục, quy trình đầu tư công về lĩnh vực công nghệ thông tin, không thể đáp ứng kịp nhu cầu đầu tư chuyển đổi số của bệnh viện.

Bác sĩ Tuấn đề xuất, cần nhanh chóng cho phép tính chi phí đầu tư về công nghệ thông tin vào giá viện phí, để bệnh viện tự chủ về tài chính có nguồn lực đầu tư vào công nghệ thông tin, phục vụ chuyển đổi số: “Yếu tố đầu tiên là bắt đầu từ con người, muốn chuyển đổi số tốt thì phải có con người số. Yếu tố quan trọng thứ hai là chúng ta phải có chiến lược và kế hoạch thực hiện chuyển số một cách bài bản, khoa học và dài hơi. Như vậy thì bệnh viện phải bắt đầu ngay từ khâu thiết kế hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ chuyển đổi số, tránh đầu tư dàn trải, manh mún và thiếu tính kết nối đồng bộ”.

Trước những thách thức, Sở Y tế TP.HCM đề nghị TP hỗ trợ ngân sách đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở y tế. Nhà nước nên có chính sách động viên khuyến khích nhân sự công nghệ thông tin làm việc trong cơ sở y tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ứng dụng chuyển đổi số, nông nghiệp Đắk Lắk phát huy hiệu quả
Ứng dụng chuyển đổi số, nông nghiệp Đắk Lắk phát huy hiệu quả

VOV.VN - Ngành nông nghiệp đã đưa ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực, từ đó các đơn vị đã có phần mềm xây dựng được cơ sở dữ liệu, ứng dụng điều hành tổ chức sản xuất.

Ứng dụng chuyển đổi số, nông nghiệp Đắk Lắk phát huy hiệu quả

Ứng dụng chuyển đổi số, nông nghiệp Đắk Lắk phát huy hiệu quả

VOV.VN - Ngành nông nghiệp đã đưa ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực, từ đó các đơn vị đã có phần mềm xây dựng được cơ sở dữ liệu, ứng dụng điều hành tổ chức sản xuất.

Y tế Đà Nẵng chuyển đổi số hướng đến bệnh viện thông minh
Y tế Đà Nẵng chuyển đổi số hướng đến bệnh viện thông minh

VOV.VN - Đi khám sức khỏe đồng thời đổi giấy phép lái xe ngay tại trung tâm y tế; Bệnh án điện tử tích hợp trên thẻ bảo hiểm y tế; Đi khám bệnh chỉ cần đọc số thẻ bảo hiểm y tế, mọi thông tin về lịch sử khám chữa bệnh, loại thuốc đang dùng được tích hợp trên hệ thống... Đó là những tiện ích khi ngành Y tế Đà Nẵng thực hiện chuyển đổi số.

Y tế Đà Nẵng chuyển đổi số hướng đến bệnh viện thông minh

Y tế Đà Nẵng chuyển đổi số hướng đến bệnh viện thông minh

VOV.VN - Đi khám sức khỏe đồng thời đổi giấy phép lái xe ngay tại trung tâm y tế; Bệnh án điện tử tích hợp trên thẻ bảo hiểm y tế; Đi khám bệnh chỉ cần đọc số thẻ bảo hiểm y tế, mọi thông tin về lịch sử khám chữa bệnh, loại thuốc đang dùng được tích hợp trên hệ thống... Đó là những tiện ích khi ngành Y tế Đà Nẵng thực hiện chuyển đổi số.

Bệnh viện lo bảo mật thông tin bệnh nhân trong khi chuyển đổi số
Bệnh viện lo bảo mật thông tin bệnh nhân trong khi chuyển đổi số

VOV.VN - Việc chuyển đổi số tại các bệnh viện còn gặp khó khăn bởi khó đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người bệnh khi thực hiện khám bệnh hay tư vấn trực tuyến, xem hồ sơ bệnh án trên điện thoại.

Bệnh viện lo bảo mật thông tin bệnh nhân trong khi chuyển đổi số

Bệnh viện lo bảo mật thông tin bệnh nhân trong khi chuyển đổi số

VOV.VN - Việc chuyển đổi số tại các bệnh viện còn gặp khó khăn bởi khó đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người bệnh khi thực hiện khám bệnh hay tư vấn trực tuyến, xem hồ sơ bệnh án trên điện thoại.

Cà Mau cách ly 2 người từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 về
Cà Mau cách ly 2 người từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 về

VOV.VN - Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã tiến hành cách ly 2 trường hợp về từ vùng dịch là Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội) để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.

Cà Mau cách ly 2 người từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 về

Cà Mau cách ly 2 người từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 về

VOV.VN - Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã tiến hành cách ly 2 trường hợp về từ vùng dịch là Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Hà Nội) để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.

54 người ở Hà Nam đã đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 
54 người ở Hà Nam đã đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 

VOV.VN - CDC Hà Nam cho biết, hiện toàn bộ những trường hợp trên đã được lấy mẫu xét nghiệm. Dự kiến, trong đêm 6/5 sẽ có kết quả xét nghiệm.

54 người ở Hà Nam đã đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 

54 người ở Hà Nam đã đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 

VOV.VN - CDC Hà Nam cho biết, hiện toàn bộ những trường hợp trên đã được lấy mẫu xét nghiệm. Dự kiến, trong đêm 6/5 sẽ có kết quả xét nghiệm.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao