111111

Tăng lương tối thiểu hợp lý để tăng năng suất lao động

VOV.VN - Tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia lao động việc làm, người lao động và doanh nghiệp cùng bàn các giải pháp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động và đề xuất tăng lương tối thiểu hợp lý để có năng suất lao động cao hơn

 

Làm việc tại Tổng Công ty May 10 từ năm 2010, chị Phùng Thị Hạnh, Công nhân Cụm ráp 2, Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội luôn nỗ lực học hỏi, nâng cao tay nghề để nâng hiệu suất công việc đồng thời luôn cố gắng học hỏi tay nghề từ những người đi trước có kinh nghiệm để đạt hiệu quả công việc tốt hơn. Theo chị Hạnh, bí quyết để chị có thể là người dẫn đầu về năng suất tại đơn vị có hơn 12.000 lao động này. 

"Là người lao động, tôi luôn phải ý thức mình cần phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kỹ năng, tiếp cận làm chủ khoa học công nghệ, hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai tốt hơn hôm nay. Chỉ khi có nâng cao năng suất, chúng ta mới có cơ hội nâng cao thu nhập, giảm thời giờ làm việc để chăm sóc gia đình, con cái và tái tạo sức lao động"- chị Hạnh nói.

Tổng Công ty May 10 hàng năm xuất khẩu khoảng 30 triệu sản phẩm quy chuẩn tới nhiều thị trường khó tính trên thế giới và trong nước, tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho trên 12.000 lao động. Ngành may mặc đang là ngành cạnh tranh rất gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cả thị trường thế giới, do đó đơn vị này luôn xác định chủ động học tập nâng cao trình độ là một nhiệm vụ tiên quyết, xuyên suốt và liên tục, từ lãnh đạo, cán bộ quản lý đến công nhân viên.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty may 10 cho biết:"Chúng tôi đầu tư rất mạnh mẽ đội ngũ nguồn nhân lực, áp dụng tốt chuyển đổi số những thiết bị hiện đại khác như các thiết kế 3D cho sản xuất để phục vụ mô hình chuyển đổi sản xuất, từ gia công đơn thuần sang ODM mua đứt bán đoạn. Đây cũng là hướng phát triển của Tổng công ty May 10 chúng tôi nâng cao hàm lượng chất xám, nâng cao giá trị".

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 chỉ bằng 11,4% so với Singapore, 35,4% so với Malaysia, 64,4% so với Thái Lan, 79% so với Indonesia… TS Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Dự báo và Phân tích kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam còn quá thấp. Do đó, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ về môi trường kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực như đất đai, vốn tri thức, giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

"Trọng tâm của chính sách kinh tế giai đoạn 2021-2050 tập trung vào ngành chế biến chế tạo, vì đây là ngành động lực thúc đẩy năng suất lao động của toàn ngành kinh tế. Chỉ khi năng suất lao động của ngành chế biến chế tạo tăng nhanh thì mới có thu nhập tăng thêm, qua đó làm tăng năng suất lao động của ngành dịch vụ. Thúc đẩy năng suất lao động ngành chế biến chế tạo sẽ góp phần thúc đẩy cả ngành kinh tế" -TS Tú Anh nói.

Bên cạnh đó, theo phân tích của TS Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, chế độ lương, thưởng, phúc lợi thỏa đáng là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Bởi lẽ, chỉ khi thu nhập người lao động đủ để trang trải những chi phí sinh hoạt đảm bảo cuộc sống thì người lao động mới có thể sáng tạo, nâng cao năng suất lao động. Bà Lan nói: "Thời gian tới cần xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng. Mức lương tối thiểu thỏa đáng đảm bảo trang trải chi phí cơ bản cần thiết cho người lao động và gia đình như thực phẩm đủ dinh dưỡng, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, quần áo, đi lại, giáo dục, quan hệ xã hội, để tiền lương thực sự là động lực tăng năng suất".

Bên cạnh đó, nhiều người lao động và cán bộ công đoàn cũng đề xuất thêm nhiều giải pháp để nâng cao năng suất lao động quốc gia nữa như: Tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội đến năm 2030 đạt 60% như kế hoạch đề ra, quan tâm hơn chính sách phúc lợi nhà ở, trường học, bệnh viện đáp ứng mong mỏi của người lao động. Mong muốn của lao động là Chính phủ đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội đi kèm với cơ sở hạ tầng về trường học, bệnh viện và các tiện tích cơ bản khác để lao động thu nhập thấp đạt được mong mỏi lâu nay là sở hữu căn nhà riêng của mình an cư lạc nghiệp trong những năm tới… 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phân chia lại vùng lương tối thiểu: Có ảnh hưởng việc thu hút lao động?
Phân chia lại vùng lương tối thiểu: Có ảnh hưởng việc thu hút lao động?

VOV.VN - Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có đề xuất Chính phủ phân lại vùng tiền lương tối thiểu, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Điều này có ảnh hưởng đến việc thu hút lao động ở các địa phương. Những nơi không điều chỉnh vùng lương, liệu có bị mất đi sức hút?

Phân chia lại vùng lương tối thiểu: Có ảnh hưởng việc thu hút lao động?

Phân chia lại vùng lương tối thiểu: Có ảnh hưởng việc thu hút lao động?

VOV.VN - Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có đề xuất Chính phủ phân lại vùng tiền lương tối thiểu, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Điều này có ảnh hưởng đến việc thu hút lao động ở các địa phương. Những nơi không điều chỉnh vùng lương, liệu có bị mất đi sức hút?

Mức lương tối thiểu vùng thay đổi ra sao khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024?
Mức lương tối thiểu vùng thay đổi ra sao khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024?

VOV.VN - Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất điều chỉnh lương tối thiểu thêm 6% từ ngày 1/7/2024. Theo đó, tiền lương tối thiểu theo tháng sẽ tăng thêm 200.000 đồng đến 280.000 đồng tùy vùng

Mức lương tối thiểu vùng thay đổi ra sao khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024?

Mức lương tối thiểu vùng thay đổi ra sao khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024?

VOV.VN - Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất điều chỉnh lương tối thiểu thêm 6% từ ngày 1/7/2024. Theo đó, tiền lương tối thiểu theo tháng sẽ tăng thêm 200.000 đồng đến 280.000 đồng tùy vùng

Tăng lương tối thiểu vùng, đảm bảo đồng bộ với khu vực nhà nước
Tăng lương tối thiểu vùng, đảm bảo đồng bộ với khu vực nhà nước

VOV.VN - Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp thêm 6% từ ngày 1/7/2024. Mức tăng này đã được các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất sau hai phiên thương lượng trong năm 2023, nhằm đảm bảo đồng bộ với thời điểm triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27.

Tăng lương tối thiểu vùng, đảm bảo đồng bộ với khu vực nhà nước

Tăng lương tối thiểu vùng, đảm bảo đồng bộ với khu vực nhà nước

VOV.VN - Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp thêm 6% từ ngày 1/7/2024. Mức tăng này đã được các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất sau hai phiên thương lượng trong năm 2023, nhằm đảm bảo đồng bộ với thời điểm triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao