111111

Suy thận "tấn công" người trẻ và lời khuyên của bác sĩ

VOV.VN - Suy thận không còn là căn bệnh của riêng người già. Việc phát hiện muộn, kèm theo thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh, khiến nhiều người trẻ buộc phải sống lệ thuộc vào lọc máu suốt đời.

20 năm sống chung với bệnh thận

Lúc lên 3, Hoàng Anh (sinh năm 2001, ở Hà nội) được chẩn đoán mắc bệnh thận. Từ đó đến nay, Hoàng Anh phải sống chung với bệnh này như một “bản án” đầy nghiệt ngã.

Hoàng Anh kể: “Hồi đó, trong một lần đi vệ sinh, gia đình thấy em đi tiểu không bình thường – nước tiểu có màu đỏ, giống như có máu. Gia đình đưa em đi khám, ban đầu chỉ biết là có vấn đề về thận, nhưng chưa xác định rõ cụ thể là bệnh gì. Sau đó, em được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để kiểm tra chuyên sâu hơn, lúc đó mới phát hiện là bị viêm cầu thận”. 

Từ một cậu bé khỏe mạnh, Hoàng Anh bước vào hành trình sống cùng bệnh lý mạn tính. Những năm đầu, bệnh tiến triển âm thầm. Em vẫn đến lớp, chơi thể thao, hòa nhập với bạn bè như bao đứa trẻ khác. Nhưng song song với đó là lịch uống thuốc đều đặn mỗi ngày và chế độ ăn uống nghiêm ngặt mà không phải đứa trẻ nào cũng hiểu hết được.

"Em phải ăn nhạt, gần như không có gia vị. Mọi người thích ăn bim bim, xúc xích, đồ ăn vặt có muối - em không được ăn. Ngay từ bé, em đã phải từ chối rất nhiều thứ mà bạn bè yêu thích. Lúc nhỏ, còn ngoan, mẹ dặn sao thì nghe vậy. Nhưng lớn lên, ở tuổi dậy thì, em bắt đầu có những suy nghĩ nổi loạn, muốn được như người khác. Em bắt đầu “phá”, ăn mặn hơn, uống nước ngọt có gas...Và rồi, bệnh bắt đầu nặng lên", Hoàng Anh kể lại.

Những viên thuốc từng là "phao cứu sinh" giúp Hoàng Anh chống chọi bệnh tật, giờ lại trở thành con dao hai lưỡi. Sau hơn 20 năm sử dụng thuốc điều trị, cơ thể em bắt đầu phải gánh chịu những tác dụng phụ không mong muốn như loãng xương, trí nhớ giảm sút, sức khỏe yếu đi rõ rệt…

Bước ngoặt khắc nghiệt nhất đến vào đầu năm nay khi các chỉ số xét nghiệm không còn cho Hoàng Anh cơ hội trì hoãn. Thận đã suy đến giai đoạn cuối. Không còn lựa chọn nào khác, thanh niên này buộc phải bắt đầu chạy thận chu kỳ, sự sống gắn liền với những đường ống, kim tiêm và chiếc máy lọc máu.

"Em mới chạy thận được 3 lần. Mỗi tuần 2 buổi, mỗi lần gần 4 tiếng. Lần đầu tiên trải qua cảm giác chạy thận, thật sự đau lắm. Rất đau. Nhưng em biết mình không thể dừng lại. Cái máy kia... giờ là thận của em rồi. Em sống được đến đâu là nhờ nó thôi", Hoàng Anh tâm sự.

Yếu tố nguy cơ khiến gia tăng suy thận ở người trẻ

Theo Ths.BSCKII, Nguyễn Đăng Quốc, Trưởng khoa Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), thời gian gần đây, bệnh viện liên tục tiếp nhận bệnh nhân trẻ tuổi đến khám và được chẩn đoán suy thận.

Tại Khoa Thận nhân tạo hiện đang lọc máu chu kỳ cho khoảng 380 bệnh nhân, chưa kể bệnh nhân cấp cứu. Mỗi ngày lọc máu cho khoảng 200 ca, trung bình mỗi ngày tiếp nhận 5-10 bệnh nhân mới. Trong số đó, tỷ lệ bệnh nhân trẻ (khoảng 25–30 tuổi) chiếm khoảng 5–10% – một con số đáng lưu ý. Trước đây, phần lớn bệnh nhân lọc máu là người trung niên (trên 40 tuổi), nhưng hiện nay, số bệnh nhân trẻ đang tăng lên rõ rệt.

Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu cho biết, đơn vị hiện tiếp nhận hơn 400 lượt khám, điều trị nội trú cho khoảng 150 người. Ngoài ra, còn quản lý hơn 300 ca lọc máu chu kỳ, theo dõi hậu ghép thận cho hơn 400 bệnh nhân ngoại trú và chăm sóc hơn 100 người bệnh lọc màng bụng tại nhà.

"Bệnh nhân dưới 40 tuổi vốn được xếp vào nhóm trẻ. Nhưng hiện nay, không hiếm trường hợp tuổi 20 phải chạy thận, thậm chí có em mới 15-16 tuổi đã có chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối. Điều đau lòng hơn là phần lớn phát hiện bệnh khi đã quá muộn, chức năng thận gần như không thể cứu vãn", bác sĩ Dũng nói.

TS Dũng nhấn mạnh nguyên nhân khiến bệnh thận mạn đang "trẻ hóa" không chỉ đến từ viêm cầu thận - một yếu tố truyền thống - mà còn nằm ở chính lối sống lệch chuẩn của người trẻ hiện đại: "Họ sử dụng quá nhiều đồ uống ngọt, ăn thực phẩm chế biến sẵn như mì gói, thức ăn nhanh, vốn chứa lượng muối cao, chất bảo quản và phụ gia độc hại. Cộng thêm việc thức khuya, ít vận động khiến béo phì và các bệnh chuyển hóa tăng mạnh, tất cả đều là yếu tố nguy cơ của bệnh thận".

Khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, hệ quả không chỉ là chi phí điều trị cao ngất ngưởng, mà còn kéo theo hàng loạt hệ lụy về tinh thần, chất lượng sống, khả năng sinh sản và năng lực lao động. Với người trẻ, suy thận mạn là một "bản án treo" khiến họ đánh mất tương lai.

Một khi đã bước vào giai đoạn cuối, nhiều bệnh nhân phải sống phụ thuộc vào lọc máu suốt đời. Khoảng 80% bệnh nhân chọn lọc máu chu kỳ, mỗi tuần ba buổi. "Họ gần như không còn thời gian để học hành hay làm việc. Tương lai của những bệnh nhân này bị khép lại rất nhiều", TS Nghiêm Trung Dũng chia sẻ.

Ths.BSCKII, Nguyễn Đăng Quốc cho biết: “Qua kinh nghiệm lâm sàng, chúng tôi nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến các bệnh lý về thận – tiết niệu ở người trẻ. Trong đó có lối sống thiếu lành mạnh như ăn quá nhiều chất đạm, sử dụng thực phẩm nhanh, ngọt, chứa nhiều muối; ít vận động thể chất; sinh hoạt không điều độ… Những yếu tố này dễ dẫn tới tình trạng béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp – tất cả đều là nguyên nhân tiềm tàng gây tổn thương thận”.

Theo Ths.BSCKII Nguyễn Đăng Quốc, thực tế chưa có nghiên cứu nào xác định cụ thể loại thực phẩm nào chắc chắn gây ra suy thận. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng thận là cơ quan đào thải chất độc chính của cơ thể. Vì vậy, nếu các chất độc tích tụ vượt quá khả năng lọc của thận, thì dần dần chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời hoặc tiếp tục dùng thực phẩm và thuốc không phù hợp, thì rất có thể một ngày nào đó sẽ phải đối mặt với các bệnh lý thận nghiêm trọng.

Các chuyên gia khuyến cáo để loại trừ bệnh thận mạn tính, mọi người cần làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm chức năng thận.

Ngoài ra, trong sinh hoạt, ăn uống cần tạo thói quen giảm muối, uống đủ nước, hạn chế thức ăn nhanh, ngủ đúng giờ, vận động thường xuyên, không hút thuốc, hạn chế rượu bia và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

co_gai_chay_than.jpg

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm

VOV.VN - Chỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời. Cú sốc không chỉ cướp đi sức khỏe mà còn khiến cô chấp nhận chia tay mối tình 9 năm để người yêu không bị ràng buộc bởi bệnh tật. Câu chuyện là lời cảnh tỉnh cho những ai còn chủ quan với việc thăm khám sức khỏe định kỳ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Báo động tình trạng suy thận gia tăng ở người trẻ
Báo động tình trạng suy thận gia tăng ở người trẻ

VOV.VN - Không còn là căn bệnh của người cao tuổi, suy thận ngày càng xuất hiện ở những người trẻ, đáng tiếc là phần lớn trong số họ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối.

Báo động tình trạng suy thận gia tăng ở người trẻ

Báo động tình trạng suy thận gia tăng ở người trẻ

VOV.VN - Không còn là căn bệnh của người cao tuổi, suy thận ngày càng xuất hiện ở những người trẻ, đáng tiếc là phần lớn trong số họ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối.

Những thói quen dễ dẫn đến suy thận, nhiều người làm mỗi ngày mà không biết
Những thói quen dễ dẫn đến suy thận, nhiều người làm mỗi ngày mà không biết

VOV.VN - Thận là cơ quan vô cùng quan trọng, đóng vai trò như "bộ lọc" của cơ thể, giúp loại bỏ chất thải và duy trì sự cân bằng nội môi. Tuy nhiên, nhiều thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại lại đang âm thầm "bào mòn" sức khỏe của thận, dẫn đến nguy cơ suy thận nghiêm trọng.

Những thói quen dễ dẫn đến suy thận, nhiều người làm mỗi ngày mà không biết

Những thói quen dễ dẫn đến suy thận, nhiều người làm mỗi ngày mà không biết

VOV.VN - Thận là cơ quan vô cùng quan trọng, đóng vai trò như "bộ lọc" của cơ thể, giúp loại bỏ chất thải và duy trì sự cân bằng nội môi. Tuy nhiên, nhiều thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại lại đang âm thầm "bào mòn" sức khỏe của thận, dẫn đến nguy cơ suy thận nghiêm trọng.

Diễn viên Ngân Hòa đóng phim "Mai" bị suy thận giai đoạn cuối
Diễn viên Ngân Hòa đóng phim "Mai" bị suy thận giai đoạn cuối

VOV.VN - Diễn viên Ngân Hòa, đóng phim "Vua bánh mì", "Giấc mơ của mẹ", "Mai", mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối, hiện tình trạng sức khỏe yếu, nhưng không đủ kinh phí ghép thận.

Diễn viên Ngân Hòa đóng phim "Mai" bị suy thận giai đoạn cuối

Diễn viên Ngân Hòa đóng phim "Mai" bị suy thận giai đoạn cuối

VOV.VN - Diễn viên Ngân Hòa, đóng phim "Vua bánh mì", "Giấc mơ của mẹ", "Mai", mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối, hiện tình trạng sức khỏe yếu, nhưng không đủ kinh phí ghép thận.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao