111111

Sửa đổi chính sách hỗ trợ lao động dân tộc thiểu số để gỡ nút thắt, tạo động lực

VOV.VN - Ngày 18/6, tại Đắk Lắk, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn-Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo tham vấn sửa đổi Quyết định 42/2012, Quyết định 64/2015 của Thủ tướng – 2 chính sách nhằm hoàn thiện cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

 

Sau hơn một thập kỷ triển khai, Quyết định 42/2012 và Quyết định 64/2015 đã hỗ trợ hơn 569.000 lượt lao động dân tộc thiểu số, với tổng ngân sách hơn 1.270 tỷ đồng. Các chính sách này đã góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương còn khó khăn.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cũng bộc lộ nhiều hạn chế: phạm vi áp dụng còn hẹp khi mới chỉ có 13/25 địa phương thực hiện hỗ trợ; mức hỗ trợ thấp, thời hạn ngắn; thủ tục hành chính rườm rà khiến doanh nghiệp khó tiếp cận; chính sách chưa bao phủ các lĩnh vực như chế biến nông sản. Trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi nhanh chóng, việc sửa đổi hai quyết định trên trở thành yêu cầu cấp thiết.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thẳng thắn đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách theo hướng thiết thực và khả thi hơn. Bà Lương Thị Oanh, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp Ea Wy (xã Ea Wy, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ, Hợp tác xã có nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nhiều lao động là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mức hỗ trợ hiện nay còn thấp, việc tổ chức các lớp đào tạo chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương nên không thu hút được người lao động tham gia. Chính sách sửa đổi cần quan tâm hơn nữa đến đặc điểm, đặc thù của lao động dân tộc thiểu số. 

Bà Oanh đề xuất: “Một khóa đào tạo được hỗ trợ 5 đến 7 triệu đồng, nhưng nếu kéo dài 3 tháng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động – vốn là trụ cột chính trong gia đình. Tôi đề xuất tổ chức đào tạo tại địa phương, gần nơi sinh sống và làm việc, để người lao động vừa học, vừa có thể tiếp tục lao động”.

Bà Huỳnh Thị Liên Hoa, Phụ trách Phòng Phân vùng – Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, chính sách hiện nay còn quá nhiều thủ tục, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn: “Yêu cầu chứng minh đối tượng là người dân tộc thiểu số khá phức tạp. Thông tin này hiện không có trong căn cước công dân, nên doanh nghiệp phải xác minh thêm và bổ sung nhiều hồ sơ. Trong bối cảnh cải cách thủ tục hành chính, chính sách cần rút gọn tối đa, miễn là vẫn bảo đảm được quản lý chặt chẽ. Với chuyển đổi số hiện nay, nếu cơ quan quản lý cùng vào cuộc thì có thể hỗ trợ doanh nghiệp rất hiệu quả”.

Nhiều đại biểu cũng đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng, cập nhật địa bàn hỗ trợ xuống cấp xã để phù hợp hơn với thực tiễn; đồng thời, chính sách cần được thiết kế đồng bộ với các luật và chương trình phát triển nông thôn khác. Cùng với đó, cần bổ sung tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng lao động sau hỗ trợ, thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp – hợp tác xã – chính quyền địa phương, bảo đảm yếu tố bền vững trong đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số.

Hội thảo được xem là bước tham vấn quan trọng, góp phần hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định 42/2012 và Quyết định 64/2015 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong thời gian tới. Mục tiêu hướng đến là xây dựng một chính sách nhân văn, thực chất, đồng bộ, tạo động lực lâu dài cho khu vực tư nhân trong việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tình hình mới. 

Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn  khẳng định: “Chúng tôi sẽ nghiên cứu tham mưu để có một gói hỗ trợ tổng hợp, triển khai theo cơ chế một cửa, nhằm hiện thực hóa chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế người ta tiếp cận các gói chính sách một cách hài hoà nhất”.

dao_tao_nghe_nong_thon_3.jpg

Đào tạo nghề nông thôn giúp người dân tộc thiểu số thêm hướng thoát nghèo

VOV.VN - Trong những năm qua, tỉnh Gia Lai đã triển khai hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt chú trọng đến đối tượng thanh niên dân tộc thiểu số. Đây là giải pháp thiết thực giúp bà con tìm được việc làm và nâng cao thu nhập. Qua đó  đóng góp đáng kể vào công tác giảm nghèo ở địa phương. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Đầu tư dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải hiệu quả, tránh dàn trải
Đầu tư dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải hiệu quả, tránh dàn trải

VOV.VN - Sáng nay (6/6), UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025).

Đầu tư dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải hiệu quả, tránh dàn trải

Đầu tư dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải hiệu quả, tránh dàn trải

VOV.VN - Sáng nay (6/6), UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025).

Hình mẫu làng nông thôn mới trong vùng dân tộc thiểu số Gia Lai
Hình mẫu làng nông thôn mới trong vùng dân tộc thiểu số Gia Lai

VOV.VN - Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được tỉnh Gia Lai đặc biệt quan tâm.

Hình mẫu làng nông thôn mới trong vùng dân tộc thiểu số Gia Lai

Hình mẫu làng nông thôn mới trong vùng dân tộc thiểu số Gia Lai

VOV.VN - Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được tỉnh Gia Lai đặc biệt quan tâm.

Đồng bào dân tộc thiểu số Khánh Hòa tự tin vươn lên nhờ chính sách đúng
Đồng bào dân tộc thiểu số Khánh Hòa tự tin vươn lên nhờ chính sách đúng

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa đã chủ động lồng ghép rất hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cùng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đồng bào dân tộc thiểu số Khánh Hòa tự tin vươn lên nhờ chính sách đúng

Đồng bào dân tộc thiểu số Khánh Hòa tự tin vươn lên nhờ chính sách đúng

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa đã chủ động lồng ghép rất hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cùng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao