111111

Số học sinh tăng cao, các tỉnh Đông Nam Bộ kiến nghị không giảm biên chế giáo viên

VOV.VN - Một số địa phương khu vực Đông Nam Bộ kiến nghị kiến nghị các Bộ ngành xem xét, tham mưu không thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục, đặc biệt đối với những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhằm đảm bảo đội ngũ đáp ứng nhu cầu học sinh tăng hàng năm rất cao.

Hôm nay (18/4), tại tỉnh Bình Dương, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chia sẻ về mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết sẽ bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển giáo dục và chất lượng giáo dục, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong giáo dục.

Thành phố cũng tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo. Phát huy hiệu quả trường chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế". 100% trường học trên địa bàn Thành phố phấn đấu xây dựng theo mô hình trường học thông minh.

Về đội ngũ giáo viên, Thành phố sẽ xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý và đồng bộ về cơ cấu đội ngũ, đạt chuẩn nghề nghiệp. Thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng giáo viên mầm non, phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đổi mới mô hình, phương thức đào tạo giáo viên, gắn việc đào tạo trong các trường sư phạm với hoạt động thực tiễn tại các trường học; thực hiện đào tạo giáo viên theo cơ chế đặt hàng; sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có.

Để phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề cập tới 5 giải pháp của địa phương này gồm thực hiện quy hoạch, định hướng, dự báo phát triển giáo dục và đào tạo đảm bảo bao quát, phù hợp với thực tiễn và khả thi. Đảm bảo quy hoạch quỹ đất cho phát triển giáo dục và đào tạo. Thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Để hỗ trợ giáo dục và đào tạo của vùng và địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị các bộ ngành xem xét, tham mưu không thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục, đặc biệt đối với các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp nhằm đảm bảo đội ngũ đáp ứng nhu cầu học sinh tăng hàng năm rất cao. Bộ GD-ĐT sớm tham mưu Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục giáo dục đào tạo tạo giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045; Quy hoạch mạng lưới đại học, mạng lưới các trung tâm giáo dục hòa nhập đến năm 2030 theo Luật Quy hoạch để làm cơ sở cho các địa phương phát triển các cơ sở giáo dục phù hợp với đặc thù của tỉnh và tính liên kết của vùng.

Trao đổi về một số vấn đề đang đặt ra với giáo dục Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, vấn đề của giáo dục Bình Phước hiện nay là thiếu cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị; thiếu giáo viên, còn nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn, chưa cân đối về cơ cấu; chưa nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư để phát triển giáo dục ngoài công lập; chưa có trường đại học đóng trên địa bàn; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng gặp khó khăn.

Bà Trần Tuyết Minh cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT cần xem xét việc tinh giản biên chế giáo dục; chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên, nhất là giáo viên mầm mon đang công tác ở vùng sâu vùng xa; chế độ ưu tiên cho học sinh khó khăn về tiếp cận sách giáo khoa mới; quan tâm hỗ trợ Bình Phước quy hoạch phát triển giáo dục đại học… là những kiến nghị của tỉnh Bình Phước. 

Phát triển đội ngũ giáo viên cần đi trước một bước

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh 5 vấn đề cấn tập trung để phát triển giáo dục và đào tạo. Phó Thủ tướng cho rằng cần có triết lý mới, nhận thức mới về đầu tư cho giáo dục, chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phương thức dạy và học… trên cơ sở khoa học, dân chủ, tiếp thu kinh nghiệm của thế giới, phù hợp với thực tiễn của đất nước.

Ngành giáo dục phải quy hoạch mạng lưới hệ thống giáo dục các cấp trên cơ sở quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương, có đủ không gian giảng dạy dạy kiến thức văn hoá, thể dục thể thao, đào tạo nghề… nhằm phát triển toàn diện năng lực, kỹ năng của học sinh; định hướng nghề nghiệp phù hợp; góp phần phát hiện và đào tạo nhân tài.

Về phát triển đội ngũ giáo viên, Phó Thủ tướng cho rằng cần "đi trước một bước "trong đổi mới nội dung, mục tiêu, phương pháp đào tạo, cập nhật kiến thức, để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Về vấn đề chính sách xã hội hoá giáo dục, Phó Thủ tướng nêu quan điểm, Nhà nước chỉ đầu tư, quản lý những gì cần quản lý, đồng thời mở ra không gian sáng tạo, đổi mới chính sách để thu hút, huy động các nguồn lực xã hội vào lĩnh vực giáo dục. Chính sách cho giáo dục không phân biệt công lập và tư nhân.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu liên thông trong hệ thống giáo dục, dạy nghề (trung cấp nghề nghiệp, cao đẳng lên đến đại học, sau đại học) để khuyến khích học tập suốt đời, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thế giới kết nối, chia sẻ, ngành giáo dục phải phát huy nội lực, chú trọng thu hút các nhà khoa học, nhân tài là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài. Đồng thời, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy ngoại ngữ - đây là "giấy thông hành", "hành trang" để lao động Việt Nam hội nhập ra thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khẩn trương tuyển thêm 27.850 biên chế giáo viên cho năm học 2022-2023
Khẩn trương tuyển thêm 27.850 biên chế giáo viên cho năm học 2022-2023

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023.

Khẩn trương tuyển thêm 27.850 biên chế giáo viên cho năm học 2022-2023

Khẩn trương tuyển thêm 27.850 biên chế giáo viên cho năm học 2022-2023

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023.

Thanh Hóa bổ sung 1.681 chỉ tiêu biên chế giáo viên
Thanh Hóa bổ sung 1.681 chỉ tiêu biên chế giáo viên

VOV.VN - Năm học 2022 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được giao bổ sung 1.681 biên chế giáo viên. Trong đó, cấp mầm non là 818 biên chế, tiểu học 695 biên chế, trung học cơ sở 137 biên chế và trung học phổ thông là 31 biên chế.

Thanh Hóa bổ sung 1.681 chỉ tiêu biên chế giáo viên

Thanh Hóa bổ sung 1.681 chỉ tiêu biên chế giáo viên

VOV.VN - Năm học 2022 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được giao bổ sung 1.681 biên chế giáo viên. Trong đó, cấp mầm non là 818 biên chế, tiểu học 695 biên chế, trung học cơ sở 137 biên chế và trung học phổ thông là 31 biên chế.

Năm 2022 cần bổ sung 27.850 biên chế giáo viên 
Năm 2022 cần bổ sung 27.850 biên chế giáo viên 

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, một trong trong những ngành chịu áp lực nhất về biên chế hiện nay là giáo dục. Bởi vậy, năm 2022 cần bổ sung 27.850 biên chế giáo viên. Nếu không giải quyết được, đây sẽ là một vấn đề bức xúc của xã hội.

Năm 2022 cần bổ sung 27.850 biên chế giáo viên 

Năm 2022 cần bổ sung 27.850 biên chế giáo viên 

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, một trong trong những ngành chịu áp lực nhất về biên chế hiện nay là giáo dục. Bởi vậy, năm 2022 cần bổ sung 27.850 biên chế giáo viên. Nếu không giải quyết được, đây sẽ là một vấn đề bức xúc của xã hội.

Khó giải bài toán thiếu giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế
Khó giải bài toán thiếu giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế

VOV.VN - Mặc dù các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như dồn dịch trường, lớp, bố trí, sắp xếp, điều chuyển giáo viên... nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn không thể khắc phục, nhất là khi các địa phương vừa phải giải quyết bài toán thiếu giáo viên lại vừa phải thực hiện tinh giản biên chế

Khó giải bài toán thiếu giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế

Khó giải bài toán thiếu giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế

VOV.VN - Mặc dù các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như dồn dịch trường, lớp, bố trí, sắp xếp, điều chuyển giáo viên... nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn không thể khắc phục, nhất là khi các địa phương vừa phải giải quyết bài toán thiếu giáo viên lại vừa phải thực hiện tinh giản biên chế

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao