111111

Sáng tạo trong xử lý rác thải ở nông thôn mới

VOV.VN - Xử lý rác thải sinh hoạt là vấn đề không dễ trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

 

Đối với huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - địa phương vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới, những mô hình hay, những ý tưởng sáng tạo đã gỡ khó vấn đề này. Từ đây, rác thải sinh hoạt đã được xử lý theo đúng quy trình, diện mạo nông thôn càng xanh, sạch, đẹp.

Trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Bình, nếu như ở giai đoạn đầu, tiêu chí về thu nhập và cơ sở hạ tầng được chú trọng nhiều hơn thì ở giai đoạn sau, đặc biệt là giai đoạn 2021-2025, huyện đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân.

Do đó, công tác bảo vệ môi trường được triển khai sâu rộng đến từng cơ quan, đoàn thể, cộng đồng và từng người dân. Các tổ dân phố, thôn, xóm, hộ gia đình đã thực hiện xây dựng và ký hương ước, quy ước trong giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa gắn với các phong trào thi đua, cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch; 6 không, 6 sạch”; phong trào “Toàn dân thu gom rác thải tại nguồn”....

Chị Ngô Thị Thắm, người dân xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình chia sẻ: "Gia đình chúng tôi cũng như tất cả mọi người đều muốn nhà mình, môi trường ở phải gọn gàng, sạch sẽ; khu vườn cũng phải gọn gàng".

Những mô hình nhà sạch, vườn đẹp, những hàng hoa, cây cảnh được trồng xung quanh nơi sinh sống được các gia đình ở Yên Bình hết sức quan tâm. Đến các xã nông thôn mới nơi đây cũng không khó để bắt gặp hình ảnh từ cán bộ đến người dân mỗi người một phần việc tham gia vệ sinh môi trường, làm đẹp đường đi lối lại. Ông Chu Quốc Phòng, Bí thư Chi bộ thôn Lem, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình chia sẻ: "Một tháng hai đợt chúng tôi cứ thường xuyên làm, bà con đi tham gia rất là đông, có ý thức và trách nhiệm. Cán bộ huyện, xã rồi giáo viên các nhà trường tham gia thì bà con thấy rất là phấn khởi...".

Công trình lò đốt chất thải rắn sinh hoạt xã Vĩnh Kiên, được huyện Yên Bình đưa vào hoạt động hơn 2 tháng nay với công suất thiết kế đạt 1 tấn/giờ. Hiện mỗi ngày lò đốt này xử lý khoảng 6 tấn rác thải sinh hoạt. Để đảm bảo an toàn, tránh ô nhiễm về khói, bụi, lò đốt còn  được trang bị hệ thống xử lý khí thải với các thiết bị xử lý khí sơ cấp, thứ cấp và thiết bị hấp thụ khí độc hại. Hệ thống ống khói có đường kính rộng để xử lý khói triệt để, còn than muội được xử lý bằng bể lắng. Lò đốt được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề chất thải rắn sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân ở 8 xã trên địa bàn huyện Yên Bình.

Ông Nguyễn Duy Tiệp, cán bộ Ban Quản lý dự án huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho biết: "Hiện tại rác thải được đưa về lò đốt rác tại xã Vĩnh Kiên chủ yếu là rác thải rắn sinh hoạt. Rác đưa về thì những loại rác tái chế như chai lọ thì được phân loại ra; rác thải còn lại thì đưa vào lò đốt. Qua hệ thống xử lí rác này thì rác được đốt cháy thành tro và xỉ".

Để vận hành và khai thác tối đa công suất hoạt động của lò đốt rác, việc phân loại rác thải tại nguồn đóng vai trò quan trọng. Do vậy, các địa phương nằm trong dự án đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực phân loại chất thải thành 3 loại gồm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm hữu cơ và chất thải rắn sinh hoạt khác như cây, dây leo, thiết bị điện tử hỏng, vỏ chai, lọ, thủy tinh...

Bà Phạm Thị Phương, thôn Đồng Đầm, xã Vĩnh Kiên cho biết, hiện gia đình đã thực hiện phân loại rác thải đúng hướng dẫn. Nếu như trước đây các loại chai lọ, rác thải được đổ ra vườn thì nay bà Phương đã chia thành 3 thùng để phân loại và được các tổ thu gom rác chở đi xử lý tại lò đốt rác trên địa bàn xã. Cũng nhờ phân loại rác này mà gia đình bà Phương có thêm nguồn phân hữu cơ để bón cho cây trồng, nhờ phương pháp tự ủ phân bón vi sinh từ rác thải hữu cơ.

"Thu gom rác thải xong tôi phân loại, đem ủ để tưới cho rau, cây cảnh. Tôi thấy rất tiện ích, thứ nhất là nó không có mùi, thứ hai là không mất tiền mua phân ngoài thị trường họ bán. Tôi dùng tôi thấy rất là hiệu quả"- bà Phương nói.

Tại Yên Bái, thống kê năm 2023 cho thấy, mỗi ngày toàn tỉnh phát sinh trên 480 tấn chất thải rắn sinh hoạt, tương đương gần 178.000 tấn/năm. Với hơn 20 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì trên 90% rác thải được thu gom, xử lý. Điều này cho thấy sự nỗ lực của các địa phương, trong đó có huyện Yên Bình trong việc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của người dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lúng túng xử lý rác cồng kềnh
Lúng túng xử lý rác cồng kềnh

VOV.VN - Đến hẹn lại lên, cứ đến dịp cuối năm dọn dẹp nhà cửa, những bãi rác tự phát lại xuất hiện khắp nơi trong phố, ngổn ngang đủ loại rác cồng kềnh như: giường, tủ, bàn ghế hết “đát”. Người dân không đổ trộm thì đốt ngay tại vỉa hè. Loại rác này còn khiến nhân viên thu gom, xử lý rác “méo mặt”.

Lúng túng xử lý rác cồng kềnh

Lúng túng xử lý rác cồng kềnh

VOV.VN - Đến hẹn lại lên, cứ đến dịp cuối năm dọn dẹp nhà cửa, những bãi rác tự phát lại xuất hiện khắp nơi trong phố, ngổn ngang đủ loại rác cồng kềnh như: giường, tủ, bàn ghế hết “đát”. Người dân không đổ trộm thì đốt ngay tại vỉa hè. Loại rác này còn khiến nhân viên thu gom, xử lý rác “méo mặt”.

Hàng loạt điểm đen chân rác đường phố Hà Nội bị xóa sổ nhờ cách làm này
Hàng loạt điểm đen chân rác đường phố Hà Nội bị xóa sổ nhờ cách làm này

VOV.VN - Rác sinh hoạt, nhất là rác thải cồng kềnh không được dọn dẹp ngay trong ngày lưu cữu trên đường phố lâu ngày trở thành những điểm chân rác không mong muốn gây mất mỹ quan đô thị

Hàng loạt điểm đen chân rác đường phố Hà Nội bị xóa sổ nhờ cách làm này

Hàng loạt điểm đen chân rác đường phố Hà Nội bị xóa sổ nhờ cách làm này

VOV.VN - Rác sinh hoạt, nhất là rác thải cồng kềnh không được dọn dẹp ngay trong ngày lưu cữu trên đường phố lâu ngày trở thành những điểm chân rác không mong muốn gây mất mỹ quan đô thị

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao