111111

Sắc xanh bên dòng kênh Đôi Quận 8, TP.HCM

VOV.VN - 5 năm thực hiện Chỉ thị của Thành ủy TPHCM về thực hiện Cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”… môi trường sống tại nhiều địa phương trên địa bàn TP đã thay đổi. Những khu vực là điểm đen ô nhiễm môi trường đã được xanh hóa, mang lại không gian sống tốt hơn cho người dân.

Bãi rác “biến” thành công viên “mini”

Đến khu đất số 3189 nằm trên địa bàn phường 7, Quận 8 hôm nay, ai cũng ngạc nhiên, bởi đây không còn là bãi tập kết rác tự phát, bốc mùi hôi thối mà trở thành vườn cây dược liệu. Có được kết quả trên là nhờ nỗ lực, sự chung tay của người dân địa phương để di dời rác thải, cải tạo bãi rác.

Bà Lê Thị Tuyết, Bí thư Chi bộ khu phố 4, Phường 7, Quận 8 cho biết, không chỉ bãi rác tự phát 3189 mà nhờ nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân, sự tiên phong gương mẫu của lực lượng cán bộ, công chức nên 6 bãi rác tự phát trong các khu dân cư đã bỗng chốc biến thành những công viên nhỏ. Bà con còn huy động sự đóng góp hàng trăm triệu đồng để xanh hóa công viên và lắp đặt các thiết bị tập thể dục hàng ngày.

“Từ công viên này tôi thấy lan tỏa đi nhiều khu phố khác. Thật sự nơi mình ở đi đến đâu thì mình rất tự hào vì đường phố sạch, trước nhà thì có cây xanh. Quan trọng nhất là ý thức, mọi người đều tự giác đóng tiền rác để cho công ty dịch vụ công ích họ thu gom rác. Ở khu sông nước như Quận 8, đây sự chuyển biến rất là mạnh mẽ trong suy nghĩ của người dân so với trước”, bà Tuyết nói.

Cách đây 3 năm khu đất trống số 366 nằm trên đường Bùi Minh Trực, phường 6, quận 8 là cũng là điểm đen ô nhiễm, sình lầy bởi rác thải sinh hoạt của người dân. Nhờ thực hiện tuyên truyền vận động "người dân không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước" mà cảnh quan nơi đây đã thay đổi. 

Ông Phạm Hồng Vũ, Phó Chủ tịch UBND phường 6 cho biết, đến thời điểm này địa phương đã xanh hóa 4 bãi rác, khu đất trống để làm điểm trồng cây, nơi tập thể dục vui chơi cho người già và trẻ em. Mặc dù diện tích các công viên không lớn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân đô thị.

“Cuối tuần bà con thường tập hợp lại rồi quét từng con hẻm, từ đó những con hẻm ngày càng sạch đẹp hơn. Bà con bỏ thói quen vứt rác bừa bãi rồi, mình đã chuyển hóa được ý thức của bà con. Qua tuyên truyền thì tình trạng vứt rác xuống kênh cũng giảm, nhất là những hộ thường xuyên vứt rác xuống kênh rạch”, ông Phạm Hồng Vũ cho hay.

Xóa 135 điểm đen môi trường

Do đặc thù là địa bàn nhiều kênh rạch, cùng với quá trình đô thị hóa nhanh, lượng người dân nhập cư sinh sống trên địa bàn đông nên nhiều năm qua, Quận 8 phải dành nhiều nguồn lực cho hoạt động dịch vụ công ích để dọn vệ sinh đường phố, khu dân cư. Đặc biệt là các hoạt động chống ngập, triều cường và vớt rác trên hai tuyến kênh lớn là: Tàu Hủ và Kênh Đôi…

5 năm qua, Quận 8 đã chuyển hóa dứt điểm 135/135 điểm mất vệ sinh môi trường, duy trì công tác giám sát vệ sinh môi trường. Quận cũng đã chuyển hóa được 59 điểm đen về rác thải thành khu vực trồng cây xanh, vườn rau, khu vui chơi cho trẻ em…

Theo bà Trần Thanh Hà, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 8, TPHCM, với quyết tâm nâng tiêu chuẩn, mức sống, trong đó có vấn đề về môi trường, Quận 8 đã triển khai nhiều mô hình lấy người dân làm trung tâm để hướng đến mục tiêu đến năm 2024, toàn bộ 97 khu phố của quận đạt tiêu chí khu dân cư sạch, đẹp; 1.000 khu dân cư được nâng cao chất lượng sống… 

Các mô hình này đã và đang tạo ra những kết quả cụ thể, rõ nhất là tại các khu dân cư, khu vực công cộng, nhiều mảng xanh, công viên đã mọc lên thay thế các bãi rác tự phát. Quan trọng hơn, các cuộc vận động đã từng bước thay đổi, nâng cao ý thức của người dân thành phố về vấn đề bảo vệ môi trường.

Bà Trần Thanh Hà cho biết, thời gian tới, chính quyền và các đoàn thể địa phương sẽ vận động cũng như thực hiện việc di dời nhiều khu dân cư ven sông để chỉnh trang thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị: “Hiện, Quận 8 đang tập trung cho những dự án bờ Bắc, bờ Nam kênh Đôi… Tuy nhiên, khối lượng nhà ở trên và ven kênh rạch rất lớn, cho nên cần sự đầu tư kinh phí cũng nhiều. Cũng đang chờ các dự án được khởi động để Quận 8 thay đổi hoàn toàn bộ mặt và có những bước phát triển vượt bật hơn”. 

Quận 8 cùng các địa phương trên địa bàn TP.HCM đặt mục tiêu quan trọng nhất là phải duy trì các khu dân cư sạch đẹp, làm sao để việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung đi vào tiềm thức và ý thức mỗi người dân, hướng tới mục tiêu cuối cùng là TP.HCM sạch - đẹp, văn minh, đời sống người dân văn hóa, nghĩa tình và ngày càng tốt hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thay đổi ứng xử với rác thải trên biển và đại dương
Thay đổi ứng xử với rác thải trên biển và đại dương

VOV.VN - Nhằm hiện thực hóa Luật Bảo vệ môi trường 2020 vào thực tiễn, hướng đến môi trường xanh - sạch - đẹp cần thay đổi ứng xử với rác thải trên biển và đại dương.

Thay đổi ứng xử với rác thải trên biển và đại dương

Thay đổi ứng xử với rác thải trên biển và đại dương

VOV.VN - Nhằm hiện thực hóa Luật Bảo vệ môi trường 2020 vào thực tiễn, hướng đến môi trường xanh - sạch - đẹp cần thay đổi ứng xử với rác thải trên biển và đại dương.

Rác thải là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Rác thải là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

VOV.VN - Có rất nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong đó có vấn đề rác thải.

Rác thải là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Rác thải là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

VOV.VN - Có rất nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong đó có vấn đề rác thải.

Xử lý rác thải - bài toán khó cần sự quyết tâm
Xử lý rác thải - bài toán khó cần sự quyết tâm

VOV.VN - Bên cạnh những khó khăn, vướng mắc về vốn đầu tư, cơ sở pháp lý, các cơ chế chính sách, hỗ trợ khuyến khích đối với nhà đầu tư trong việc thu gom, xử lý rác thải, thì tại một số cơ quan, đơn vị và cá nhân ở các địa phương chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm, vai trò của mình.

Xử lý rác thải - bài toán khó cần sự quyết tâm

Xử lý rác thải - bài toán khó cần sự quyết tâm

VOV.VN - Bên cạnh những khó khăn, vướng mắc về vốn đầu tư, cơ sở pháp lý, các cơ chế chính sách, hỗ trợ khuyến khích đối với nhà đầu tư trong việc thu gom, xử lý rác thải, thì tại một số cơ quan, đơn vị và cá nhân ở các địa phương chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm, vai trò của mình.

Mỗi ngày xử lý hơn 500 tấn rác thải sau lũ ở Thừa Thiên Huế
Mỗi ngày xử lý hơn 500 tấn rác thải sau lũ ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Sau mưa lũ, tại tỉnh Thừa Thiên Huế phát sinh một lượng lớn rác thải và bùn đất trên các tuyến đường, công trình công cộng và các sông, suối.

Mỗi ngày xử lý hơn 500 tấn rác thải sau lũ ở Thừa Thiên Huế

Mỗi ngày xử lý hơn 500 tấn rác thải sau lũ ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Sau mưa lũ, tại tỉnh Thừa Thiên Huế phát sinh một lượng lớn rác thải và bùn đất trên các tuyến đường, công trình công cộng và các sông, suối.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao