111111

Quảng Nam: Rút giấy phép, cấm khai thác khoáng sản các doanh nghiệp vi phạm liên tục

VOV.VN - Công tác quản lý khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng tại tỉnh Quảng Nam còn bất cập dẫn đến việc các doanh nghiệp được cấp phép khai thác thao túng thị trường, đẩy giá cát liên tục tăng; khai thác vượt trữ lượng được cấp phép, gây thất thoát ngân sách nhà nước. Tỉnh Quảng Nam sẽ triển khai các giải pháp cứng rắn nhằm chấn chỉnh hoạt động này.

 

Sau hơn một tháng đóng cửa, 4 mỏ cát tại 2 huyện Đại Lộc và Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã hoạt động trở lại. Dù không còn tấp nập như thời điểm trước Tết Nguyên Đán nhưng bãi tập kết cát dưới chân cầu Giao Thuỷ, huyện Đại Lộc có nhiều phương tiện ra vào. Trên bến, những chiếc xe múc chậm rãi chuyển cát từ ghe đưa lên vun thành đống.

Mỏ cát Pha Lê, tại thôn Hội Khách, xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc của Công ty TNHH Pha Lê được cấp phép khai thác, mở cửa hoạt động trở lại sớm nhất trong số 4 mỏ cát tạm dừng hoạt động trước đó. Tuy nhiên, hoạt động khai thác cát tại đây chỉ mức vừa phải, trên bến có vài xà lan và xe múc hoạt động. Theo đại diện Công ty TNHH Pha Lê, hiện mỗi ngày có khoảng 20 xe tải ra vào bến vận chuyển cát với khối lượng khoảng 300m3/ngày, chủ yếu là những doanh nghiệp và người dân có nhu cầu xây dựng trên địa bàn các huyện phía Bắc tỉnh Quảng Nam.

Đại diện Công ty TNHH Pha Lê khẳng định sẽ thực hiện đúng quy định trong quá trình khai thác.“Hiện nhu cầu khách hàng đăng ký mua cát rất nhiều, nếu chúng tôi nhận hết các đơn hàng thì sẽ không đủ công suất khai thác, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Chúng tôi chủ yếu bán cho khách hàng tại địa phương thôi. Việc khan hiếm cát trên thị trường hiện nay là do nguồn cát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không đủ để cung cấp cho thị trường. Chúng tôi cam đoan sẽ niêm yết giá bán ngay tại mỏ này, chỉ bán giá 150 ngàn đồng/m3 cát.”

Từng điêu đứng vì các mỏ cát đồng loạt “án binh bất động”, những ngày qua, các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đẩy nhanh tiến độ thi công. Anh Nguyễn Tùng, ở xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc khai móng làm nhà vào đầu tháng 2 vừa qua. Thời điểm đó, giá cát tăng gần như gấp đôi so với trước Tết Nguyên Đán nhưng vẫn không tìm được nguồn cát để mua nên sau khi sau khai móng xong, anh Tùng đành tạm dừng việc xây nhà.

Anh Nguyễn Tùng vui mừng khi từ cuối tháng 2, các đại lý cát mở bán trở lại, giá cát cũng thấp hơn so với trước: “Tôi động thổ làm nhà vào đầu tháng 2, lúc đó giá cát xây dựng giao động từ 400 ngàn đến 450 ngàn/m3. Đến thời điểm này các mỏ cát hoạt động lại, giá cát hiện nay còn 260 ngàn/m3, tôi rất mừng.”

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã triển khai quyết liệt các biện pháp thiết lập lại trật tự khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp xây dựng vẫn hết sức khó khăn do giá cát chưa có dấu hiệu giảm, nguồn cung khan hiếm. Hiện, cát xây dựng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ và huyện Núi Thành vẫn ở mức trên 450 ngàn đồng/m3. Tại khu vực các huyện miền núi Nam Trà My, Bắc Trà My và Tiên Phước cũng ở mức giá 350 ngàn đồng/m3… Nhiều doanh nghiệp nêu thực trạng, vật liệu cát, sỏi, đất, đá… được bán với giá cao gấp nhiều lần so với dự toán Nhà nước nhưng các chủ mỏ vẫn từ chối xuất hoá đơn.

Một doanh nghiệp xây dựng tại huyện Bắc Trà My rất bức xúc trước việc thao túng, “làm giá” của các chủ mỏ: “Hồi trước Tết các chủ mỏ có xuất hoá đơn nhưng sau Tết họ không chịu xuất hoá đơn nữa. Chúng tôi thấy hầu hết các mỏ cát, mỏ đá được khai thác và bán ngoài trữ lượng cấp phép rất nhiều. Ví dụ như trong dự toán công trình chỉ có 200 ngàn/m3 cát, tuy nhiên mình phải mua với giá cao hơn nhiều nhưng lại không có hoá đơn để đảm bảo chứng từ thanh toán sau này theo quy định pháp luật. Dù biết là sai nhưng chúng tôi không còn cách nào khác.”

Tại các buổi làm việc bàn giải pháp siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi, đất đá... các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam đã chỉ rõ những tồn tại, bất cập. Đó là tình trạng một số doanh nghiệp khai thác vượt công suất, ngoài diện tích giấy phép, chậm thực hiện hoàn thổ, phục hồi môi trường sau khai thác. Một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động bán hàng không xuất hóa đơn, xuất hóa đơn với giá trị ghi thấp hơn thực tế thanh toán… Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp có biểu hiện bắt tay nhau găm hàng, thao túng giá.

Đại tá Nguyễn Hà Lai, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, qua điều tra, thu thập tài liệu, dữ liệu khai thác cát của một số doanh nghiệp được cấp phép trên địa bàn 2 huyện Đại Lộc và Duy Xuyên, Công an tỉnh đã phát hiện nhiều vấn đề nổi cộm.

“Công tác quản lý khai thác cát, sỏi của các địa phương và cơ quan chức năng là vô cùng lỏng lẻo gây thất thoát khoáng sản rất lớn. Chúng ta có cả bộ máy và hệ thống giám sát nhưng thực tế thì gần như không giám sát được. Theo quy định thì giá cát niêm yết tại mỏ là 150 ngàn đồng/ m3 nhưng thực tế muốn mua được cát thì phải trả tiền mặt với giá cắt cổ mà không có hoá đơn.” Đại tá Nguyễn Hà Lai nói.

Theo ông Nguyễn Văn Tiếp, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, việc quản lý, giám sát sản lượng khoáng sản khai thác thực tế hiện rất thiếu chặt chẽ. Tại tất cả các mỏ cát, bến bãi tập kết cát đều có lắp đặt hệ thống camera giám sát nhưng thẻ nhớ các camera chỉ lưu trữ tối đa 20 ngày… Nếu quá thời gian này hình ảnh sẽ lưu đè lên nhau, làm mất dữ liệu hình ảnh trước đó. Ông Nguyễn Văn Tiếp nói.

“Hình ảnh ghi lại qua camera không chứng minh được trữ lượng khai thác thực tế tại các mỏ, nếu mà người ta muốn gian dối thì cũng có rất nhiều cách để qua mặt cơ quan chức năng. Cần có giải pháp công nghệ, cũng là giám sát qua camera nhưng thay thế bằng hình thức chuyên nghiệp và thực tế hơn. Việc giám sát này cần giao cho các huyện quản lý thì sẽ chặt chẽ hơn.”

Ngày 3/3 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp về tình hình quản lý, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. UBND tỉnh này yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai thủ tục đấu giá các mỏ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường. Đối với các mỏ đã tổ chức đấu giá phải nhanh chóng thực hiện các thủ tục cấp phép khai thác. UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Công an tỉnh phối hợp theo dõi, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản. Cục Thuế tỉnh cùng với Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong kê khai nộp thuế, xuất hóa đơn bán hàng. Đơn vị nào trung bình 2 năm kê khai thấp hơn 60% công suất nêu trong giấy phép hoặc kinh doanh thua lỗ 2 năm liên tiếp thì thuộc đối tượng ưu tiên kiểm tra, thanh tra trước.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định: “Trong giấy phép khai thác nêu rất rõ: Bao nhiêu xe ở đó, loại xe gì, khai thác vào khung giờ nào, khai thác bao nhiêu? Phải quản lý chặt chẽ những nội dung này. Trách nhiệm của cơ quan thuế đến đâu, các địa phương đến đâu? Cần nghiên cứu biện pháp quản lý hiệu quả hơn, không được mang tính hình thức. Xử lý nghiêm nếu các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản cố tình vi phạm, nhất là đối với các doanh nghiệp vi phạm nhiều lần thì đề nghị thu hồi giấy phép, thậm chí xem xét cấm doanh nghiệp đó hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam luôn.”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khan hiếm cát xây dựng ở Quảng Nam, 1 mỏ cát được đấu giá gấp 50 lần
Khan hiếm cát xây dựng ở Quảng Nam, 1 mỏ cát được đấu giá gấp 50 lần

VOV.VN - Sau khi trúng đấu giá, doanh nghiệp sẽ thăm dò trữ lượng, nhà nước phê duyệt để đánh giá trữ lượng thực tế để làm thủ tục cấp quyền khai thác. 

Khan hiếm cát xây dựng ở Quảng Nam, 1 mỏ cát được đấu giá gấp 50 lần

Khan hiếm cát xây dựng ở Quảng Nam, 1 mỏ cát được đấu giá gấp 50 lần

VOV.VN - Sau khi trúng đấu giá, doanh nghiệp sẽ thăm dò trữ lượng, nhà nước phê duyệt để đánh giá trữ lượng thực tế để làm thủ tục cấp quyền khai thác. 

Quốc lộ 1A ở Quảng Nam ngập sâu, giao thông chia cắt
Quốc lộ 1A ở Quảng Nam ngập sâu, giao thông chia cắt

VOV.VN -  Mưa lớn kéo dài trong hai ngày qua, tuyến Quốc lộ 1A  đoạn qua xã Bình An, huyện Thăng Bình đến xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam bị ngập sâu, ách tắc giao thông cục bộ.

Quốc lộ 1A ở Quảng Nam ngập sâu, giao thông chia cắt

Quốc lộ 1A ở Quảng Nam ngập sâu, giao thông chia cắt

VOV.VN -  Mưa lớn kéo dài trong hai ngày qua, tuyến Quốc lộ 1A  đoạn qua xã Bình An, huyện Thăng Bình đến xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam bị ngập sâu, ách tắc giao thông cục bộ.

Quảng Nam: Khan hiếm cát xây dựng, có hay không việc làm giá?
Quảng Nam: Khan hiếm cát xây dựng, có hay không việc làm giá?

VOV.VN - Quảng Nam đang đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, cát xây dựng bỗng khan hiếm một cách bất thường do nhiều mỏ dừng hoạt động. Nguồn cung khan hiếm, giá cát được đẩy lên mức cao chưa từng thấy.

Quảng Nam: Khan hiếm cát xây dựng, có hay không việc làm giá?

Quảng Nam: Khan hiếm cát xây dựng, có hay không việc làm giá?

VOV.VN - Quảng Nam đang đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, cát xây dựng bỗng khan hiếm một cách bất thường do nhiều mỏ dừng hoạt động. Nguồn cung khan hiếm, giá cát được đẩy lên mức cao chưa từng thấy.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao